Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 lần 6 - Page: Kiến thức Địa lý

pdf 6 trang thaodu 3740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 lần 6 - Page: Kiến thức Địa lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_dia_ly_nam_2019_lan_6_page_kien.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 lần 6 - Page: Kiến thức Địa lý

  1. PAGE: KIẾN THỨC ĐỊA LÍ www.facebook.com/kienthucdiali PAGE KIẾN THỨC ĐỊA LÍ KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019 Bài kiểm tra: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề. ĐỀ THI THỬ LẦN VI (Đề gồm có 06 trang) Họ và tên: SDB: Câu 1: Cơ cấu dân số nước ta có xu hướng già đi là do: A. Tỉ suất sinh giảm. B. Tuổi thọ trung bình tăng. C. Kết quả của chính sách kế hoạch hoá gia đình và chất lượng cuộc sống nâng cao. D. Số người trong độ tuổi lao động tăng. Câu 2: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 5 – Hành chính, số tỉnh của nước ta là: A. 58. B. 60. C. 62 D. 63. Câu 3: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 9 – Khí hậu, hướng gió chủ yếu vào tháng 1 (mùa đông) tại trạm Lạng Sơn là: A. Tây Nam. B. Đông Bắc. C. Bắc. D. Đông. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 10 – Các hệ thống sông, lưu lượng nước trung bình vào mùa lũ tại sông Hồng là: A. 4222 m3/s. B. 4770 m3/s. C. 23850 m3/s. D. 25330 m3/s. Câu 5: Căn cứ vào Atlat trang 5 – Hành chính, huyện đảo Côn Đảo và Bạch Long Vĩ lần lượt thuộc các tỉnh (thành phố): A. Sóc Trăng, Nam Định. B. Sóc Trăng, Thái Bình. C. Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng. D. Bà Rịa – Vũng Tàu, Nam Định. Câu 6: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 17 – Kinh tế chung, GDP của khu vực nông, lâm, thủy sản nước ta năm 2007 là khoảng: A. 20,3%. B. 53,0 nghìn tỉ đồng. C. 232,2 nghìn tỉ đồng. D. 233,0 nghìn USD. Câu 7: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 19 – Nông nghiệp, nhận xét nào sau đây không chính xác: A. Tốc độ tăng trưởng diện tích trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2007 là 119,7%. B. Các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc đều có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực là dưới 60%. C. Hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang có số lượng trâu nhiều hơn số lượng lợn. D. Năm 2007, diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm 68,3% so với diện tích trồng cây công nghiệp. Câu 8: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 9 – Khí hậu, khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 1600 mm là: A. dọc bờ phải sông Tiền. B. hai bên sông Ba. KTĐL – VI - Trang số 1/6
  2. PAGE: KIẾN THỨC ĐỊA LÍ www.facebook.com/kienthucdiali C. khu vực Cao Bằng, Lạng Sơn. D. thượng nguồn sông Chảy. Câu 9: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 21 – Công nghiệp chung, số trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất theo giá thực tế năm 2007 trên 40 nghìn tỉ đồng là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 10: Hai tỉnh (thành phố) có giá trị xuất khẩu hàng hóa (năm 2007) lớn nhất nước ta là: A. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. B. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương. C. TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. D. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai. Câu 11: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 12 – Thực vật và Động vật, tỉnh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta là: A. Bến Tre. B. Hậu Giang. C. Cà Mau. D. Kiên Giang Câu 12: Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác của nước ta gặp nhiều khó khăn chủ yếu là do: A. các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán. B. sự phân mùa khí hậu và mùa nước của sông ngòi. C. độ ẩm cao và có sự thay đổi theo thời gian. D. môi trường tự nhiên bị suy thoái. Câu 13: Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là: A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét. B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất. C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước. D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất. Câu 14: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bán cầu Bắc nên: A. Tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. B. chịu ảnh hưởng mạnh của xoáy nghịch nhiệt đới. C. các khối khí lạnh phương Bắc ảnh