Đề thi khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_khao_sat_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_201.doc
Nội dung text: Đề thi khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
- ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN : NGỮ VĂN 6 – THỜI GIAN: 90 PHÚT I . Trắc nghiệm ( 2đ – Mỗi câu đúng được 0,25đ ) Câu 1: Nhóm văn bản nào sau đây cùng thuộc phương thức biểu đạt chính miêu tả : A .Vượt thác : Sông nước Cà Mau : Sơn Tinh ,Thủy Tinh B. Vượt thác : Buổi học cuối cùng : Sông nước Cà Mau C.Vượt thác : Sông nước Cà Mau : Mưa D .Buổi học cuối cùng : Đêm nay Bác không ngủ : Bài học đường đời đầu tiên . Câu 2: Mục đích của văn miêu tả là gì ? A.Kể lại diễn biến sự việc B.Làm cho hình ảnh sự vật hiện lên sinh động C.Bộc lộ cảm xúc D.Đề đạt nguyện vọng tới người có thẩm quyền giải quyết Câu 3 : Vì sao trong truyện “ Bức tranh của em gái tôi”, người anh lại thấy xấu hổ khi xem tranh của em gái mình? A. Em gái vẽ xấu quá. B. Em gái vẽ đẹp hơn bình thường. C. Em gái vẽ bằng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu. D. Em gái vẽ đôi mắt to quá. Câu 4: Nghệ thuật đặc sắc trong văn bản “ Vượt thác” là gì? A. Dùng nhiều từ gợi hình, dùng phép nhân hóa, so sánh. B. Dùng nhiều từ gợi hình, dùng phép nhân hóa. C. Dùng nhiều từ gợi hình, dùng phép so sánh. D. Dùng nhiều từ gợi hình, dùng phép liệt kê. Câu 5: Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” kể chuyện gì? A. Chuyện một đêm Bác không ngủ vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. B. Chuyện một đêm không ngủ của Bác ở Phủ Chủ tịch. C. Chuyện một đêm không ngủ của Bác ở Việt Bắc. D. Chuyện một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch. Câu 6: Hình ảnh nào sau đây không sử dụng phép nhân hóa? A. Trong họ hàng nhà Chổi thì cô bé Chổi Rơm xinh nhất. B. Bố em đi cày về. C. Ơi chú gà ơi! Ta yêu chú lắm. D. Kiến hành quân đầy đường. Câu 7: Trong câu văn sau câu nào miêu tả tâm lí nhân vật? A. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. B. Chợ Năm Căn Nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. C. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. D. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống bàn khóc. Câu 8: Câu nào trong các câu sau sử dụng phép tu từ ẩn dụ? A. Ông trời mặc áo giáp đen ra trận. B. Gậy tre chống lại sắt thép quân thù. C. Bác Hồ giống như người cha tóc bạc. D . Người Cha mái tóc bạc. II. Tự luận: 8 đ Câu 1: (1 điểm):Viết một câu văn có sử dụng phép nhân hóa ,chỉ rõ phép nhân hóa trong câu và cho biết phép nhân hóa đó thuộc kiểu nhân hóa nào em đã được học ? Câu 2 (2 điểm ): Viết đoạn văn lí giải vì sao kết thúc bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ " Tác giả Minh Huệ lại viết : " Đêm nay Bác không ngủ 1
- Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh " Câu 3 : ( 5 điểm ) Hãy tả lại quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM – NGỮ VĂN 6 I-Trắc nghiệm : 2 đ : mỗi ý đúng : 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B C A D B D D II- Tự luận: 8đ Câu 1: 1 đ * viết đúng câu văn : 0,5 đ *chỉ phép nhân hóa trong câu văn : 0,25 đ *chỉ kiểu nhân hóa : 0,25 đ Câu 2: 2đ Về hình thức : cảm nhận dưới hình thức một đoạn văn có mở -thân -kết : 0,25 đ * Nội dung : Là khỏ cuối trong bài thơ : "Đêm nay Bác không ngủ "của nhà thơ Minh Huệ : 0,25 đ Khổ thơ khái quát được về con người Bác thật sâu sắc và có ý nghĩa : 1 đ + lẽ thường tình : là điều hiển nhiên hết sức bình thường .Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng ,đêm nay chỉ là một đêm trong muôn vàn đêm khong ngủ của Bác + Bác là Hồ Chí Minh : Bác là người Việt Nam đẹp nhất - vị lãnh tụ vĩ đại có trái tim nồng ấm hơn ngọn lửa ,có tình yêu thương bao la ,rộng lớn . Bác gần gũi mà lớn lao ,giản dị mà cao cả Hình tượng Bác Hồ trong sự cảm nhận của người chiến sĩ thật cao đẹp + lời thơ là lời kể chuyện tâm tình ,mộc mạc ,chân thực ,sinh động với thể thơ ngũ ngôn bắt nguồn từ lói hát dặm của dân ca Nghệ Tĩnh nên dễ nhớ ,dễ thuộc : 0,25 đ + Suy nghĩ ,tình cảm của bản thân về bài thơ ,về Bác : 0,25 đ Câu 3 : 5đ Dàn ý tham khảo 1- Mỏ bài : Giới thiệu chung về cảm nhận của bản thân về quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi : 0,5 đ 2- Thân bài : Kết bài miêu tả theo các trình tự không gian ,thời gian * Cảnh sân trường trước giờ ra chơi : 0,5 đ -Sân trường lặng lẽ ,vắng vẻ -Những hàng cây xào xạc trong gió ,tiếng chim kêu * Cảnh sân trường trong giờ ra chơi : 3 đ -Tả bao quát : tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi ,học sinh từ các lớp ùa ra sân như bầy chim vỡ tổ .Sân trường trở lên đông vui ,nhộn nhịp .Tiếng cười,nói vang khắp sân trường -Tả chi tiết .+Tả cảnh tập thể dục giữa giờ : tả chi tiết các động tác ,tư thế ,nét mặt của HS + Tả các hoạt động của HS : trò chơi nhảy dây của nhóm bạn nữ ,trò chơi đá cầu ,chơi kéo co ,một vài nhóm HS khác ngồi đọc truyện ,trao đổi bài ,trò chuyện dưới gốc cây +Tả một vài hình ảnh nổi bật của thiên nhiên trên sân trường : nắng ,gió ,vườn trường * Cảnh sân trường sau giờ ra chơi :0,5 đ +Tiếng trống lại vang lên báo hiệu kết thúc giờ ra chơi +Học sinh khẩn trương trở về lớp chuẩn bị cho giờ học mới ,trả lại khoảnh khắc yên tĩnh cho sân trường 3.Kết bài : 0.5 đ 2
- Khái quát suy nghĩ ,tình cảm của em về giờ ra chơi : thú vị ,sảng khoái ,bổ ích ,giảm mệt mỏi, căng thẳng sau những giờ học Lưu ý : Hành văn lưu loát ,đủ ý ,biết miêu tả bằng những hình ảnh so sánh, liên tưởng, biết kết hợp miêu tả với cảm nhận của bản thân .Bố cục rõ ,không mắc lỗi diễn đạt mới cho điểm tối đa các ý. Thân bài HS có thể trình bày theo bố cục khác vẫn cho điểm -nếu hợp lí - Điểm trừ : + Sai 3 đến 5 lỗi chính tả ,dùng từ ,diễn đạt : trừ 0,25đ +sai trên 3 lỗi trừ 0,5 đ - Đạt 5 điểm cho bài làm xuất sắc, đạt cả về nội dung và hình thúc, hành văn lưu loát,có cảm xúc,(Không mắc lỗi chính tả). - Đạt 4 điểm cho bài làm khá, đảm bảo hình thức và thiếu một ý nào đó, hành văn trôi chảy, có cảm xúc. - Đạt 2-3 điểm cho bài làm trung bình, đạt hình thúc và 50% nội dung, có mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. - Đạt 2-1 điểm cho bài làm yếu kém, không đạt cả nội dung và hình thức. - Đạt 0 điểm cho trương hợp bài lạc đề, bỏ bài. * Đây là đáp án mang tính chất tham khảo khi chấm GV cần linh hoạt. 3