Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 8 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Vòng 2

docx 2 trang thaodu 6740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 8 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Vòng 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_danh_cho_hoc_sinh_trung_hoc_lan_thu_nhat_mon.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần thứ nhất môn Ngữ văn Lớp 8 năm 2017 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Vòng 2

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO OLYMPIC DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NAM ĐỊNH LẦN THỨ NHẤT – 2017 Môn: NGỮ VĂN LỚP 8 - vòng 2 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 100 phút Phần I. (10,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Giờ là lúc Cú giao cho Ping một nhiệm vụ nhỏ để kiểm tra tính cách và lòng can đảm của nó. - Ta biết cháu đang nghĩ rằng mình nhảy giỏi, - Cú nói, - nhưng để ta xem cháu đứng dậy và bước đi vòng quanh vài bước ra sao. Ping lắc đầu: - Cháu hoàn toàn không hiểu bác nói gì. - Ta tuy có già thật, thỉnh thoảng đôi cánh của ta bị tê cứng và đau nhức do viêm khớp, nhưng lời nói của ta thì vẫn rất rõ ràng. Cháu đã nghe rồi đấy. Ping chăm chăm nhìn Cú với vẻ ngờ vực. - Xin thứ lỗi cho cháu, nhưng trước hết phải nói là cháu không thể bước đi được. Trước giờ cháu chưa từng bước đi ạ. Và thứ hai, cháu chắc chắn không phải là tay nhảy giỏi nhất trên hành tinh này. Và dù đích đến có là gì đi nữa thì nhảy là cách duy nhất cháu có thể đi đến đó ạ. Cú trừng mắt quát: - Này, hãy chú ý vào. Hãy bước đi như cháu có thể đi và như cháu sẽ đi bằng hai chân của mình, ngay từ lúc này; còn nếu không thì xem như chúng ta đã có một quãng thời gian thú vị với nhau và ta cầu chúc cháu tiếp tục có những cú nhảy như ý để bất cứ nơi nào mà tài năng có một không hai của cháu có thể đưa cháu đến. Ta chắc là cháu sẽ làm tốt thôi.{ } - Cháu không thể làm được. – Ping khổ sở nói. Cú dường như chẳng lấy gì làm ngac nhiên. Đôi mắt thông thái của Cú nhìn như xoáy vào Ping: - Nếu cháu tin rằng mình không thể thì cháu sẽ không thể. Nếu cháu tin rằng cháu có thể thì cháu sẽ có thể. Lời nói tạo nên niềm tin, niềm tin tạo ra hành động. Cú nói tiếp: - Để kiểm soát định mệnh của cháu, cháu phải kiểm soát suy nghĩ của mình. Cách cháu nghĩ và điều cháu nghĩ sẽ quyết định tương lai của cháu. Khi theo đuổi mơ ước của mình, cho dù cháu nghĩ mình có thể hoặc không thể thì đằng nào cháu cũng đúng cả. Nếu cháu thích, ta sẽ nói cho cháu biết một điều hữu ích để giúp cháu đứng lên và tiếp tục. Ping nài nỉ: - Bác nói cho cháu nghe đi. Đầu gối của cháu bị trầy xước hết cả rồi và cháu đang loạng choạng, sắp sụm xuống rồi đây này. Bác nói đi, bí quyết là gì ạ? Dừng một chút, và rồi Cú thầm thì, nguyên văn thế này: “Để sống một cuộc sống có chủ đích, đừng bước đi bằng đôi chân mà hãy bước đi bằng ý chí của mình”. (Stuart Avery Gold, Ping vượt khỏi ao tù – A Frog in search of new pond, NXB Trẻ, 2008, tr.73) Câu 1. Cú đặt ra nhiệm vụ gì cho Ping? (1,0 điểm) Câu 2. Giải thích thái độ “ngờ vực” của Ping sau khi nghe Cú giao nhiệm vụ. (1,0 điểm) Câu 3. Những câu nói nào chứng tỏ sự “thông thái” của Cú? (2,0 điểm) Câu 4. Nêu ý hiểu của em về câu nói: “Để sống một cuộc sống có chủ đích, đừng bước đi bằng đôi chân mà hãy bước đi bằng ý chí của mình”. Đưa ra một minh chứng thực tế. (2,0 điểm) Câu 5. Đối chiếu câu văn trích trong câu 4 với nguyên bản tiếng Anh: “To live an intentional life, do not walk on your legs but on your will”, em nhận xét gì về bản dịch? (1,0 điểm) Câu 6. Tính chất ngụ ngôn của câu chuyện trên thể hiện ở chỗ nào? (1,0 điểm) Câu 7. Từ văn bản trên, em suy nghĩ gì về mấu chốt của sự thành công? (2,0 điểm) Phần II. (10,0 điểm) Nếu vẽ một biểu tượng của ước mơ mà em đang ấp ủ, em sẽ vẽ hình ảnh gì? Chia sẻ về ước mơ đó. Hết