Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý - Đề số 5

pdf 4 trang thaodu 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý - Đề số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_dia_ly_de_so_5.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý - Đề số 5

  1. Đề số 5 Câu 1: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hướng: A. sản xuất độc canh lúa gạo. B. phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình. C. phát triển kinh tế trang trại. D. tăng cường chuyên môn hóa sản xuất. Câu 2: Cho biểu đồ: NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG Ở HÀ NỘI Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội? A. Chế độ mưa có sự phân mùa. B. Tháng XII có nhiệt độ dưới 150C. C. Lượng mưa lớn nhất vào tháng VIII. D. Nhiệt độ các tháng trong năm không đều. Câu 3: Trong nghề cá, Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều ưu thế hơn vùng Bắc Trung bộ là do A. Tất cả các tỉnh đều giáp biển. B. Có các dòng biển gần bờ. C. Bờ biển có các vũng vịnh, đầm phá. D. Có hai ngư trường lớn. Câu 4: Yếu tố nào là cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thành 3 phân ngành: chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy sản? A. Đặc điểm sản xuất. B. Công dụng của sản phẩm. C. Phân bố sản xuất. D. Nguồn nguyên liệu. Câu 5: Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày với công nghiệp chế biến sẽ có tác động: A. nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. B. khai thác tốt về tiềm năng đất đai, khí hậu của mỗi vùng. C. tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. D. dễ thực hiện cơ giới hóa, thủy lợi hóa. Câu 6: Nhân tố nào làm cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Diện tích trồng cây lương thực lớn hơn. B. Truyền thống trồng cây lương thực lâu đời hơn. C. Trình độ thâm canh cao hơn. D. Năng suất lúa cao hơn Câu 7: Ý nào sau đây đúng với đặc điểm nguồn lợi sinh vật biển nước ta? A. Biển có độ sâu trung bình. B. Biển nhiệt đới ấm quanh năm. C. Sinh vật biển giàu, nhiều thành phần loài. D. Độ mặn trung bình khoảng 20-33‰. Câu 8: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới của Đông Nam Á là: A. vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào). B. khí hậu nóng ẩm, đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc. C. hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự. D. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 26, các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc nước ta gồm: A. Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai B. Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La. C. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai. D. Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái. Câu 10: Nguyên nhân gây mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì mùa đông là do hoạt động của A. Tín phong bán cầu Nam. B. gió mùa Tây Nam. C. gió mùa Đông Bắc. D. Tín phong bán cầu Bắc. Câu 11: Ngành công nghiệp nào được xem là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước? A. Khai thác dầu khí. B. Luyện kim. C. Sản xuất điện. D. Khai thác than. Câu 12: Để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của Đông Nam Bộ cần A. đẩy mạnh đầu tư vốn, công nghệ. B. thu hút mạnh nguồn lao động có trình độ. C. khai thác tối đa nguồn dầu mỏ của vùng. D. phát triển kinh tế biển. Câu 13: Vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta đang đặc biệt quan tâm đến đồng bào các dân tộc là A. các dân tộc ít người sống tập trung ở miền núi. B. mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng. C. phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi. D. sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Câu 14: Người Việt Nam ở nước ngoài tập trung nhiều nhất ở các quốc gia và khu vực nào? A. Bắc Mỹ, Châu Âu, Australia. B. Bắc Mỹ, Australia, Đông Á. C. Bắc Mỹ, Châu Âu, Nam Á. D. Châu Âu, Australia, Trung Á. Câu 15: Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất nước ta để xây dựng các cảng biển vì: A. núi ăn sát ra biển tạo ra nhiều vũng, vịnh, nước sâu, kín gió.
  2. B. thềm lục địa bị thu hẹp nên biển có độ sâu lớn. C. đây là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan. D. nằm ở vị trí trung chuyển của cả nước, có thể thu hút hàng hóa từ hai miền. Câu 16: Đường biên giới quốc gia trên biển là đường A. xác định chủ quyền với diện tích trên biển rộng hơn 1 triệu km2. B. song song với đường cơ sở, cách đường cơ sở 12 hải lí về phía biển. C. có ranh giới ngoài cùng chạy theo phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế. D. nối liền các đảo ven bờ và các mũi đất dọc bờ biển lúc triều cao nhất. Câu 17: Ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới nhờ có A. có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp. B. đất đỏ badan thích hợp. C. khí hậu cận xích đạo, phân hóa theo độ cao. D. địa hình chủ yếu là các cao nguyên. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, huyện đảo Lý Sơn và Phú Quý ở nước ta lần lượt thuộc các tỉnh: A. Quảng Trị, Bình Thuận. B. Quảng Ngãi, Khánh Hòa. C. Quảng Ngãi, Bình Thuận. D. Khánh Hòa, Bình Thuận. Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, vùng trồng cây ăn quả lớn nhất ở nước ta là A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 20: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là A. trở thành nước có GDP/ người vào loại cao nhất thế giới. B. không có tình trạng đói nghèo. C. thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh. D. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Câu 21: Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng vì nó góp phần A. tạo ra cơ cấu ngành đa dạng, khai thác hợp lí các tiềm năng của vùng. B. giải quyết việc làm cho một phần lao động, hạn chế nạn du canh du cư. C. hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiệu quả tiềm năng của biển. D. tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian. Câu 22: Cho biểu đồ: CƠ CẤU SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 Biểu đồ trên không đúng ở nội dung nào sau đây? A. Khoảng cách năm. B. Bảng chú giải. C. Tên biểu đồ. D. Chia tỉ lệ % sai. Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn? A. Cho năng suất sinh học cao. B. Có nhiều loại cây gỗ quý. C. Phân bố ở ven biển. D. Giàu tài nguyên động vật. Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Có sự phân hóa thành 2 tiểu vùng. B. Giáp cả Trung Quốc và Lào. C. Có dân số đông nhất so với các vùng khác. D. Có diện tích lớn nhất so với các vùng khác. Câu 25: Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng vì A. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng. B. Khu vực này tập trung rất nhiều khoáng sản. C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc. Câu 26: Nguyên nhân cơ bản nào phải khai thác tổng hợp vùng biển? A. Tài nguyên biển bị suy thoái nghiêm trọng. B. Tài nguyên biển đa dạng. C. Môi trường biển dễ bị chia cắt. D. Môi trương biển mang tính chất biệt lập. Câu 27: Việc phát triển vốn rừng ở Bắc Trung Bộ không nhằm mục đích nào sau đây? A. Chống cát bay, cát chảy xâm lấn đồng ruộng. B. Tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp giấy phát triển.
