Đề thi thử học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 11 - Nguyễn Ngọc

pdf 3 trang thaodu 4220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 11 - Nguyễn Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_11_nguyen_ngoc.pdf

Nội dung text: Đề thi thử học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 11 - Nguyễn Ngọc

  1. ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI LỚP 11 NĂM HỌC 2019 – 2020 – MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: 1.1. a) Các hình dưới đây đại diện một số bậc cấu trúc của phân tử prôtêin. Hãy cho biết hình A, B, C thể hiện bậc cấu trúc nào của phân tử prôtêin? Nêu các loại liên kết và tương tác hoá học có vai trò chính trong sự hình thành và duy trì mỗi bậc cấu trúc đó? b) Hoạt tính của prottein do cấu trúc không gian của nó quyết định, trong khi cấu trúc không gian đó do trình tự axit amin (cấu trúc bậc 1) quy định. Bằng kĩ thuật di truyền, người ta tạo được 2 phân tử protein đơn phân có trình tự axit amin giống hệt nhau nhưng ngược chiều (từ đầu N đến đầu C). Hai phân tử này có cấu trúc không gian và hoạt tính giống nhau không? Tại sao? 1.2. Phân biệt 3 cơ chế hoạt động của các chất ức chế enzim có thể phục hồi và cách nhận biết mỗi cơ chế dựa vào động học enzim. Câu 2: 2.1. Trypase là một enzyme được giải phóng cùng với histamine và các chất hóa học khác từ các tế bào mast của người. Sau khi được tổng hợp, tryptase được giải phóng khỏi tế bào mast thông qua quá trình xuất bào. Hãy nêu tên ba bào bào quan khác nhau liên quan trực tiếp đến sự tổng hợp và vận chuyển tryptase trong tế bào và nêu vai trò của từng bào quan trong quá trình này. 2.2. Mạng lưới nội chất trơn (SER) chủ yếu liên quan tới các chức năng chính sau: (1) Tổng hợp lipit. (2) Loại bỏ độc tính của dược phẩm. (3) Tích trữ Ca2+. (4) Tổng hợp đường glucôzơ Hãy điền dấu (x) vào các ô tương ứng trong bảng dưới đây để chỉ sự có mặt phổ biến của SER ở mỗi cơ quan hay tế bào, đồng thời chỉ ra chức năng chính của SER tại đó bằng chọn các chức năng tương ứng như trên. SER có mặt SER không Chức năng tương ứng của SER TT Cơ quan hay tế bào rất phổ biến phổ biến trong trường hợp có mặt phổ biến 1 Tuyến thượng thận 2 Tuyến bã nhờn 3 Tế bào lông ruột 4 Cơ tim 5 Gan 6 Tụy 2.3. Trong sự di chuyển của các chất qua màng tế bào, phương thức khuếch tán qua kênh protein có những ưu thế gì so với phương thức khuếch tán qua lớp kép photpholipit? Câu 3: ngoccanh10493@gmail.com Trang 1/3
  2. 3.1. a) Hãy giải thích tại sao trong hô hấp tế bào, oxy không được sử dụng trực tiếp trong quá trình đường phân và chu trình Krebs, nhưng nó rất cần thiết cho sự tiếp tục của chúng. b) Khi không có oxy, các tế bào tiêu thụ glucose với tốc độ cao, ổn định. Khi oxy được thêm vào, tiêu thụ glucose giảm nhanh chóng và sau đó được duy trì ở mức thấp hơn. Tại sao glucose được tiêu thụ ở tốc độ cao trong trường hợp không có oxy và ở mức thấp trong sự hiện diện của nó? 3.2. Điểm kiểm soát chu kỳ tế bào là một vị trí trong chu kỳ tế bào, nơi sự phát triển của tế bào thông qua chu kỳ được giảm sát. a) Hình nào sau đây thể hiện đúng vị trí của các điểm kiểm soát (kí hiệu ǀ thể hiện cho các điểm kiểm soát) trong chu kì tế bào? Giải thích. b) Các điểm kiểm soát chu kỳ tế bào giúp bảo tồn tính chính xác của bộ gen bằng cách nào? Pha G0 có đặc điểm gì? Câu 4: 4.1. Vi khuẩn Desulforudis audaxviator sống ở độ sâu khoảng 2 dặm dưới mặt đất, nguồn năng lượng bắt nguồn từ sulfate, nhận electron từ hydro, và tổng hợp các phân tử hữu cơ từ carbon vô cơ được tìm thấy trong các đất đá xung quanh. Hãy mô tả các phân loại về mặt dinh dưỡng của D. audaxviator. 