Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 - Trường THPT Đại An

doc 4 trang thaodu 2890
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 - Trường THPT Đại An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_dia_ly_nam_2019_truong_thpt_dai.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 - Trường THPT Đại An

  1. SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT ĐẠI AN Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: ĐỊA LÍ Câu 1: Hai vấn đề quan trọng trong bảo vệ môi trường ở nước ta là A. sự suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm tài nguyên đất. B. suy giảm đa dạng sing học và suy giảm tài nguyên nước C. Sự suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm tài nguyên nước. D. mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Câu 2 . Tổ chức kinh tế lớn nhất hành tinh hiện nay là: A. WTO B. EU C. NAFTA D. APEC Câu 3: Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến, nên có đặc tính là A. độ mặn không lớn. B. nóng ẩm. C. có nhiều dòng hải lư.u D. biển tương đối lớn. Câu 4: Gia tăng dân số nhanh không mang tới hậu quả nào sau đây? A. Tạo sức ép lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội. B. Làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên và môi trường. C. Làm thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn. D. Ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết miền khí hậu phía Nam gồm những vùng khí hậu nào sau đây? A. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. B. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ. C. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc Bộ. D. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. Câu 6: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, ngã ba biên giới Việt Nam – Trung Quốc - Lào thuộc tỉnh: A. Điện Biên. B. Lai Châu. C. Hòa Bình. D. Sơn La. Câu 7: Vai trò quan trọng của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với nông nghiệp không phải là A. góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. B. làm đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. C. thúc đẩy việc sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. D. tăng chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết sân bay nào sau đây không phải là sân bay quốc tế? A. Đà Nẵng. B. Tân Sơn Nhất.C. Liên Khương. D. Nội Bài. Câu 9: Cát trắng, nguyên liệu quý để làm thủy tinh pha lê tập trung ở các đảo thuộc các tỉnh A. Quảng Ninh, Quảng Bình B. Ninh Thuận, Bình Thuận. C. Khánh Hòa, Đà Nẵng. D. Quảng Ninh, Khánh Hòa. Câu 10: Chuyển biến cơ bản của ngành ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là A. tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục. B. có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực (21 mặt hàng năm 2006). C. thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. D. có nhiều bạn hàng lớn như Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc, Ôxtrâylia. Câu 11: cho biết hồ thủy điện Yali được cung cấp nước từ sông nào? A. Sông Easup. B. Sông Ba. C. Sông Krong Anna. D. Sông Krong BơLan. Câu 12: Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là A. lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.B. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa. C. lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía. D. lúa mì, dừa, cà phê, ca cao, mía. Câu 13: hãy cho biết các vùng nào sau đây ở nước ta có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất (dưới 60% - năm 2007)? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ B. Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ C. Đông Nam bộ và Duyên hải miền Trung D. Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên Câu 14. Lôt an giơ lét - một trung tâm công nghiệp có qui mô rất lớn với các ngành công nghiệp hiện đại của Hoa Kỳ nằm ở A. ven biển phía Tây Bắc. B. ven biển phía Tây Nam. C. ven biển phía Đông Bắc. D. ven vịnh Mêhicô. Câu 15: Gió phơn Tây Nam chủ yếu hoạt động ở khu vực A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. C. Duyên hải Nam Trung bộ. D. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Câu 16: Hiện tượng ngập úng ở đồng bằng sông Hồng không chỉ do mưa lớn, mà còn do A. ảnh hưởng của triều cường. B. địa hình dốc, nước tập trung mạnh. C. địa hình thấp lại bị bao bọc bởi hệ thống đê sông, đê biển. D. không có các công trình thoát lũ. Câu 17: Nguyên nhân làm cho quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển là A. nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. B. nước ta hội nhập quốc tế và khu vực. C. quá trình công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh. D. nước ta thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài. Câu 18: Điều kiện nào sau đây không cần thiết đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm? A. Đất phù sa có diện tích rộng. B. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Trang 1/4 - Mã đề DL1
  2. C. Nguồn lao động dồi dào. D. Cơ sở chế biến phát triển. Câu 19: Nơi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt là A. bãi triều. B. các ô trũng ở đồng bằng. C. đầm phá. D. rừng ngập mặn. Câu 20: Ý nào không đúng trong việc phát huy các thế mạnh của vùng TDMNBB? A. Góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của vùng. B. Nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc, thay đổi tập quán sản xuất, thu hút lực lượng lao động. C. Bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biên giới. D. Ngăn chăn được các rủi ro thiên tai đến với vùng. Câu 21: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là A. xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh. B. phát triển các mô hình kinh tế trang trại. C. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. D. thay đổi giống cây trồng. Câu 22: Cho bảng số liệu Giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 – 2014 (Đơn vị: tỉ USD) Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu 2000 30,1 14,5 15,6 2005 69,2 32,4 36,8 2010 157,0 72,2 84,8 2014 298,0 148,2 150,8 Từ số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất – nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014? A. Tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cao hơn so với tổng giá trị kim ngạch cũng như giá trị kim ngạch nhập khẩu. B. Về cán cân ngoại thương, nước ta luôn ở trong tình trạng nhập siêu. C. Mức tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân năm có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây. D. So với các năm còn lại, năm 2010 có giá trị nhập siêu nhỏ nhất. Câu 23: Tác động của ngành công nghiệp khai thác dầu khí đến nền kinh tế của Đông Nam Bộ là A. đảm bảo an ninh quốc phòng. B. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. C. tạo việc làm cho người lao động. D. đa dạng hóa các sản phẩm của vùng. Câu 24: Cơ sở năng lượng của vùng Đông Nam Bộ được giải quyết chủ yếu theo hướng A. phát triển nguồn điện và sử dụng điện của mạng lưới điện. B. sử dụng điện nguyên tử và nguồn năng lượng Mặt Trời. C. mua điện từ nước ngoài và sử dụng nguồn năng lượng Mặt Trời. D. sử dụng phong điện và năng lượng Mặt Trời. Câu 25: Phương hướng quan trọng nhất để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là A. đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản. B. mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước. C. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu. D. tăng cường chăn nuôi gia súc lớn. Câu 26: Mùa mưa ở miền Trung đến muộn hơn so với cả nước do tác động của A. Frông lạnh vào mùa thu – đông. B. Các dãy núi đâm ngang ra biển. C. Gió phơn Tây Nam khô nóng vào đầu mùa hạ. D. Bão đến tương đối muộn so với miền Bắc. Câu 27: Điểm khác biệt lớn nhất trong sản xuất điện của miền Nam so với miền Bắc nước ta là A. có nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn nhất cả nước. B. xây dựng được một số nhà máy điện nguyên tử và điện gió. C. có các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than antraxit. D. có các nhà máy nhiệt điện với công suất lớn hơn. Câu 28: Nguyên nhân chủ yếu làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta khá đa dạng và tương đối đầy đủ các ngành là do A. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. Nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường. C. Đất nước hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. D. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng. Câu 29: Thế mạnh phát triển kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. phát triển cây công nghiệp nhiệt đới và cận xích đạo. B. phát triển công nghiệp theo chiều sâu. C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành. D. phát triển thủy điện, khai thác khoáng sản; trồng và chế biến cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Câu 30: Điểm khó khăn về mạng lưới đường sông nước ta là A. trang bị các cảng sông còn nghèo nàn. B. các phương tiện vận tải ít được cải tiến. Trang 2/4 - Mã đề DL1
  3. C. các luồng lạch bị sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu. D. tổng năng lực bốc xếp của các cảng còn thấp. Câu 31: Với diện tích 23,6 nghìn km2 và dân số 12 triệu người (năm 2006), mật độ dân số trung bình của Đông Nam Bộ là A. 508,5 người/km2 B. 509,1 người/km2 C. 510,6 người/km2 D. 511,0 người/km2 Câu 32 Từ lâu, Liên bang Nga đã được coi là cường quốc về A. công nghiệp luyện kim của thế giới. B. công nghiệp vũ trụ, nguyên tử của thế giới. C. công nghiệp chế tạo máy của thế giới. D. công nghiệp dệt của thế giới. Câu 33: Cho bảng số liệu Giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995 – 2014 Khu vực 1995 2005 2010 2014 Kinh tế trong nước 7672,4 33 084,3 42 277,2 49 037,3 Khu vực có vốn đầu tư 6810,3 39 152,4 72 252,0 101 179,8 nước ngoài Tổng số 14 482,7 72 236,7 114 529,2 150 217,1 Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014? A. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước ta tăng nhanh. B. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của cả hai khu vực trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng. C. Giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng ngày càng chiếm ưu thế hơn so với khu vực kinh tế trong nước. D. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của khu vực trong nước tăng nhanh hơn khu vực vó vốn đầu tư nước ngoài. Câu 34: Ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng A. Phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch B. Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo C. Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa. D. Tất cả các ý trên. Câu 35: Các ngành công nghiệp chủ yếu hiện nay của Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản; sản xuất hàng tiêu dùng. B. Vật liệu xây dựng, chế biến nông – lâm – thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng. C. Đóng tàu, chế biến nông – lâm – thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng. D. Điện tử, hóa chất, chế biến nông – lâm – thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 36: Phát biểu nào sau đây không đúng với hướng phát triển trong công nghiệp của khu vực Đông Nam Á hiện nay? A. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài. B. Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. C. Hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ. D. Đẩy mạnh khai thác nguồn khoáng sản giàu có. Câu 37: Nguyên nhân khiến Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực theo đầu người thấp là do A. số dân rất đông. B. diện tích đồng bằng nhỏ. C. trồng cây lương thực. D. chăn nuôi. Câu 38: Cho biểu đồ Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào sau đây? A. Diện tích và sản lượng cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014. B. Tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014. C. Tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014. Trang 3/4 - Mã đề DL1
  4. D. Cơ cấu diện tích cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014. Câu 39: Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo xuất khẩu nước ta là A. giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. B. nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến. C. nắm bắt được những biến đổi của yêu cầu thị trường. D. sản xuất nhiều giống lúa đặc sản, phù hợp nhu cầu thị trường. Câu 40: Cho bảng số liệu Cơ cấu giá trị nhập khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014 Mặt hàng 2000 2005 2010 2012 2014 Tổng giá trị (triệu USD) 15 636,5 36 761,1 84 838,6 113 708,4 147 849,1 Máy móc thiết bị (%) 30,6 27,5 30,8 35,2 38,2 Nguyên, nhiên, vật liệu (%) 63,2 64,4 59,3 55,8 53,0 Hàng tiêu dùng (%) 6,2 8,1 9,9 9,0 8,8 Để thể hiện cơ cấu giá trị nhập khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột chồng B. Miền C. Tròn. D. Kết hợp HẾT Trang 4/4 - Mã đề DL1