  3. C. Điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc. D. Bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, quý hiếm. Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết mùa hè khu vực có gió thổi theo hướng đông nam là A. Tây Bắc. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Bắc Trung Bộ. Câu 29: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo dinh dưỡng, nhiều cát ít phù sa sông là do: A. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. B. các sông miền Trung ngắn hẹp và rất nghèo phù sa. C. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. D. đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống. Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào có dòng chảy đổ sang lãnh thổ Trung Quốc? A. Sông Đà. B. Sông Mê Công. C. Sông Hồng. D. Sông Kỳ Cùng – Bắc Giang. Câu 31: Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng sông Cửu Long có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất là do A. có ưu thế về diện tích mặt nước lớn nhất cả nước. B. có vùng biển rộng với trữ lượng hải sản lớn nhất cả nước. C. có ngư trường trọng điểm với nhiều bãi tôm cá lớn. D. có khí hậu mang tính cận xích đạo gió mùa, ít biển động. Câu 32: Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để sản xuất nông nghiệp ổn định thì nhiệm vụ quan trọng là luôn phải A. phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch hại. B. phát triển các nhà máy chế biến gần với vùng sản xuất. C. sử dụng nhiều loại phân bón và thuốc trừ sâu. D. có các chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn. Câu 33: Cho bảng số liệu sau: LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn người) Năm Khu vực Nhà nước Khu vực ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2000 4 358,2 32 358,6 358,5 2010 5 107,4 42 214,6 1 726,5 Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2000 và 2010? A. Tròn. B. Miền. C. Cột. D. Đường. Câu 34: Hợp tác chặt chẽ với các nước trong việc giải quyết các vấn đề biển Đông và thềm lục địa là nhằm mục đích: A. để chuyển giao công nghệ trong việc thăm dò và khai thác chế biến khoáng sản. B. để giải quyết những tranh chấp trong nghề cá ở biển Đông, vùng vịnh Thái Lan. C. để giải quyết những tranh chấp về các đảo, quần đảo ngoài khơi. D. để bảo vệ lợi ích chính đáng của các nước, giữ chủ quyền, phát triển bền vững trong khu vực. Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết cao nguyên Mộc Châu thuộc khu vực đồi núi nào sau đây? A. Tây Bắc. B. Trường Sơn Bắc. C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 36: Để phát triển cây công nghiệp lâu năm trên quy mô lớn ở Tây Nguyên, biện pháp quan trọng hàng đầu là: A. đưa dân cư và lao động từ các vùng khác đến. B. thay đổi tập đoàn giống cây trồng. C. xây dựng cơ sở chế biến gắn với vùng chuyên canh. D. thực hiện các chính sách ưu đãi cho nông dân. Câu 37: Cho bảng số liệu: SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ CHỈ TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA CHÂU Á NĂM 2014 Khu vực Số khách du lịch đến (nghìn người) Chi tiêu của du khách (triệu USD) Đông Á 125 966 219 931 Đông Nam Á 97 262 70 578 Tây Nam Á 93 016 94 255 Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về sự phát triển du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014? A. Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á cao hơn so với khu vực Tây Nam Á. B. Số khách du lịch quốc tế đến khu vực Tây Nam Á cao hơn so với khu vực Đông Nam Á. C. Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á thấp hơn so với khu vực Đông Á. D. Số khách du lịch quốc tế đến với khu vực Đông Nam Á cao hơn so với khu vực Đông Á. Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, cho biết khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào sau đây? A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, tỉnh sản xuất chè lớn nhất khu vực Tây Nguyên là A. Đắk Lắk. B. Lâm Đồng. C. Gia Lai. D. Kon Tum. Câu 40: Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian qua là A. nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng. B. thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. C. nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội. D. nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.