4.2. CH4 là chất khí đóng góp đáng kể đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Một trong những nơi tạo ra CH4 là ở những vùng đầm lầy. Một thí nghiệm mô tả quá trình tạo CH4 ở đáy đầm lầy được tiến hành như sau: Cho vào bình kín một chất hữu cơ vừa là nguồn cacbon vừa là nguồn electron, bổ sung các chất nhận electron, nitrat (NO3-), sunphat (SO42-), CO2 và một ít đất lấy ở đáy đầm lầy. Trong hai ngày đầu, người ta không phát hiện được CH4 trong bình, nhưng ngày thứ ba và thứ tư thấy CH4 xuất hiện trong bình với hàm lượng tăng dần. Hãy giải thích hiện tượng trên. 4.3. Có hai ống nghiệm bị mất nhãn, trong đó có một ống nghiệm chứa nấm men Saccharomyces cerevisiae (S. cerevisiae) và ống nghiệm còn lại chứa vi khuẩn Escherichia coli (E. coli). Hãy đưa ra 04 phương pháp giúp nhận biết ống nghiệm nào chứa nấm men S. cerevisiae và ống nghiệm nào chứa vi khuẩn E. coli. Câu 5: 5.1. Hình (A) cho thấy những thay đổi về độ ẩm tương đối của khí quyển vào các thời điểm khác nhau của ban ngày. Hình (B) cho thấy những thay đổi về áp suất trong xylem của cây trong cùng thời điểm tương ứng. ngoccanh10493@gmail.com Trang 2/3
  3. a) Giải thích mối quan hệ giữa độ ẩm tương đối của khí quyển và áp suất trong xylem. b) Giải thích sự chênh lệch quan sát được giữa áp suất trong xylem ở đỉnh cây (ở lá) và phía dưới cùng của cây (ở rễ). 5.2. Một số cây trồng năng suất cao nhất trên thế giới là cây C4. Tuy nhiên, cây lúa (Oryza sativa) – nguồn lương thực chính của nhiều nước trên thế giới, mọc ở vùng nhiệt đới và là cây trồng C3. Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu tìm ra khả năng sản xuất giống lúa biến đổi gen sử dụng con đường C4 trong quang hợp. Giải thích tại sao điều này có thể làm tăng năng suất lúa? Câu 6: 6.1. Thực vật là nguồn chất dinh dưỡng cho nhiều sinh vật, bao gồm các vi khuẩn, nấm và các virus. Mặc dù thực vật thiếu hệ thống miễn dịch khi so sánh với động vật nhưng chúng đã tạo ra các rào cản hóa học để ngăn cản sự xâm nhập của các tác mầm bệnh có thể gây ra các tổn thương đang kể. a) Hãy mô tả hai rào cản hóa học có thể có ở thực vật giúp chúng tự bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh. b) Con người có sự đáp ứng phức tạp đối với các mầm bệnh xâm nhập. Giải thích ít nhất 3 cách thức cơ thể người ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào môi trường trong cơ thể. c) Chỉ ra cách các protein bổ thể và các tế bào giết tự nhiên bảo vệ cơ thể khi mầm bệnh xâm nhập vào bên trong. 6.2. a) Bệnh nhân A, 2 tuổi, được sinh ra với một lỗ thủng ở vách liên thất (thông liên thất). Xét rằng áp lực máu ở tâm thất trái cao hơn đáng kể so với áp lực máu ở tâm thất phải, hãy dự đoán ảnh hưởng của thông liên thất đối với huyết áp ở động mạch phổi bệnh nhân A, huyết áp động mạch hệ thống và thay đổi dài hạn ở thành tâm thất. b) Các phép đo sau đây được thực hiện trên hai người (các giá trị được ghi vẫn ổn định trong một giờ): Thông số Người 1 Người 2 Nhịp tim 75 nhịp/phút 60 mL Thể tích tâm thu 90 nhịp/phút 90mL Người nào có hồi lưu tĩnh mạch (dòng máu trở về tim)? Người nào có thời gian làm đầy thất dài hơn? 6.3. Dựa trên hình bên về sự thay đổi nồng độ insulin trong huyết tương và thời gian sau khi ăn glucose (phút), những đường nào có khả năng nhất về những đáp ứng của một người khỏe mạnh và ở bệnh nhân tiểu đường type 1 và bệnh nhân tiểu đường type 2? Giải thích HẾT ngoccanh10493@gmail.com Trang 3/3