Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 11 lần 3 - Năm học 2016-2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 11 lần 3 - Năm học 2016-2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_11_lan_3_nam_h.doc
Nội dung text: Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 11 lần 3 - Năm học 2016-2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LẦN 3 CỤM TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU – HOÀNG MAI NĂM 2016-2017 Môn: HÓA HỌC – LỚP 11 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề ) (Đề thi có 02 trang, gồm 5 câu) Họ tên thí sinh: . .Số báo danh: Câu I (4,5đ) 1. Lấy hỗn hợp X gồm Ba và Al (tỉ lệ mol 1:2) hòa tan vào nước được dung dịch Y. Sục từ từ CO 2 đến dư vào Y thu được dung dịch Z và kết tủa T. Chia Z thành 3 phần: - Đun sôi phần 1 - Cho từ từ HCl đến dư vào phần 2 - Cho từ từ NaOH đến dư vào phần 3 Viết các PTHH xẩy ra (dạng phân tử) 2. M và R là các nguyên tố thuộc nhóm A, có thể tạo với hiđro các hợp chất MH và RH. Gọi X và Y lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của M và R. Trong Y, R chiếm 35,323% khối lượng. Để trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch 16,8% X cần 150 ml dung dịch Y 1M. Xác định M và R. 3. Chất X tạo ra từ 3 nguyên tố A, B, C có công thức phân tử là ABC. Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X là 82, trong đó số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 22. Hiệu số khối giữa B và C gấp 10 lần số khối của A. Tổng số khối của B và C gấp 27 lần số khối của A. Xác định công thức phân tử của X. Câu II. (5,0đ) 1. Một học sinh tiến hành thí nghiệm cho dung dịch chứa chất A tác dụng với CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa B, B không tan trong H2SO4 loãng nhưng tan trong H2SO4 đặc, nóng tạo khí C. Sau thí nghiệm, do em học sinh quên đậy lọ đựng chất A, sau một thời gian trong lọ xuất hiện vẫn đục do tạo thành chất D và E. Cho khí F (màu vàng lục) và dung dịch chất D đun nóng thì thu được 2 muối G và H. Nung E với H thu được khí C và muối G Nếu đun nóng E trong dung dịch D rồi sục khí F vào trong hỗn hợp sản phẩm có muối G Sục C đến dư vào dung dịch A thấy có vẫn đục, sục C và dung dịch KMnO 4 thấy tạo dung dịch trong suốt không màu Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G, H và viết PTHH dạng phân tử 2. Dung dịch X là dung dịch HCl có pH = 4. a. Trộn X với dung dịch NaOH 0,1M theo tỉ lệ 999:1 về thể tích, thu được dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y -3 b. Trộn X với dung dịch CH 3COOH 10 M theo tỉ lệ 1:9 về thể tích thì thu được dung dịch Z. Tính pH của Z? (biết K 10 4,75 ) CH3COOH Câu III. (4,0đ) 1. Hòa tan m gam hỗn hợp FeCl2, FeCl3, CuCl2 vào nước được dung dịch X. Sục H 2S dư vào thấy xuất hiện chất rắn Y nặng 6,4 gam và dung dịch Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thấy có 111,25 gam kết tủa. Hòa tan Y trong HNO3 dư thấy thoát ra 7,0 gam khí duy nhất. biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, sản phẩm khử N+5 là NO. Xác định giá trị của m? 2. Nhiệt phân chất rắn tinh thể không màu A ở 450 0C thu được hỗn hợp B gồm 3 khí, làm lạnh nhanh hỗn hợp B tới 1500C thu được một chất lỏng và hỗn hợp khí C. Làm lạnh hỗn hợp C đến 300C rồi cho qua dung dịch kiềm dư, thì còn lại một khí D không màu không cháy nhưng duy trì sự cháy. Cho biết: d B 40,6; dC 20,7 . Thể tích khí B gấp 2,279 lần thể tích khí C và thể tích khí C gấp 4,188 lần thể H2 H2 tích khí D. Xác định công thức của A. (Biết các khí đều đo ở điều kiện áp suất 1 atm).
- Câu IV: (2,0đ) Đốt cháy hoàn toàn 45,0 gam chất X bằng O2 vừa đủ thu được hỗn hợp khí và hơi A gồm CO 2, HCl, H2O và N2. Cho một phần A đi chậm qua dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy có 27,0 gam kết tủa, khối lượng dung dịch giảm 8,19 gam và có 0,504 lít khí không bị hấp thụ. Phần còn lại của A cho lội chậm qua dung dịch AgNO3 trong HNO3 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 23,94 gam và có 51,66 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xẩy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc. Xác định công thức phân tử của X biết CTPT trùng CTĐGN? Câu V (4,5 đ). 1. a. Em hãy vẽ hình và trình bày cách tiến hành thí nghiệm điều chế và thu khí Oxi từ bằng cách nhiệt phân KClO3 trong ống nghiệm chịu nhiệt b. Nêu một số lưu ý quan trọng khi tiến hành thí nghiệm trên? (chất xúc tác, cách lắp đặt ống nghiệm, cách tiến hành ) c. Cho chất bã rắn còn lại trong ống nghiệm sau khi điều chế tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc, đun nóng. Viết các PTHH có thể xẩy ra? 2. Để điều chế đồng sunfat từ phoi đồng, có thể sử dụng 1 trong 2 cách sau: * Cho phoi đồng tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng * Cho phoi đồng tác dụng với axit sunfuric loãng và liên tục sục không khí vào a. Em hãy viết PTHH, cho biết vai trò của H2SO4 trong các phản ứng trên? b. Theo em trong công nghiệp sẽ dùng cách nào để điều chế đồng sunfat? Vì sao? Ghi chú: HS được sử dụng bảng HTTH các nguyên tố hóa học Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Li = 7; Na = 23; Mg = 24; Al = 27 S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137 Số Avogadro N=6,02.1023 .Hết