Đề thi kiểm tra chất lượng học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 142 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Mèo Vạc

doc 4 trang thaodu 3450
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra chất lượng học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 142 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Mèo Vạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_11_ma_d.doc

Nội dung text: Đề thi kiểm tra chất lượng học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 142 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Mèo Vạc

  1. SỞ GD&ĐT HÀ GIANG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I LỚP 11 TRƯỜNG THPT MÈO VẠC NĂM HỌC 2015 - 2016 Ngày thi: 18/12/2015 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: Sinh học Đề thi có:04 trang Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Tổng số câu trắc nghiệm: 40 Mã đề 142 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Mỗi thí sinh được phát 01 đề thi kèm 01 phiếu TLTN Mỗi câu có 04 phương án trả lời sẵn A; B; C; D. Thí sinh chọn phương án trả lời rồi tô vào phiếu trả lời. Với mỗi câu chỉ chọn 01 phương án được cho là đúng nhất (câu không chọn hoặc chọn nhiều hơn 01 phương án sẽ không được tính điểm và cũng không bị trừ điểm). Câu 1: Động vật đẳng nhiệt điều hòa thân nhiệt khi trời lạnh như thế nào? A. Co mạch máu ở da. B. Hô hấp tăng, co mạch máu ở da, xù lông C. Xù lông và giảm tiết mồ hôi. D. Tăng chuyển hóa nội bào. Câu 2: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào: A. Hoạt động thẩm thấu B. Hoạt động trao đổi chất C. Cung cấp năng lượng D. Chênh lệch nồng độ ion Câu 3: Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí? A. Chu trình Crep B. Chuỗi chuyền điện tử electron C. Đường phân D. Tổng hợp axetyl – CoA Câu 4: Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào? A. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào. B. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hóa ngoại bào D. Tiêu hoá nội bào. Câu 5: Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử glucô bị phân giải trong quá trình hô hấp hiếu khí ? A. 36 phân tử B. 38 phân tử C. 34 phân tử D. 32 phân tử Câu 6: Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng lại khi: A. Đưa cây ra ngoài ánh sáng B. Đưa cây vào trong tối C. Tưới nước cho cây D. Tưới phân cho cây Câu 7: Các tia sáng xanh tím kích thích: A. Sự tổng hợp prôtêin B. Sự tổng hợp cacbonhidrat C. Sự tổng hợp ADN. D. Sự tổng hợp lipit. Câu 8: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là: A. Các cơ quan như: thận, gan, tim B. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. C. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. D. Cơ quan sinh sản Câu 9: Hệ tuần hoàn hở có ở động vật nào? A. Các loài cá sụn và cá xương. B. Động vật đơn bào. C. Đa số động vật thân mềm và chân khớp. D. Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp. Câu 10: Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hoá ngoại bào TH nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá nội bào. B. Tiêu hoá nội bào TH nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá ngoại bào. C. Tiêu hoá nội bào TH ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào. D. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào TH nội bào tiêu hoá ngoại bào. Câu 11: Cơ quan thoát hơi nước của cây là : A. Lá B. Rễ C. Thân D. Cành Câu 12: Diệp lục có màu lục vì: A. Sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu xanh tím Trang 1/4 - Mã đề thi 142
  2. B. Sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu lục C. Sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu lục D. Sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu xanh tím Câu 13: Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ: NO3 NO2 NH3 A. NO2 NO3 NH4 B. NO3 NO2 NH2 C. NO3 NO2 NH4 D. Câu 14: O2 trong quang hợp được sinh ra từ phản ứng nào? A. Phân giải ATP B. Quang phân li nước C. ô xi hóa glucôzơ D. Khử CO2 Câu 15: Các nguyên tố đại lượng gồm: A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. B. C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg. C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu. D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe. Câu 16: Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì: A. Rễ cây thiếu ôxi B. Lông hút bị chết C. Cân bằng nước trong cây bị phá hủy D. Rễ cây thiếu oxi, lông hút bị chết, mất cân bằng nước. Câu 17: Khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim là : A. Do mạch máu B. Do tim C. Do hệ dẫn truyền tim D. Do huyết áp Câu 18: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là: A. Rau dền, kê, các loại rau. B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Lúa, khoai, sắn, đậu. Câu 19: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng? A. