Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 - Trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh

pdf 10 trang thaodu 2242
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 - Trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_dia_ly_nam_2019_truong_thpt_chu.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 - Trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh

  1. SỞ GĐ & ĐT ĐẮK NÔNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn thi: ĐỊA LÍ NGUYỄN CHÍ THANH Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Trình độ thâm canh của vùng đồng bằng sông Hồng là: A. Tương đối thấp. B. Khá cao.C. Cao.D. Thấp. Câu 2: Ý nào dưới đây thể hiện cấu trúc địa hình Việt Nam đa dạng? A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa B. Đồi núi thấp chiếm 60% diện tích lãnh thổ C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam D. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết quốc gia nào trong các quốc gia sau đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (năm 2007)? A. Trung Quốc. B. Đức.C. Hoa Kì.D. Ôxtrâylia. Câu 4: Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động: A. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng. B. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. C. Tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. D. Dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá. Câu 5: Đây là một trong những đặc điểm của mạng lưới đường ô tô của nước ta: A. Hơn một nửa đã được trải nhựa. B. Mật độ thuộc loại cao nhất khu vực. C. Về cơ bản đã phủ kín các vùng. D. Chủ yếu chạy theo hướng Bắc - Nam. Câu 6: Tính đa dạng sinh học của sinh vật biểu hiện ở. A. Thành phần loài có tính đa dạng, chất lượng và nhiều kiểu gen quý B. Số lượng thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý C. Giàu thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý D. Số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và các nguồn gen quý Câu 7: Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng A. Bắc Trung Bộ. B. Vịnh Thái Lan.C. Vịnh Bắc Bộ.D. Nam Trung Bộ. Câu 8: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2014 (Đơn vị: tỉ đồng - giá thực tế) Thành phần kinh tế Giá trị Trang 1
  2. Nhà nước 1080,8 Ngoài Nhà nước 1987,5 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2936,2 Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế ở nước ta năm 2014 lần lượt là: A. 10,8%, 49,8%, 39,4%. B. 18,0%, 33,1%, 48,9%. C. 19,0%, 47,9%, 33,1%.D. 19,1%, 38,9%, 42,0%. Câu 9: Đây là những địa danh làm nước mắm nổi tiếng nhất ở nước ta: A. Phan Thiết (Bình Thuận), Nha Trang (Khánh Hoà), Tuy Hoà (Phú Yên). B. Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang). C. Phú Quốc (Kiên Giang), Long Xuyên (An Giang), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu). D. Cát Hải (Hải Phòng), Nam Ô ( Đà Nẵng), Tuy Hoà (Phú Yên). Câu 10: Đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do A. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa. B. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sôi, cát trôi sông. C. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. D. Biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành. Câu 11: Theo quy hoạch, ở vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng (%): A. 50-60. B. 60-70.C. 80-90.D. 70-80. Câu 12: Vùng có mật độ dân số thấp nhất là: A. Cực Nam Trung Bộ. B. Tây Nguyên.C. Đông Bắc.D. Tây Bắc. Câu 13: Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta hiện nay là A. Trung du vả miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đông Nam Bộ.D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 14: Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là A. Đảm bảo việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đi đôi với sự phát triển kinh tế - xã hội. B. Duy trì hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu. C. Phòng chống, khắc phục các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán. D. Phát triển dân số và tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên sạch. Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau đây là di sản văn hóa thế giới? A. Phố cổ Hội An B. Vịnh Hạ Long C. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây NguyênD. Phong Nha - Kẻ Bàng Câu 16: Quá trinh đô thị hoá của nước ta 1954 - 1975 có đặc điểm: A. Quá trình đô thị hoá bị chững lại do chiến tranh. B. Phát triển rấtt mạnh trên cả hai miền. C. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau. D. Miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chững lại. Câu 17: Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản, nhờ có: Trang 2
