Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 134 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

doc 6 trang thaodu 3090
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 134 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_kien_thuc_chuan_bi_cho_nam_hoc_moi_mon_dia_l.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 134 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ CHO TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN NĂM HỌC MỚI 2019 - 2020 Môn: Địa lí 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 134 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: SBD: Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây đem đến sự giàu có về tài nguyên khoáng sản cho khu vực Đông Nam Á? A. Nơi thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa. B. Sự đa dạng của Đông Nam Á lục địa, biển đảo. C. Đông Nam Á có nhiều đồi núi và biển rộng. D. Nơi giao thoa giữa các vành đai sinh khoáng. Câu 2: Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa hai lục địa nào? A. Lục địa Á và lục địa Âu. B. Lục địa Á-Âu và lục địa Phi. C. Lục địa Á -Âu và lục địa Bắc Mĩ. D. Lục địa Á-Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a. Câu 3: Các đồng bằng ở Đông Nam Á hải đảo màu mỡ, vì A. được con người cải tạo hợp lí. B. được phù sa của các con sông bồi đắp. C. sản phẩm phong hóa từ dung nham núi lửa. D. có lớp phủ thực vật phong phú. Câu 4: Yếu tố nào không phải là thuận lợi chủ yếu để phát triển kinh tế Hoa Kì? A. Tài nguyên thiên nhiên giàu có. B. Nguồn lao động kĩ thuật dồi dào. C. Nền kinh tế không bị chiến tranh tàn phá. D. Phát triển từ một nước tư bản lâu đời. Câu 5: Quốc gia có số dân đông nhất Đông Nam Á là A. In-đô-nê-xia. B. Phi-lip-pin. C. Thái Lan. D. Việt Nam. Câu 6: Ý nghĩa chủ yếu của ngành nông nghiệp đối với khu vực Đông Nam Á là A. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. B. cạnh tranh với các khu vực khác trong việc xuất khẩu nông sản. C. đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho số dân đông. D. xuất khẩu thu ngoại tệ, tạo vốn cho quá trình công nghiệp hóa. Câu 7: Vị trí địa lí của Hoa Kì nằm ở A. bán cầu Tây. B. bán cầu Nam. C. tiếp giáp với Cu-ba. D. tiếp giáp Ấn Độ Dương. Câu 8: Nhật Bản là quốc đảo nằm trên A. Thái Bình Dương. B. Bắc Băng Dương. C. Đại Tây Dương. D. Ấn Độ Dương. Câu 9: Dân cư Hoa Kì hiện nay đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía: A. Nam và ven Đại Tây Dương. B. Nam và ven bờ Thái Bình Dương. C. Bắc và ven bờ Thái Bình Dương. D. Tây và ven bờ Đại Tây Dương. Câu 10: Vị trí của khu vực Đông Nam Á gần như nằm trọn vẹn trong khu vực khí hậu nào? A. Khu vực nội chí tuyến gió mùa. B. Khu vực khí hậu ôn đới lạnh. C. Khu vực ôn đới hải dương ấm áp. D. Vành đai khí hậu ôn hòa. Câu 11: Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng vì A. Khu vực này tập trung rất nhiều khoáng sản. B. Án ngữ các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng. C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc. Câu 12: Cho bảng số liệu: CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA Quốc gia Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc Việt Nam Năm Trang 1/6 - Mã đề thi 134
  2. 2014 0,891 0,898 0,727 0,666 2015 0,903 0,901 0,738 0,683 (Nguồn: niên giám thống kê Việt Nam năm 2016. NXB thống kê năm 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về chỉ số phát triển con người của một số quốc gia năm 2014 và 2015? A. Hàn Quốc tăng ít nhất. B. Nhật Bản tăng ít hơn Trung Quốc. C. Trung Quốc tăng nhiều hơn Hàn Quốc. D. Việt Nam tăng nhiều nhất. Câu 13: Yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế- xã hội vững chắc ở mỗi quốc gia cũng như khu vực Đông Nam Á là A. thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài B. tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực C. hạn chế gia tăng dân số D. khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên Câu 14: Năm 2001, tổng kim ngạch ngoại thương của Đông Nam Á là 789159 triệu USD, cán cân thương mại là +39440 triệu USD, vậy xuất khẩu là A. 449125,5 triệu USD B. 421450,5 triệu USD C. 414299,5 triệu USD D. 441929,5 triệu USD Câu 15: Những quốc gia nào sau đây nằm trong khu vực Đông Nam Á lục địa: A. Việt Nam, Phi-lip-pin, Lào và Cam-pu-chia, Lào. B. Bru-nây, Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xia, Lào. C. Thái Lan, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma. D. Đông-ti-mo, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Mi-an-ma. Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á? A. Khí hậu nóng ẩm. B. Rừng ôn đới phổ biến. C. Khoáng sản nhiều loại. D. Đất trồng đa dạng. Câu 17: Mục tiêu khái quát mà các nước ASEAN cần đạt được? A. Giải quyết những khác biệt nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước và các tổ chức quốc tế khác. B. Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển. C. Thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. D. Xây dựng ASEAN thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền văn hóa phát triển. Câu 18: Cho biểu đồ về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Hoa Kì từ 1950- 2004 Qua biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Hoa Kì? A. Tỉ trọng dân số nhóm 15 - 64 tuổi giảm. B. Cơ cấu dân số Hoa Kì ngày càng già hóa. C. Tỉ trọng dân số nhóm trên 65 tuổi giảm. D. Tỉ trọng dân số nhóm 0 - 15 tuổi tăng. Câu 19: Cho biểu đồ về GDP/người của một số quốc gia qua các năm: Trang 2/6 - Mã đề thi 134
  3. (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô GDP/người của một số quốc gia qua các năm. B. Cơ cấu GDP/người của một số quốc gia qua các năm. C. Quy mô và cơ cấu GDP/người của một số quốc gia qua các năm. D. Tốc độ tăng trưởng GDP/người của một số quốc gia qua các năm. Câu 20: Công nghiệp các nước Đông Nam Á đang phát triển theo hướng A. chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. B. đầu tư phát triển công nghiệp nặng. C. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp khai thác. D. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Câu 21: Đây là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo A. Ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa. B. Chủ yếu núi trung bình và núi thấp. C. Có nhiều đồng bằng lớn được hình thành bởi phù sa sông. D. Địa hình chia cắt mạnh bởi các dãy núi hướng tây bắc- đông nam. Câu 22: Đánh bắt hải sản là ngành truyền thống ở nhiều nước Đông Nam Á, vì: A. các nước này có đường bờ biển dài, nhiều đảo. B. dân số đông, nguồn lao động giàu kinh nghiệm. C. hải sản là nguồn thực phẩm chủ yếu của dân cư. D. các nước này có vùng biển rộng, giàu tôm, cá. Câu 23: Cho bảng số liệu: Số khách du lịch và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực châu Á năm 2003 Khu vực Số khách du lịch đến Chi tiêu của khách du lịch (nghìn lượt người) (triệu USD) Đông Á 67230 70594 Đông Nam Á 38468 18356 Tây Nam Á 41394 18419 Nhận xét nào sau đây không đúng về số khách du lịch và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực châu Á năm 2003: A. Số khách và chi tiêu của Tây Nam Á lớn hơn Đông Nam Á. B. Số khách và chi tiêu của khách du lịch Đông Á lớn nhất. C. Bình quân chi tiêu của khách du lịch Tây Nam Á lớn nhất. D. Đông Nam Á có chi tiêu của khách du lịch lớn thứ hai. Câu 24: Các nước Đông Nam Á lụa địa có ưu thế hơn các nước Đông Nam Á biển đảo về A. tài nguyên rừng. B. diện tích đồng bằng. C. tài nguyên khoáng sản. D. tài nguyên năng lượng. Câu 25: Khu vực Đông Nam Á nằm ở nơi tiếp giáp giữa hai đại dương Trang 3/6 - Mã đề thi 134
  4. A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. C. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. D. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Câu 26: Cho biểu đồ sau: Biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2004 tỉ USD 600 565.7 479.2 500 443.1 454.5 403.5 400 379.5 335.9 349.1 287.6 300 235.4 Xuất khẩu 200 Nhập khẩu 100 0 năm 1990 1995 2000 2001 2004 Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990- 2004? A. Nhìn chung, giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng. B. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu. C. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu. D. Cán cân xuất nhập khẩu các năm luôn dương, Nhật Bản là nước xuất siêu. Câu 27: Nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á phát triển ngành công nghiệp dệt may, chủ yếu dựa trên lợi thế nào sau đây? A. Thị trường tiêu thụ rộng. B. Công nghệ hiện đại. C. Nguồn lao động dồi dào. D. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. Câu 28: Cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực Đông Nam Á là A. Khoai tây B. Lúa mì C. Lúa nước D. Ngô Câu 29: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Hoa Kì thay đổi theo hướng A. tăng tỉ trọng ngành khai thác và ngành chế biến. B. giảm ngành truyền thống, tăng ngành hiện đại. C. giảm tỉ trọng ngành hiện đại, tăng tỉ trọng ngành truyền thống. D. giảm tỉ trọng ngành chế biến, tăng tỉ trọng ngành khai thác. Câu 30: Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN? A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị. B. Thông qua kí kết các hiệp ước. C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển. D. Thông qua các chuyến thăm của các nguyên thủ quốc gia. Câu 31: Nước gia nhập ASEAN vào năm 1995 là A. Bru-nây B. Lào C. Việt Nam D. Mi- an- ma Câu 32: Phát biểu nào sau đây không đúng về ASEAN sau hơn 50 năm phát triển? A. Đời sống của nhân dân được cải thiện. B. Phát triển ở các nước còn chênh lệch. C. Bộ mặt nhiều quốc gia thay đổi nhanh. D. Kinh tế các nước tăng trưởng còn thấp. Câu 33: Cho bảng số liệu sau về dân số và sản lượng lương thực của Trung Quốc: Năm 1985 2004 Số dân (triệu người) 1.058 1.300 Sản lượng lương thực (triệu tấn) 339 422 Nhận xét nào sau đây không đúng về dân số và sản lượng lương thực của Trung Quốc trong giai đoạn trên: A. Sản lượng lương thực có tốc độ tăng lớn hơn dân số. Trang 4/6 - Mã đề thi 134
  5. B. Bình quân lương thực trên đầu người của Trung Quốc giảm. C. Sản lượng lương thực tăng 83 triệu tấn. D. Dân số và sản lượng lương thực của Trung Quốc tăng liên tục. Câu 34: Một trong những cơ sở thuận lợi để các quốc gia khu vực Đông Nam Á hợp tác và cùng phát triển là có sự tương đồng về A. phong tục, tập quán và văn hóa. B. trình độ phát triển kinh tế. C. tài nguyên khoáng sản. D. dân số và lực lượng lao động. Câu 35: Cho biểu đồ: Nhận xét nào sau đây không đúng? Qua biểu đồ ta thấy: A. Tỉ lệ người già liên tục tăng. B. Dân số Nhật Bản có xu hướng già hóa. C. Người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn nhất. D. Tỉ lệ người từ 0-14 tuổi luôn lớn hơn người từ 65 tuổi trở lên. Câu 36: Cho bảng số liệu CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC (Đơn vị: %) Năm 1985 1995 2004 Xuất khẩu 39,3 53,5 51,4 Nhập khẩu 60,7 46,5 48,6 (Nguồn: SGK Địa lí 11 NC, NXB GD 2007) Để thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2004, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường. Câu 37: Vấn đề xã hội có ý nghĩa hàng đầu mà tất cả các quốc gia Đông Nam Á đang phải tập trung giải quyết là A. hạ tỉ lệ tăng dân số tự nhiên. B. phát triển nguồn nhân lực. C. tình trạng ô nhiễm môi trường. D. tình trạng xung đột sắc tộc và tôn giáo. Câu 38: Cho biểu đồ sau: Trang 5/6 - Mã đề thi 134
  6. 8 13 20 27 65 67 Năm 1950 Chú giải Năm 2011 Nhóm người từ 0-14 tuổi Nhóm người từ 15- 64 tuổi Nhóm người từ 65 tuổi trở lên Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Số dân phân theo nhóm tuổi của Hoa Kì năm 1950 và 2011. B. Tình hình các nhóm người theo độ tuổi của Hoa Kì thời gian 1950 - 2011. C. Tốc độ tăng trưởng các nhóm người theo độ tuổi của Hoa Kì thời gian 1950 - 2011. D. Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của Hoa Kì năm 1950 và 2011. Câu 39: Cho bảng số liệu Giá trị xuất- nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm (đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1995 2004 xuất khẩu 287,6 443,1 565,7 nhập khẩu 235,4 335,9 454,5 Biểu đồ thích hợp thể hiện so sánh giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản qua các năn là A. cột ghép B. cột chồng C. tròn D. đường Câu 40: Khu vực “vùng tam giác vàng” điểm nóng của Đông Nam Á nằm ở biên giới những nước nào? A. Cam-pu-chia, Thái Lan và Lào. B. Việt Nam, Lào và Thái Lan. C. Lào, Thái Lan và Mi-an-ma. D. Trung Quốc, Lào và Mi-an-ma. HẾT Trang 6/6 - Mã đề thi 134