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. Câu 20: Khi lá cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion nào sau đây lá cây sẽ xanh lại? A. Ca 2+ B. Mg 2+ C. Fe 3+ D. Na + Câu 21: Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do: A. Sự thoát hơi nước yếu B. Các phân tử liên kết với nhau, sự thoát hơi nước yếu, độ ẩm không khí cao. C. Độ ẩm không khí cao gây bão hòa hơi nước D. Các phân tử nước có liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt Câu 22: Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn? A. Vì độ ẩm trên cạn. B. Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được. C. Vì không hấp thu được O2 của không khí. D. Vì nhiệt độ trên cạn cao. Câu 23: Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của gia giun đất thích ứng với sự trao đổi khí? A. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua. B. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp. C. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn. D. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v)khá lớn. Câu 24: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào? A. Tác nhân kích thích không định hướng. B. Có sự vận động vô hướng C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào D. Có nhiều tác nhân kích thích. Câu 25: Chu trình crep diễn ra ở trong: A. Tế bào chất. B. Nhân. C. Lục lạp. D. Ty thể. Câu 26: Thực vật chỉ hấp thu được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là: Trang 2/4 - Mã đề thi 142
  3. A. Nitơ amôn (NH4 ). B. Nitơ nitrat (NO3 ). C. Nitơ nitrat (NO3 ), nitơ amôn (NH4 ). D. Dạng nitơ tự do trong khí quyển (N2) Câu 27: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch Câu 28: Tại sao trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao A. Dòng nước chảy 1 chiều gần như liên tục qua mang B. Mang cá gồm nhiều cung mang. C. Mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang D. Có nhiều cung mang, phiến mang, nước chảy qua mang theo 1 chiều. Câu 29: Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn ở động vật có túi tiêu hoá so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa tiêu hoá? A. tiêu hoá được thức ăn có kích thước lớn hơn. B. Tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim C. tiêu hóa nội bào trên thành túi tiêu hóa D. tiếp tục tiêu hóa nội bào Câu 30: Sản phẩm của pha sáng gồm có: A. ATP, NADPH. B. ATP, NADP+và O2 C. ATP, NADPH và CO2 D. ATP, NADPH và O2 Câu 31: Tế bào mạch gỗ của cây gồm A. Quản bào và tế bào biểu bì. B. Quản bào và tế bào lông hút. C. Quản bào và tế bào nội bì. D. Quản bào và mạch ống. Câu 32: Điểm giống nhau trong chu trình cố định CO2 nhóm thực vật C3, C4 và CAM A. Sản phẩm đầu tiên của pha tối là APG B. Có 2 loại lục lạp. C. Chất nhận CO2 đầu tiên ribulozơ- 1,5 diP D. Chu trình Canvin xảy ra ở tế bào nhu mô thịt lá. Câu 33: Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành ATP, NADPH trong quang hợp? A. Diệp lục a, b và carôtenôit. B. Diệp lục a. b C. Diệp lục b D. Diệp lục a Câu 34: Ý nào dưới đây không có vai trò chủ yếu đối với sự duy trì ổn định pH máu? A. Phổi hấp thu O2. B. Phổi thải CO2. C. Thận thải H+ và HCO3- D. Hệ thống đệm trong máu. Câu 35: Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động? A. Rễ. B. Thân. C. Hoa D. Lá. Câu 36: Động vật dơn bào hoặc đa bào bậc thấp hô hấp: A. Bằng phổi B. Bằng mang C. Bằng hệ thống ống khí. D. Qua bề mặt cơ thể Câu 37: Tác nhân của hướng trọng lực là: A. Ánh sáng. B. Chất hóa học C. Sự va chạm. D. Đất. Câu 38: Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học? A. Ứng động đóng mở khí kổng. B. Ứng động nở hoa. C. Ứng động quấn vòng. D. Ứng động thức ngủ của lá. Câu 39: Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 A. Không có hô hấp sáng B. Tận dụng được ánh sáng cao. C. Nhu cầu nước thấp D. Tận dụng được nồng độ CO2 Câu 40: Sự đóng mở của khí khổng thuộc dạng cảm ứng nào? Trang 3/4 - Mã đề thi 142
  4. A. Ứng động không sinh trưởng B. Hướng hoá C. Ứng động sức trương. D. Ứng động tiếp xúc. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề thi 142