Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 17 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)

docx 6 trang thaodu 3000
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 17 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_de_so_17_tong_van_sinh.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 17 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 17 Câu 1) Hợp chất tham gia phản ứng tráng bạc là A. saccarozơ. B. tinh bột. C. xenlulozơ. D. glucozơ. Câu 2) Số đồng phân este mạch hở ứng với CTPT C3H6O2 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3) Chất có phản ứng với dung dịch Br2 là A. Alanin. B. Metylamin. C. Triolein. D. Phenyl clorua. Câu 4) Dãy kim loại tan hoàn toàn trong H2O ở điều kiện thường là A. Fe, Na, K. B. Ca, Ba, K. C. Ca, Mg, Na. D. Al, Ba, K. Câu 5) Glyxin là tên gọi của chất nào sau đây? A.C6H5NH2. B. NH2CH2COOH. C. CH3NH2. D. CH3-CH(NH2)-COOH. Câu 6) Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm? A. 2Al + 3CuSO4  Al2(SO4)3 + 3Cu. B. 8Al + 3Fe3O4  4Al2O3 + 9Fe. ®pnc C. 2Al2O3  4Al + 3O2. D. 2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2. Câu 7) Gluxit nào sau đây được gọi là đường mía? A. Saccarozơ. B. Tinh bột. C. Glucozơ. D. Fructozơ. Câu 8) Các kim loại Fe, Cr, Cu cùng tan trong dung dịch nào sau đây? A. HCl. B. HNO3 đặc nguội. C. HNO3 loãng. D. H2SO4 đặc nguội. Câu 9) Polime của loại vật liệu nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ? A. Cao su buna. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ visco. D. Nhựa PVC. Câu 10) Có 3 mẫu hợp kim cùng khối lượng: Al-Cu, Cu-Ag, Mg-Al. Dùng hóa chất nào sau đây có thể phân biệt 3 mẫu hợp kim trên? A. KOH. B. HCl. C. HNO3. D. H2SO4 đặc nguội. Câu 11) Glucozơ phản ứng với chất nào cho axit gluconic? o A. Cu(OH)2. B. H2/Ni, t . C. Dung dịch Br2. D. Dung dịch AgNO3/NH3. Câu 12) Trường hợp nào sau đây tạo hợp chất Fe(II)? A. Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Đốt dây sắt trong bình đựng khí Cl2. C. Nhúng thanh sắt vào dung dịch AgNO3 dư. D. Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 dư. Câu 13) Nhúng một lá sắt (dư) vào dung dịch chứa một trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng lấy lá sắt ra, có bao nhiêu trường hợp tạo muối sắt (II)? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 14) Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng cho khí H2. Mặt khác, oxit của X bị khí H2 khử thành kim loại ở nhiệt độ cao. X là kim loại nào? A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Cu. Câu 15) Trường hợp nào sau đây thu được kim loại? A. Nhúng thanh đồng vào dung dịch FeCl3 dư. B. Đốt quặng Ag2S trong oxi không khí. C. Cho viên Na vào dung dịch CuSO4 dư. D. Điện phân dung dịch NaCl (có màng ngăn điện cực). Câu 16) Chất không phản ứng với dung dịch HCl là A. phenyl clorua. B. anilin. C. glyxin. D. Ala-Gly. Câu 17) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về amino axit? A. Dung dịch amino axit luôn làm đổi màu quì tím. B. Amino axit là hợp chất hữu cơ đa chức. C. Hầu hết amino axit ở thể rắn, ít tan trong nước. D. Amino axit tồn tại trong thiên nhiên thường là α-amino axit. - o Câu 18) Cho sơ đồ sau: X Cu(OH)2 /OH Dung dịch màu xanh lam t Kết tủa đỏ gạch. X là dung dịch nào sau đây? A. Protein. B. Triolein. C. Glucozơ. D. Vinyl fomat. Câu 19) Chọn cặp chất không xảy ra phản ứng? A. Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2. B. Dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch KHSO4. C. Dung dịch NH2CH2COONa và dung dịch KOH. D. Dung dịch C6H5NH3Cl và dung dịch NaOH. Câu 20) Cho các dung dịch FeCl3, HCl, HNO3 loãng, AgNO3, ZnCl2 và dung dịch chứa (KNO3, H2SO4 loãng). Số dung dịch tác dụng được với kim loại Cu ở nhiệt độ thường là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Page 1
  2. Câu 21) Dãy các polime khi đốt cháy hoàn toàn đều thu được khí N2 là A. tơ olon, tơ tằm, tơ capron, cao su buna-N. B. tơ lapsan, tơ enang, tơ nilon-6, xenlulozơ. C. protein, poli(metyl metacrylat), PVC, nilon-6,6. D. amilopectin, cao su buna-S, tơ olon, tơ visco. Câu 22) Cho dãy các chất: metyl metacrylat, triolein, saccarozơ, xenlulozơ, glyxylalanin, tơ nilon-6,6. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 23) Cho các phát biểu: (1) Protein phản ứng màu biure Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho màu tím đặc trưng. (2) Protein dạng sợi tan trong nước tạo dung dịch keo. (3) Protein tác dụng với HNO3 đặc, cho kết tủa vàng. (4) Protein đều là chất lỏng ở điều kiện thường. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24) Cho các nhận định sau: (1) Tất cả các ion kim loại chỉ bị khử. (2) Hợp chất cacbohiđrat và hợp chất amino axit đều chứa thành phần nguyên tố giống nhau. (3) Dung dịch muối mononatri của axit glutamic làm quì tím chuyển sang màu xanh. (4) Cho kim loại Ag vào dung dịch FeCl2 thì thu được kết tủa AgCl. (5) Tính chất vật lí chung của kim loại do các electron tự do gây ra. (6) Phản ứng thủy phân este và protein trong môi trường kiềm đều là phản ứng một chiều. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 25) X có CTPT C2H7O2N. Biết X vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl. Số đồng phân cấu tạo mạch hở của X là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 26) Cho chuỗi phản ứng sau: X + HCl Y + NaOH X. Chất X nào sau đây phù hợp? A. C6H5NH2. B. Ala-Gly. C. HCOONH4. D. NH2CH2COOH. Câu 27) Cho 10g hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 6,4. B. 3,4. C. 4,4. D. 5,6. Câu 28) Thủy phân 0,2 mol metyl axetat trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Khối lượng ancol tạo ra có giá trị là A. 9,2g. B. 7,36g. C. 5,12g. D. 6,4g. Câu 29) Cho 2,655g amin no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,8085g muối. CTPT của X là A. C3H9N. B. C3H7N. C. CH5N. D. C2H7N. Câu 30) Thủy phân hoàn toàn 11,44g este no, đơn chức, mạch hở X với 100 ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98g một ancol Y. Tên gọi của X là A. etyl fomat. B. etyl axetat. C. etyl propionat. D. propyl axetat. Câu 31) Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X được 3,36 lít khí CO2; 0,56 lít khí N2 (đktc) và 3,15g H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối NH2CH2COONa. CTCT của X là A. NH2CH2CH2COOH. B. NH2CH2COOCH3. C. NH2CH2CH2COOC3H7. D. NH2CH2CH2COOC2H5. Câu 32) Cho 6,8g hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào 325 ml dung dịch CuSO4 0,2M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và 6,96g hỗn hợp kim loại Z. Khối lượng Fe bị oxi hóa bởi ion Cu2+ là A. 1,4g. B. 4,2g. C. 2,1g. D. 2,8g. Câu 33) Cho 8,6g hỗn hợp gồm Cu, Cr, Fe nung nóng trong oxi dư đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,8g hỗn hợp X. Để tác dụng hết với các chất có trong X cần V lít dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là A. 0,25. B. 0,15. C. 0,2. D. 0,1. Câu 34) Đốt cháy 6,72g kim loại M với oxi dư thu được 8,4g oxit. Nếu cho 5,04g M tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Thể tích khí NO ở đktc là A. 1,176 lít. B. 2,016 lít. C. 2,24 lít. D. 1,344 lít. Câu 35) Cho hỗn hợp A gồm Fe2O3 và Cu tác dụng với dung dịch HCl, thu được dung dịch X chứa 40,36g chất tan và một chất rắn không tan. Cho một lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch X đến khi phản ứng kết thúc thì thu được 0,01 mol khí NO và m gam kết tủa Z. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là A. 113,44. B. 91,84. C. 107,7. D. 110,2. Câu 36) Cho 33,9g hỗn hợp bột Zn và Mg (tỉ lệ mol 1 : 2) tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm Page 2
  3. N2O và H2. Hỗn hợp khí B có tỉ khối so với He bằng 8,375. Giá trị gần nhất của m là A. 240. B. 300. C. 312. D. 308. Câu 37) Đốt cháy hết 25,56g hỗn hợp X gồm hai este đơn chất thuộc cùng dãy đồng đẳng liên tiếp và một amino axit Z thuộc dãy đồng đẳng của glyxin (MZ > 75) cần đúng 1,09 mol O2, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng 48 : 49 và 0,02 mol khí N2. Cũng lượng X trên cho tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam rắn khan và một ancol duy nhất. Biết KOH dùng dư 20% so với lượng phản ứng. Giá trị của m là A. 38,792. B. 34,76. C. 31,88. D. 34,312. Câu 38) Hỗn hợp X gồm valin (có công thức NH2C4H8COOH) và đipeptit glyxylalanin. Cho m gam X vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M (loãng), thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1,75M đun nóng thu được dung dịch chứa 30,725g muối. Phần trăm khối lượng của valin trong X là A. 65,179%. B. 54,588%. C. 45,412%. D. 34,821%. Câu 39) Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg (5a mol) và Fe3O4 (a mol) trong dung dịch chứa KNO3 và 0,725 mol HCl, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được lượng muối khan nặng hơn khối lượng hỗn hợp X là 26,23g. Biết kết thúc phản ứng thu được 0,08 mol hỗn hợp khí Z chứa H2 và NO, tỉ khối của Z so với H2 bằng 11,5. Phần trăm khối lượng sắt có trong muối khan có giá trị gần nhất với A. 17%. B. 18%. C. 26%. D. 6%. Câu 40) Hỗn hợp A gồm 3 peptit X, Y, Z (MX < MY) đều mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau. Cho m gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,98 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 112,14g muối khan (chỉ chứa muối natri của alanin và valin). Biết trong m gam A có mO : mN = 552 : 343 và tổng số liên kết peptit trong 3 peptit bằng 9. Tổng số nguyên tử có trong peptit Z là A. 65. B. 70. C. 63. D. 75. ĐÁP ÁN 1D 2B 3C 4B 5B 6B 7A 8C 9B 10B 11C 12A 13B 14A 15B 16A 17D 18C 