  3. A. Phương tiện đánh bắt hiện đại. B. Nhân dân có kinh nghiệm đánh bắt. C. Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồD. Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng. Câu 18: Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trâu, sở, hồi ) là đặc điểm của vùng: A. Tây Nguyên B. Đồng bằng sông Hồng C. Trung du và miền núi Bắc BộD. Bắc Trung Bộ Câu 19: Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào: A. Sự phân bố dân cư. B. Sự phân bế các ngành sản xuất. C. Sự phân bố các tài nguyên du lịch.D. Sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ. Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô vừa của vùng đồng bằng sông Hồng? A. Hải Phòng, Nam Định. B. Nam Định, Hạ Long. C. Hải Dương, Nam Định.D. Hải Phòng, Hải Dương. Câu 21: Đây là một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cầu ngành công nghiệp nước ta: A. Xây dựng một cơ cầu ngành tương đối linh hoạt. B. Tăng nhanh tỉ trọng các ngành công nghiệp nhóm A. C. Đấy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. D. Cân đối tỉ trọng giữa nhóm A và nhóm B. Câu 22: Biển Đông là biển lớn thứ mấy trong số các biển ở Thái Bình Dương? A. 1 B. 2C. 3D. 4 Câu 23: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH, SỐ DÂN MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á NĂM 2015 TT Quốc gia Diện tích (nghìn km2) Số dân (triệu người) 1 Campuchia 181,0 15,4 2 Lào 236,8 6,9 3 Thái Lan 513,1 65,1 4 Việt Nam 331,0 91,7 Nước có mật độ dân số lớn nhất so với nước có mật độ dân số nhỏ nhất chênh nhau A. 3,3 lần. B. 9,6 lần.C. 2,2 lần.D. 6,9 lần. Câu 24: Gió phơn Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nhất vào thời gian A. Cuối mùa xuân đầu mùa hè. B. Nửa cuối mùa hạ. C. Đầu mùa thu - đông.D. Nửa đầu mùa hạ. Câu 25: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên: A. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá. B. Nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng. C. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mủa hạ nóng, mưa nhiều. D. Có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt. Câu 26: Khoáng sản kim loại đen ở nước ta bao gồm: Trang 3
  4. A. Quặng bôxit, mangan, titan, sắt. B. Quặng crôm, titan, apatit, bôxit. C. Quặng titan, crôm, sắt, mangan.D. Quặng sắt, bôxit, niken, mangan. Câu 27: Hướng chuyên môn hoá của tuyến công nghiệp Đông Anh - Thái Nguyên là: A. Hoá chất và vật liệu xây đựng. B. Vật liệu xây dựng và cơ khí. C. Cơ khí và luyện kim.D. Dệt may, xi măng và hoá chất. Câu 28: Feralit là loại đất chính ở Việt Nam vì: A. Trong năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt B. Có 3/4 diện tích đồi núi. C. Nước ta chủ yếu là vùng đồi núi thấp.D. Có khí hậu nhiệt đới ẩm Câu 29: Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ A. Chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên. B. Việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn. C. Dân cư đang có xu hương chuyên từ nông thôn lên thành thị. D. Việc đa đạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Câu 30: Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài khoảng (km): A. 1400 B. 2100C. 1100D. 2300 Câu 31: Hai tỉnh có điện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta hiện nay là: A. Cà Mau và Bạc Liêu. B. Ninh Thuận và Bình Thuận. C. Bến Tre và Tiền Giang.D. An Giang và Đồng Tháp. Câu 32: Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng? A. Tỉ suất tử của nước ta không biến động. B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm chủ yếu do tỉ suất tử tăng. C. Ti suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng tăng. D. Tỉ suất sinh của nước ta liên tục giảm. Câu 33: Cơ cấu công nghiệp được biêu hiện ở: A. Các ngành công nghiệp trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp B. Tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp C. Mối quan hệ giữa các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp D. Thứ tự về giá trị sản xuất của mỗi ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp Trang 4
  5. Câu 34: Vùng núi Trường Sơn Bắc có đặc điểm: A. Gồm các đãy núi song song và so le theo hướng tây bắc - đông nam B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi có hướng tây bắc – đông nam C. Gồm có khối núi và các cao nguyên xếp tầng D. Có các cánh cung lớn mở ra về phía bắc và đông Câu 35: Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì: A. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển. B. Có thềm lục địa thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a. C. Không có bão lại không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. D. Có những dãy núi ăn lan ra tận biển, đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh. Câu 36: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: A. Hội nhập vào nền kinh tế thế giới. B. Mở rộng đầu tư ra nước ngoài. C. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. D. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 37: Tỉnh nào sau đây có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Hà Giang. B. Quảng Ninh.C. Lạng Sơn.D. Hải Phòng. Câu 38: Ngư trường nào sau đây không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta? A. Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang. B. Ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh. C. Ngư trường Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh. D. Ngư trường quần đảo Hoàng Sa quần đáo Trường Sa. Câu 39: Ý nào sau đây không phải là một đặc điểm của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? A. Có tác động đến sự phát triển các ngành khác. B. Đem lại hiệu quả kinh tế cao. C. Có thế mạnh lâu dài để phát triển. D. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Câu 40: Quần đảo Kiên Hải thuộc tỉnh nào của nước ta? A. Cà Mau. B. Sóc Trăng.C. Bạc Liêu.D. Kiên Giang. Đáp án 1-B 2-C 3-C 4-B 5-C 6-D 7-D 8-B 9-B 10-D 11-D 12-D 13-A 14-B 15-A 16-C 17-D 18-C 19-C 20-C 21-A 22-B 23-B 24-D 25-B 26-C 27-C 28-D 29-D 30-A 31-A 32-D 33-B 34-A 35-A 36-D 37-B 38-C 39-D 40-D Trang 5
  6. LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B Trình độ thâm canh của vùng đồng bằng sông Hồng cao nhờ áp dụng khoa học kĩ thuật và sử dụng nhiều giống mới, các loại phân bón trong sản xuất nông nghiệp. Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh cao nhất cả nước. Câu 2: Đáp án C Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt; địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.(SGK/29 Địa lí 12) Câu 3: Đáp án C Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, xác định và so sánh giá trị của các thị trường xuất khẩu: - Đức: Từ trên 2 - 4 tỉ đô la Mĩ. - Trung Quốc; Ôxtrâylia: Từ 4 - 6 tỉ đô la Mĩ. - Hoa Kì: Trên 6 tỉ đô la Mĩ. => Như vậy Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (năm 2007) Câu 4: Đáp án B Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm: nhờ giảm bớt chi phí vận chuyển từ các nông trường đến nhà máy sản xuất, mặt khác nông sản qua khâu chế biến được nâng cao giá trị và bảo quản tốt hơn. Câu 5: Đáp án C Mạng lưới đường ô tô của nước ta về cơ bản đã phủ kín các vùng (SGK/131 Địa lí 12) Câu 6: Đáp án D Tính đa dạng sinh học của sinh vật biểu hiện ở: Số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và các nguồn gen quý. SGK Địa lí 12, Cơ bản, trang 59. Câu 7: Đáp án D Quan sát Atlat trang 6-7 (đọc bảng kí hiệu phân tầng độ sâu), dễ nhận thấy vùng biển Nam Trung Bộ nước ta có thềm lục địa hẹp, ăn sát vào phần đất liền và vùng biển sâu với nền màu xanh đậm (phần lớn có độ sâu từ 1000 – 4000m) => Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng Nam Trung Bộ. Câu 8: Đáp án B Áp dụng công thức tính tỉ trọng thành phần A = (Giá trị A / Tổng giá trị) x 100 (%) - Biết: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2014 = 6004,5 tỉ đồng - Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế ở nước ta năm 2014 lần lượt là: + Khu vực nhà nước: (1080,8 / 6004,5) x110 =18,0% + Khu vực Ngoài nhà nước: (1987,5 / 6004,5 ) = 33,1% + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: (2936,2 / 6004,5) = 48,9% Câu 9: Đáp án B Trang 6
  7. Những địa danh làm nước mắm nổi tiếng nhất ở nước ta là: Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang). Câu 10: Đáp án D Do biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đồng bằng nên đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa. Câu 11: Đáp án D Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70- 80%.(SGK/58 Địa lí 12) Câu 12: Đáp án D Vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc (69 người/km 2). (Tham khảo bảng SGK Địa lí 12, Cơ bản, trang 69). Câu 13: Đáp án A Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta hiện nay là Trung du vả miền núi Bắc Bộ (167 đô thị). (Tham khảo bảng SGK Địa lí 12, Cơ bản, trang 78). Câu 14: Đáp án B Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là: Duy trì hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người. (SGK/65 Địa lí 12) Câu 15: Đáp án A Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, di sản văn hóa thế giới là Phố Cổ Hội An. Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Câu 16: Đáp án C Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954 - 1975 có đặc điểm là hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau: miền Nam, chính quyền Sài Gòn dùng “đô thị hóa” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh; miền Bắc đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có (SGK/77 Địa lí 12) Câu 17: Đáp án D Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản, nhờ có đường bờ biển đài, vùng đặc quyền kinh tế rộng. (4 ngư trường rộng lớn, vùng biển có nhiều bãi tôm, cá). Câu 18: Đáp án C Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trâu, sở, hồi ) là đặc điểm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Do vùng có khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gó mùa có mùa đông lạnh thích hợp với điều kiện sinh thái các loại cây cận nhiệt và ôn đới. Câu 19: Đáp án C Sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào: Sự phân bố các tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề phát triển của ngành du lịch. Câu 20: Đáp án C Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô vừa của vùng đồng bằng Sông Hồng là: Trang 7
