Đề kiểm tra chuyên đề lần 4 môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 209 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn

doc 2 trang thaodu 4141
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chuyên đề lần 4 môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 209 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_kiem_tra_chuyen_de_lan_4_mon_vat_ly_lop_11_ma_de_209.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chuyên đề lần 4 môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 209 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 4 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: VẬT LÍ LỚP 11 NĂM HỌC 2018 - 2019 (Đề thi gồm có 2 trang) (Thời gian làm bài:45 phút, không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 209 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Phòng thi I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ) Câu 1: Tính chất cơ bản của từ trường là: A. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó. B. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó. C. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện khác đặt trong nó. D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh. Câu 2: Một vòng dây dẫn kín có tiết diện S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến là . Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức: A.  B.S.tan B.  B.S.cos C.  B.S.sin D.  B.S.cotan Câu 3: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với A. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy. B. điện trở của mạch. C. diện tích của mạch. D. độ lớn từ thông qua mạch. Câu 4: Trong một mạch kín dòng điện cảm ứng xuất hiện khi A. trong mạch có một nguồn điện. B. từ thông qua mạch điện biến thiên theo thời gian. C. mạch điện được đặt trong một từ trường không đều. D. mạch điện được đặt trong một từ trường đều. Câu 5: Một dòng điện có cường độ I chạy trong dây dẫn được uốn thành một vòng tròn có bán kính R. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm của vòng tròn do dây dẫn gây ra là 4.10 7 I 2.107 I 2.10 7 I 2.10 7 I A. B B. B C. B D. B R R R R Câu 6: Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi A. dòng điện có giá trị nhỏ. B. dòng điện tăng nhanh. C. dòng điện có giá trị lớn. D. dòng điện không đổi. Câu 7: Công thức tổng quát tính độ lớn của lực Lorexơ là A. f q vB cos B. f q vB C. f q vB tan D. f q vBsin Câu 8: Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện không có đặc điểm nào sau đây? A. Song song với các đường sức từ. B. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện. C. Vuông góc với véc tơ cảm ứng từ. D. Vuông góc với mặt phẳng chứa véc tờ cảm ứng từ và dòng điện. Câu 9: Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với A. các điện tích đứng yên. B. các điện tích chuyển động. C. nam châm chuyển động. D. nam châm đứng yên. Câu 10: Đơn vị của từ thông là A. Ampe (A). B. Tesla (T). C. Vêbe (Wb). D. Vôn (V). Câu 11: Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường A. Nằm theo hướng của lực từ. B. Vuông góc với đường sức từ. C. Không có hướng xác định. D. Nằm theo hướng của đường sức từ. Câu 12: Suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với A. điện trở của mạch. B. từ thông cực đại qua mạch .C. từ thông cực tiểu qua mạch. D. tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch. Trang 1/2 - Mã đề thi 209
  2. II. TỰ LUẬN ( 7 điểm ) Câu 1( 1 điểm ): Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí. Biết 4 chiết suất của không khí là 1 ; của nước là . 3 Câu 2 ( 2 điểm): Một ống dây dẫn hình trụ có chiều dài là 1,5 m gồm 2000 vòng dây, ống dây có tiết diện 0,2 m2. a. Hãy xác định độ tự cảm của ống dây. b. Cho dòng điện chạy trong ống dây, dòng điện tăng từ 0 đến 5A trong thời gian 1s, hãy xác định độ lớn suất điện động tự cảm của ống dây. Câu 3 (2 điểm): Một vòng dây dẫn kín, phẳng đặt trong từ trường đều. Trong khoảng thời gian 0,04 s từ thông qua vòng dây giảm đều từ giá trị 6.10-3 Wb về 0. a. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây. b. Biết vòng dây có điện trở R = 20 Ω. Tính cường độ dòng điện chạy trong vòng dây. Câu 4 ( 2 điểm ): Hai dòng điện I1 = I2 = 6 A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài, song song cách nhau d = 50 cm theo cùng một chiều đặt trong không khí. a.Hãy tính độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại điểm N cách dòng I1 là 40 cm, cách dòng I2 là 30 cm. b.Hãy xác định lực từ do I1 tác dụng lên một mét dây dẫn của I2. c.Một điểm M cách đều hai dây dẫn trên một đoạn x. Hãy xác định x để độ lớn cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện gây ra đạt giá trị cực đại. Tính giá trị cực đại đó. Hết - Trang 2/2 - Mã đề thi 209