19C 20C 21A 22D 23B 24B 25B 26A 27C 28C 29D 30B 31B 32A 33C 34A 35D 36D 37A 38B 39A 40A HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: Chọn D: glucozơ  2Ag Câu 2: Chọn B: HCOOC2H5 và CH3COOCH3. Câu 3: Chọn C vì (C17H33COO)3C3H5 có 3 liên kết đôi C=C. Câu 4: Chọn B. Loại A, C, D vì Fe, Mg, Al không phản ứng. Câu 5: Chọn B: axit aminoaxetic. Câu 6: Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng dùng Al khử oxit của kim loại sau Al ở nhiệt độ cao Chọn B. Câu 7: Chọn A: C12H22O11. Câu 8: Loại A vì Cu không phản ứng. Loại B và D vì Fe, Cr không phản ứng. Chọn C. Câu 9: Chọn B: (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n. Câu 10: Chọn B vì hợp kim Al-Cu bị tan một phần, hợp kim Cu-Ag không tan còn hợp kim Mg-Al tan hoàn toàn. Câu 11: Chọn C: HOCH2[CHOH]4CHO + Br2 + H2O  HOCH2[CHOH]4COOH + 2HBr Câu 12: Chọn A: Fe + H2SO4 loãng  FeSO4 + H2. Câu 13: Chọn B, gồm FeCl3, CuSO4, Pb(NO3)2. Câu 14: Loại B, C vì Al2O3 và MgO không phản ứng với H2. Loại D vì Cu không phản ứng với H2SO4 loãng. Chọn A. Câu 15: Cu + 2FeCl3  CuCl2 + 2FeCl2 to Ag2S + O2  2Ag + SO2 Page 3
  4. 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 CuSO4 + 2NaOH  Cu(OH)2 + Na2SO4 ®pdd 2NaCl + 2H2O cã mµng ng¨n 2NaOH + H2 + Cl2 Chọn B. Câu 16: Chọn A: C6H5NH3Cl. Câu 17: A sai vì Gly, Ala, Val, không làm đổi màu quì tím. B sai vì amino axit là hợp chất tạp chức. C sai vì amino axit dễ tan trong nước. Chọn D. Câu 18: Chọn C: C6H12O6. Câu 19: Ag+ + Fe2+  Fe3+ +Ag 2+ - + 3+ 3Fe + NO3 + 2H  3Fe + NO + 2H2O NH2CH2COONa + KOH  Không phản ứng C6H5NH3Cl + NaOH  C6H5NH2 + NaCl + H2O Chọn C. Câu 20: Cu + 2FeCl3  CuCl2 + 2FeCl2 8HNO3 + 3Cu  3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 + 2Ag - + 2+ 3Cu + 2NO3 + 8H  3Cu + 2NO + 4H2O Chọn C. Câu 21: Chọn A. Loại B vì tơ lapsan, xenlulozơ không chứa N. Loại C vì poli(metyl metacrylat), PVC không chứa N. Loại D vì amilopectin, cao su buna-S, tơ visco không chứa N. Câu 22: Chọn D, gồm cả 6 chất. Câu 23: (1), (3) đúng. (2) sai vì tóc không tan trong nước; (4) sai vì tóc là chất rắn. Chọn B. Câu 24: (1) sai vì Fe2+ có thể bị khử xuống Fr và bị oxi hóa lên Fe3+. (2) sai vì cacbohiđrat chứa C, H, O còn amino axit chứa thêm N. (3), (5), (6) đúng. (4) sai vì không phản ứng. Chọn B. Câu 25: Chọn B, gồm CH3COONH4 và HCOONH3CH3. Câu 26: Chọn A. C6H5NH2 + HCl  C6H5NH3Cl; C6H5NH3Cl + NaOH  C6H5NH2 + NaCl + H2O Câu 27: nFe = nH2 = 0,1 mFe = 5,6g mCu = 10 – 5,6 = 4,4g Chọn C. Câu 28: nCH3COOCH3 = 0,2 mCH3OH = 0,2.32.80% = 5,12g Chọn C. Câu 29: nHCl = (4,8085 – 2,655)/36,5 = 0,059 = nX MX = 2,655/0,059 = 45 Chọn D. Câu 30: nNaOH = 0,13 = nX = nY MY = 5,98/0,13 = 46 Y là C2H5OH MX = 11,44/0,13 = 88 X là CH3COOC2H5 Chọn B. Câu 31: Do thu được muối NH2CH2COONa Loại A, C, D Chọn B. Câu 32: Δm = 6,96 – 6,8 = 0,16g Zn + Cu2+  Zn2+ + Cu x Fe + Cu2+  Zn2+ + Cu y Page 4
