Đề thi kiểm tra chuyên đề lần 4 môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 485 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra chuyên đề lần 4 môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 485 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_kiem_tra_chuyen_de_lan_4_mon_sinh_hoc_lop_10_ma_de_48.doc
Nội dung text: Đề thi kiểm tra chuyên đề lần 4 môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 485 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 4 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN NĂM HỌC 2018-2019 – MÔN SINH HỌC 10 MÃ ĐỀ: 485 Thời gian làm bài: 45 phút Họ, tên thí sinh: SBD: I. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Gà có 2n=78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là : A. 156 nhiễm sắc thể kép B. 156 nhiễm sắc thể đơn C. 78 nhiễm sắc thể đơn D. 78 nhiễm sắc thể kép Câu 2: Trong môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng thì quá trình sinh trưởng của vi sinh vật biểu hiện mấy pha ? A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 Câu 3: Cho một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu ? A. 8 B. 64 C. 16 D. 32 Câu 4: Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật ? A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 5: Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là: A. Quang tự dưỡng B. Quang dị dưỡng C. Hoá dị dưỡng D. Hoá tự dưỡng Câu 6: Đặc điểm của lần phân bào II trong giảm phân là : A. Có xảy ra tiếp hợp nhiễm sắc thể B. Các nhiễm sắc thể trong tế bào là n ở mỗi kì C. Không xảy ra tự nhân đôi nhiễm sắc thể D. Các nhiễm sắc thể trong tế bào là 2n ở mỗi kì Câu 7: Trong nguyên phân khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc thể xếp thành : A. Ba hàng B. Một hàng C. Bốn hàng D. Hai hàng Câu 8: Biểu hiện của vi sinh vật ở pha tiềm phát là : A. Vi sinh vật thích nghi dần với môi trường nuôi cấy B. Vi sinh vật sinh trưởng mạnh C. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng D. Vi sinh vật sinh trưởng yếu Câu 9: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào sinh dưỡng B. Tế bào xôma C. Giao tử D. Tế bào sinh dục chín Câu 10: Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây ? A. Muối dưa B. Làm giấm C. Làm tương D. Làm nước mắm Câu 11: Một tế bào có bộ NST 2n=14 đang thực hiện quá trình giảm phân, ở kì cuối I số NST trong mỗi tế bào con là: A. 7 NST đơn. B. 14 NST kép. C. 14 NST đơn. D. 7 NST kép. Trang 1/2 - Mã đề thi 485
- Câu 12: Trong kỳ đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây ? A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép B. Co xoắn tối đa C. Bắt đầu co xoắn lại D. Bắt đầu dãn xoắn II. Tự luận (7 điểm) Câu 1: Phân biệt giữa nguyên phân và giảm phân. Câu 2. Ba bạn học sinh làm sữa chua theo 3 cách như sau: - Cách 1: Pha sữa bằng nước nóng, sau đó bổ sung ngay 1 thìa sữa chua Vinamilk => Ủ ấm từ 6 – 8 giờ. - Cách 2. Pha sữa bằng nước nóng, sau đó để nguội bớt đến khoảng 40 0C, bổ sung một thìa sữa chua Vinamilk, cho thêm enzim lizozim => Ủ ấm 6 – 8 giờ. - Cách 3. Pha sữa bằng nước nóng, sau đó để nguội đến khoảng 40 0C, bổ sung một thìa sữa chua Vinamilk => Ủ ấm 6 – 8 giờ. Trong 3 cách trên, cách làm nào có sữa chua để ăn? Cách làm nào sẽ không thành công? Giải thích. Câu 3: a. Nêu điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật. Sự xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật được giải thích như thế nào? b. Ở một tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Hãy xác định số sợi crômatit, số nhiễm sắc thể khi tế bào đang ở kì giữa , kì sau của quá trình nguyên phân HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 485