hưởng đến trong mùa đông. D. khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến trong mùa hạ. Câu 15: Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta trong thời gian qua do nguyên nhân nào sau đây? A. Biến đổi khí hậu. B. Chiến tranh tàn phá. C. Nạn buôn lậu động vật hoang dã. D. Thu hẹp diện tích rừng tự nhiên. Câu 16: Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông – Tây ở nước ta là do yếu tố tự nhiên nào sau đây? A. Do khác biệt giữa miền núi và đồng bằng. B. Do tác động của gió mùa và địa hình núi cao. C. Do tác động của gió mùa và bức chắn địa hình. D. Do ảnh hưởng của biển Đông. Câu 17: Hàn Quốc, Xin-ga-po, Đài Loan được xếp vào nhóm nước: A. công nghiệp mới. B. chậm phát triển. C. đang phát triển. D. phát triển. Câu 18: Ý nào sau đây không phải là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển giao thông vận tải đường biển? A. Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió. B. Nhiều đảo, quần đảo ven bờ. C. Có các dòng biển chạy ven bờ. D. Nằm trên đường hàng hải quốc tế. Câu 19: Đông Nam Bộ trở thành vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là nhờ: KTĐL – VI - Trang số 2/6
  3. PAGE: KIẾN THỨC ĐỊA LÍ www.facebook.com/kienthucdiali A. khai thác có hiệu quả các thế mạnh vốn có. B. giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước. C. có nguồn lao động trình độ cao và có dân cư tập trung đông nhất cả nước. D. nguồn nguyên liệu dồi dào từ nông – lâm – ngư nghiệp. Câu 20: Trong thời gian qua, đàn trâu ở nước ta không tăng mà có xu hướng giảm do: A. điều kiện khí hậu không thích hợp. B. nhu cầu sức kéo và thực phẩm giảm. C. do phát sinh nhiều dịch bệnh. D. chăn nuôi trâu hiệu quả kinh tế không cao. Câu 21: Các đồng bằng ở phía Đông của Bắc Trung Bộ không thuận lợi cho việc thâm canh cây lúa do: A. đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt. B. biển đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đồng bằng. C. thiếu nước trầm trọng vào mùa thu – đông. D. nhiệt độ thấp vào mùa đông, cây lúa sinh trưởng kém. Câu 22: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc nâng cấp các tuyến đường 19, 25, 26, đối với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. mở rộng hậu phương cho các cảng nước sâu. B. Nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu. C. mở rộng quan hệ với khu vực Nam Lào. D. Làm tăng vai trò trung chuyển hướng Bắc - Nam. Câu 23: Phương hướng chính để tăng sản lượng cao su ở Đông Nam Bộ là: A. mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây cao su. B. phát triển mạnh các mô hình kinh tế trang trại. C. tăng cường lực lượng lao động và cơ sở công nghiệp chế biến. D. thay thế dần các vườn cao su già bằng giống cao su mới cho năng suất cao. Câu 24: Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM Năm 2010 2012 2013 2014 Sản lượng xuất khẩu (triệu tấn) 6,9 8,1 6,6 6,3 Giá trị xuất khẩu (tỉ USD) 3,2 3,7 2,9 2,9 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015) Để thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo nước ta giai đoạn 2010 – 2014, biểu đồ thích hợp nhất là: A. đường. B. miền. C. kết hợp. D. cột. Câu 25: Điểm giống nhau giữa Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. có một mùa khô sâu sắc. B. đều có vị trí giáp biển. C. có một mùa đông lạnh. D. tiềm năng thủy điện lớn. Câu 26: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu không phát triển ở phía Bắc vì: A. gây ô nhiễm môi trường. B. vốn đầu tư xây dựng lớn. C. xa nguồn nguyên liệu dầu – khí. D. nhu cầu về điện không nhiều. Câu 27: Cho biểu đồ sau: KTĐL – VI - Trang số 3/6
  4. PAGE: KIẾN THỨC ĐỊA LÍ www.facebook.com/kienthucdiali SẢN LƯỢNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI BÒ NƯỚC TA QUA CÁC NĂM nghìn tấn triệu lít 300 278.9 293.9 285.4 293.1 600 250 549.5 500 456.4 200 400 381.7 150 300 306.7 100 200 50 100 0 0 2010 2011 2012 2013 2014 Năm Thịt bò hơi xuất chuồng Sản lượng sữa tươi Theo biểu đồ trên, nhận xét nào sau đây là chính xác: A. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng liên tục qua các năm. B. Sản lượng sữa tươi tăng nhanh nhưng không liên tục. C. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng năm 2014 nhiều gấp 102,7% so với năm 2013. D. Sản lượng sữa tươi năm 2014 nhiều hơn 242,8 triệu lít so với năm 2010. Câu 28: Ngành khai thác thủy sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì: A. có nhiều vùng trũng ngập nước. B. có nhiều bãi triều và rừng ngập mặn. C. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt. D. có ba mặt giáp biển, nhiều ngư trường lớn. Câu 29: Cho biểu đồ sau: Tên biểu đồ thích hợp nhất là: A. Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng đất của Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. B. Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất của Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên năm 2006. C. Biểu đồ thể hiện quy mô sử dụng đất của Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên năm 2006. KTĐL – VI - Trang số 4/6