  8. - Hải Phòng có quy mô lớn => loại A, D - Hạ Long, Nam Định, Hải Dương có quy mô vừa. Tuy nhiên Hạ Long thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ => loại B, đáp án đúng là C Câu 21: Đáp án A Phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cầu ngành công nghiệp nước ta là: Xây dựng một cơ cầu ngành tương đối linh hoạt, thích nghi với thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới. (SGK Địa lí 12, Cơ bản, trang 114). Câu 22: Đáp án B Biển Ðông Việt Nam là biển lớn đứng thứ hai trong số các biển thuộc Thái Bình Dương và thứ ba trên toàn thế giới, diện tích tới 3.447.000 km2 Câu 23: Đáp án B - Áp dụng công thức tính: mật độ dân số = số dân/diện tích (người/km2) Campuchia = 85 người/km2 Lào = 29 người/km2 (thấp nhất) Thái Lan = 127 người/km2 Việt Nam = 277 người/km2 (lớn nhất) => Sự chênh lệch giữa nước có mật độ dân số lớn nhất (Việt Nam) so với nước có mật độ dân sô nhỏ nhất (Lào) là: = 277 / 29 = 9,6 (lần) Câu 24: Đáp án D Nửa đầu mùa hạ, gió phơn Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nhất (bản chất là khối khí Bắc Ấn Độ Dương, sau khi vượt dãy Trường Sơn và các dãy núi biên giới Việt Lào tràn xuống đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ và nam Tây Bắc bị biến tính trở nên khô nóng). Câu 25: Đáp án B Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên hằng năm nhận được một lượng bức xạ Mặt Trời lớn do có góc nhập xạ lớn khiến nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng. Câu 26: Đáp án C Khoáng sản kim loại đen ở nước ta bao gồm: Quặng titan, crôm, sắt, mangan. Câu 27: Đáp án C Hướng chuyên môn hoá của tuyến công nghiệp Đông Anh - Thái Nguyên là cơ khí và luyện kim. (SGK Địa lí 12, Cơ bản, trang 114). Câu 28: Đáp án D Feralit là loại đất chính ở Việt Nam vì nước ta có khí hậu của vùng nhiệt đới ẩm (quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng). Câu 29: Đáp án D Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ việc đa đạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người dân (Phát triển thêm các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ). Câu 30: Đáp án A Trang 8
  9. Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài khoảng hơn 1400 (km). Câu 31: Đáp án A Hai tỉnh có điện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta hiện nay là: Cà Mau và Bạc Liêu (Chiếm 45% diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản). Câu 32: Đáp án D Biểu đồ cho thấy: - Tỉ suất tử của nước ta biến động qua các năm => A sai. - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm chủ yếu do tỉ suất sinh giảm => B sai. - Ti suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm => C sai. - Tỉ suất sinh của nước ta liên tục giảm (từ 44% xuống 16,2%) => D đúng. Câu 33: Đáp án B Cơ cấu công nghiệp được biêu hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. (SGK Địa lí 12, Cơ bản, trang 113). Câu 34: Đáp án A Vùng núi Trường Sơn Bắc có đặc điểm: Gồm các đãy núi song song và so le theo hướng tây bắc - đông nam. Câu 35: Đáp án A Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì: Có nhiệt độ cao, ổn định quanh năm và nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển nên nước biển có độ mặn cao (ít bị hòa tan). Câu 36: Đáp án D Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp hóa. hiện đại hóa đất nước.(SGK/82 Địa lí 12) Câu 37: Đáp án B Quảng Ninh là tỉnh duy nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển, do là đây là tỉnh duy nhất của vùng giáp biển. Câu 38: Đáp án C - Các ngư trường trọng điểm của nước ta: + Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan). + Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu. + Ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ). + Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Vậy Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh không phải là ngư trường trọng điểm của nước ta Câu 39: Đáp án D Đặc điểm của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay: có thế mạnh lâu dài để phát triển; đem lại hiệu quả kinh tế cao, có tác động đến sự phát triển các ngành khác. Nhận định: Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm là sai. Câu 40: Đáp án D Trang 9
  10. Kiên Hải là một huyện đảo của tỉnh Kiên Giang nằm ngoài khơi vùng biển Tây Nam Việt Nam. Trang 10