Đề thi thử lần II vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thị trấn Tứ Kì (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử lần II vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thị trấn Tứ Kì (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_lan_ii_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2014_2.doc
Nội dung text: Đề thi thử lần II vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thị trấn Tứ Kì (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT TỨ KỲ. Trường THCS Thị trấn Tứ Kỳ ĐỀ THI THỬ LẦN II VÀO LỚP 10 THPT Môn: Ngữ văn 9. Thời gian : 120 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 19 tháng 4 năm 2015. Đề gồm: 1 trang 03 câu. Câu 1:(2điểm) Cho đoạn thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (Sách Ngữ văn 9, tập II, trang 58). a,Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Do ai sáng tác? Sáng tác trong hoàn cảnh nào? b, Nêu biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong khổ thơ? Hình ảnh “tràng hoa” gợi ý nghĩa gì? Câu 2:(3điểm) Suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. Câu 3:(5 điểm) Phân tích vẻ đẹp anh thanh niên trong đoạn trích truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long. ( Sách Ngữ văn 9, tập I, trang 180-188) Hết
- PHÒNG GD & ĐT TỨ KỲ. Trường THCS Thị trấn Tứ Kỳ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÊ THI THỬ LẦN II VÀO LỚP 10 THPT Môn: Ngữ văn 9. Ngày thi:19/4/2015 Câu Đáp án Điểm 1 a.- Tên bài thơ: Viếng lăng Bác. 0,25 (2đ) - Tên tác giả: Viễn Phương. 0,25 - Hoàn cảnh sáng tác: 1976- Đất nước thống nhất được 0,5 một năm, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác và xúc động sáng tác bài thơ. b,+ Biện pháp tu từ đặc sắc: Ẩn dụ. 0,25 + Ý nghĩa hình ảnh “Tràng hoa”: - Đóa hoa kết thành tràng, chuỗi, vòng dâng lên Bác.Đoàn 0,25 người vào lăng viếng Bác tự họ kết thành tràng hoa dâng lên Bác với tình cảm nhớ thương. - “Tràng hoa” ẩn dụ cho những đóa hoa thành tích ở mọi 0,25 lĩnh vực trên khắp mọi miền đất nước dâng lên Bác báo công với Người. - Tác giả đã bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn vô hạn của 0,25 tác giả nói riêng, mọi người nói chung đối với Bác. 2(3đ) 1. Yêu cầu: a, Kiểu bài: Nghị luận xã hội (Nghị luận về tư tưởng đạo lý) b,Về hình thức: Bố cục 3 phần, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, câu và từ dùng chính xác c, Về mặt nội dung: HS trình bày bằng nhiều cách nhưng đảm bảo các ý sau: * Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: Tình bạn đẹp. *Hiểu đươc cơ sở xuất phát tình bạn: cùng trang lứa, sở thích * Lý giải tại sao tình bạn đẹp có một ý nghĩa thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con người: -Bạn động viên, chia sẻ, cảm thông, tiếp thêm sức mạnh cho ta. - Là nơi ta tâm sự lúc buồn vui. - Có một tình bạn đẹp ta được mở rộng mối quan hệ, nâng tầm hiểu biết. - Một người bạn tốt như một người thầy chỉ ra khuyết 2
- điểm để ta khắc phục. - Có một tình bạn đẹp cuộc sống của ta sẽ có ý nghĩa, không còn cô đơn lẻ loi * Nêu và phân tích được những tấm gương về một tình bạn đẹp. * Thực tế còn số ít người chưa thực sự quan tâm đến tình bạn: - Tình bạn xuất phát từ sự tình toán, vụ lợi, nói xấu, phản bội, hạ thấp danh dự * Rút ra bài học làm gì để xây dựng một tình bạn đẹp. * Liên hệ bản thân. 2. Chấm bài. -Điểm 3: Đảm bảo được những ý trên, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ,văn viết sắc sảo, không mắc lỗi diễn đạt. Bài viết thể hiện sáng tạo, có những ý kiến quan điểm mang tính cá nhân độc đáo. - Điểm 2: Đảm bảo cơ bản được những ý trên, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mắc ít lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Văn viết sơ sài, kể lan man. + GV tuỳ vào bài của HS để cân nhắc cho điểm hợp lý. Ưu tiên những bài lập luận chắc chắn,sáng tạo. 3(5đ) 1. Yêu cầu. a, Kiểu bài: Nghị luận văn học.(Nghị luận về nhân vật văn học) b,Về hình thức: Bố cục 3 phần, hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng,phân tích,cảm nhận sâu, đánh giá , liên hệ sắc sảo, diễn đạt lưu loát, biết liên kết và chuyển ý chuyển đoạn, trình bày sạch sẽ, không mất lỗi chính tả c, Về nội dung: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Phân tích được vẻ đẹp của anh thanh niên qua các ý sau: - Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Yêu đời, yêu thiên nhiên, lạc quan, yêu cuộc sống. - Ham hiểu biết, yêu khoa học. - Biết tổ chức cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp. - Khiêm tốn, thành thực. - Sống cởi mở, hiếu khách, luôn quan tâm đến người khác. *Nhận xét: - Cách kể chuyện nhẹ nhàng, chi tiết chân thực, tình huống bất ngờ thú vị, giọng văn đậm chất trữ tình 3
- - Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của thề hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Anh thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam đẹp ở lẽ sống cống hiến, thầm lặng. - Từ nhân vật anh thanh niên chúng ta bắt gặp một lẽ sống đẹp “Sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng mình”. - Liên hệ bản thân. 2. Chấm điểm. -Điểm 4,5: Đảm bào được các ý trên, bố cục rõ ràng, có dẫn chứng,phân tích, cảm nhận, so sánh, đánh giá,liên hệ sâu sắc, diễn đạt lưu loát, chuyển ý chuyển đoạn tốt - Điểm 2,3: Đảm bào các ý trên, chưa đánh giá, cảm nhận sâu,còn mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Văn viết hời hợt, sơ sài,thiên về kể. + GV tuỳ vào khả năng diễn đạt của HS để cân nhắc cho điểm hợp lý. Ưu tiên những bài làm hay có những nhận xét cảm nhận riêng, mang dấu ấn sáng tạo độc đáo. 4