  5. PAGE: KIẾN THỨC ĐỊA LÍ www.facebook.com/kienthucdiali D. Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng đất của Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên năm 2006. Câu 30: Sự khác biệt về cơ cấu cây trồng và vật nuôi của Tây Nguyên so với Đông Nam Bộ có được nhờ sự khác biệt của yếu tố: A. đất đai và nguồn nước. B. đất đai và khí hậu. C. địa hình và nguồn nước. D. địa hình và khoáng sản. Câu 31: Trong những năm qua, nước ta đã tập trung giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng: A. đẩy mạnh thâm canh lúa ở các vùng nông nghiệp. B. tăng cường hợp tác liên kết để thu hút lao động từ nước ngoài. C. đa dạng hóa các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề. D. hạn chế xuất khẩu lao động. Câu 32: Loại hình vận tải có vai trò không đáng kể về vận chuyển hành khách nước ta là: A. đường ô tô. B. đường sắt. C. đường hàng không. D. đường biển. Câu 33: Cho bảng số liệu: TỈ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ TỈ LỆ THIẾU VIỆC LÀM CÁC VÙNG NĂM 2010 (%) Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm Đồng bằng sông Hồng 2,69 5,46 Đồng bằng sông Cửu Long 3,31 9,33 Đông Nam Bộ 3,99 3,31 Nhận xét nào sau đây đúng: A. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ thiếu việc làm thấp nhất. B. Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất. C. Đông Nam Bộ có tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất. D. Đông Nam Bộ có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất. Câu 34: Nhân tố nào dưới đây là cơ sở quan trọng hàng đầu để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới? A. Nhiều lực lượng lao động. B. Khoa học - công nghệ tiến bộ. C. Kinh nghiệm cổ truyền. D. Thu hút đầu tư nước ngoài. Câu 35: Về lâu dài, sản lượng lương thực ở Đồng bằng sông Hồng sẽ đi tới chỗ giới hạn của khả năng sản xuất là do: A. Nhu cầu lương thực ngày càng tăng nhưng diện tích đất canh tác ngày càng giảm. B. Áp dụng các biện pháp KH-KT quá nhiều vào sản xuất làm suy giảm tài nguyên đất. C. Do dân số đông nên phải đẩy mạnh thâm canh nhưng về lâu dài sẽ làm giảm độ phì của đất. D. Thiên tai thường hay xảy ra ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lương thực. Câu 36: Khó khăn làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo hướng hàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến vùng tiêu thụ. B. dịch bệnh hại gia súc vẫn đe dọa lây lan trên diện rộng. C. trình độ chăn nuôi còn thấp kém, công nghiệp chế biến chưa phát triển. KTĐL – VI - Trang số 5/6
  6. PAGE: KIẾN THỨC ĐỊA LÍ www.facebook.com/kienthucdiali D. cơ sở thức ăn còn hạn chế. Câu 37: Hạn chế lớn trong việc phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là: A. thiếu nguyên liệu. B. xa thị trường. C. thiếu lao động. D. thiếu kĩ thuật và vốn. Câu 38: Về tự nhiên, miền Tây Trung Quốc không có đặc điểm: A. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. B. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các đồng bằng màu mỡ. C. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa. D. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Câu 39: Trong những năm gần đây, nguồn điện được sử dụng chủ yếu của nước ta là từ: A. thủy năng. B. đi-ê-zen và khí tự nhiên. C. năng lượng Mặt Trời, gió. D. từ năng lượng thủy triều, địa nhiệt. Câu 40: Thế mạnh của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước ta là: A. thỏa mãn nhu cầu trong nước và có khả năng cạnh tranh. B. có nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng trong nước. C. có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. D. là ngành truyền thống lâu đời và ít gây ô nhiễm môi trường. HẾT Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. PAGE: KIẾN THỨC ĐỊA LÍ KTĐL – VI - Trang số 6/6