  5. nCu2+ = x + y = 0,065 x = 0,04 mFe bị oxi hóa = 0,025.56 = 1,4g Chọn A. 64.0,065 - (65x + 56y) = 0,16 y = 0,025 Câu 33: mO = 11,8 – 8,6 = 3,2g Oxit + 2HCl  Muối + H2O nO = 0,2 = nH2O nHCl = 0,4 VHCl = 0,2 lít Chọn C. Câu 34: mO = 8,4 – 6,72 = 1,68g (0,105 mol) 6,72g M cần 0,105 mol O 5,04g M cần 0,07875 Ta có 2nO = 3nNO nNO = 0,0525 VNO = 1,176 lít Chọn A. Câu 35: Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O Cu + 2FeCl3  CuCl2 + 2FeCl2 Ta có nHCl dư = 4nNO = 0,04 Nhận thấy nFe2O3 = nCu phản ứng = x Mà mFeCl2 + mCuCl2 + mHCl dư = 40,36 127.2x + 135x + 0,04.36,5 = 40,36 x = 0,1 2+ Bảo toàn ne nFe = nAg + 3nNO nAg = 0,1.2 – 0,01.3 = 0,17 nHCl = 6nFe2O3 + nHCl dư = 6.0,1 + 0,04 = 0,64 = nAgCl m = mAg + mAgCl = 0,17.108 + 0,64.143,5 = 110,2 Chọn D. Câu 36: x = nN2O x + y = 0,2 x = 0,15 y = nH2 44x + 2y = 8,375.4.0,2 y = 0,05 nZn = a nMg = 2a 65a + 24.2a = 33,9 a = 0,3 + + Bảo toàn ne 2nZn + 2nMg = 8nN2O + 2nH2 + 8nNH4 nNH4 = 0,0625 + Bảo toàn N nNaNO3 = 2nN2O + nNH4 = 0,3625 + + nH = 10nN2O + 2nH2 + 10nNH4 = 2,225 nNaHSO4 = 2,225 + Bảo toàn H nNaHSO4 = 2nH2 + 4nNH4 + 2nH2O nH2O = 0,9375 Bảo toàn khối lượng mmuối = mkim loại + mNaNO3 + mNaHSO4 – mB – mH2O = 33,9 + 0,3625.85 + 2,225.120 – 0,2.8,375.4 – 0,93 75.18 = 308,1375g Chọn D. Câu 37: BTKL mX + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2 44nCO2 + 18nH2O = 25,56 + 1,09.32 – 0,02.28 = 59,88 (1) Mà nCO2 : nH2O = 48 : 49 (2) (1), (2) nCO2 = 0,96; nH2O = 0,98 Bảo toàn N nZ = 2nN2 = 0,04 Bảo toàn O 2neste + 2nZ + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O neste = 0,32 Ta có Ctb = 0,96/0,36 = 2,67 mà Z có C > 2 2 este là HCOOCH3 và CH3COOCH3 Khi cho X tác dụng với KOH dư thì mrắn = mX + mKOH – mCH3OH – mH2O = 25,56 + 0,36.1,2.56 – 0,32.32 – 0,04.18 = 38,792g Chọn A. Câu 38: Đặt x = nVal; y = nGly-Ala nH2SO4 = 0,05; nNaOH = 0,1; nKOH = 0,175 Val + ROH  Muối + H2O Gly-Ala + 2ROH  Muối + H2O H2SO4 + 2ROH  Muối + 2H2O nROH = a + 2b + 2.0,05 = 0,275 a + 2b = 0,175 (1) Bảo toàn khối lượng 117a + 146b + 98.0,05 + 40.0,1 + 56.0,175 = 30,725 + 18(a + b + 0,05.2) 99a + 128b = 13,825 (2) (1), (2) a = 0,075; b = 0,05 mVal = 0,075.117 = 8,775g và mGly-Ala = 0,05.146 = 7,3g %mVal = 54,588% Chọn B. - Câu 39: Do tạo H2 ion NO3 đã chuyển hết thành NO x = nNO x + y = 0,08 x = 0,06 y = nH2 30x + 2y = 11,5.2.0,08 y = 0,02 Đặt x = nKNO3 + + Bảo toàn N nKNO3 = nNO + nNH4 nNH4 = x – 0,06 + + nHCl = nH = 4nNO + 2nH2 + 10nNH4 + 2nO 0,725 = 4.0,06 + 2.0,02 + 10(x – 0,06) + 8a 8a + 10x = 1,045 (1) + + - mmuối = mMg + mFe + mK + mNH4 + mCl = 24.5a + 56.3a + 39x + 18(x – 0,06) + 35,5.0,725 Page 5
  6. = 288a + 57x + 24,6575 Mà mmuối – mX = 26,23 288a + 57x + 24,6575 – 24.5a – 232a = 26,23 –64a + 57x = 1,5725 (2) (1), (2) a = 0,04 và x = 0,0725 mmuối = 288a + 57x + 24,6575 = 40,31g %mFe trong muối = 56.3.0,04.100%/40,31 = 16,67% Chọn A. Câu 40: Bảo toàn Na và N nN (trong X) = nNa = 0,98 mN = 0,98.14 = 13,72g Mà mO : mN = 552 : 343 mO = 22,08g nO = 1,38 Qui đổi hỗn hợp X thành C2H3ON, CH2, H2O nC2H3ON = nNaOH = 0,98 nH2O = 1,38 - 0,98 = 0,4 = nA nAlaNa = 0,86 nC2H3ON + nH2O = nO (trong A) = 1,38 nC2H3ON = nAlaNa + nValNa = 0,98 nValNa = 0,12 mm' = 57nC2H3ON + 14nCH2 + 40nNaOH nCH2 = nAlaNa + 3nValNa = 1,22 Gọi kx, ky, kz là số mắt xích của peptit X, Y, Z Số mắt xích trung bình = (0,86 + 0,12)0,4= 2,45 X là đipeptit kx = 2 Y, Z là đồng phân nên Y, Z có cùng số mắt xích Mà kx + ky + kz = 9 + 3 = 12 ky = kz = 5 nX + nY + nZ = 0,4 nX = 0,34 Mặt khác: 2nX + 5(nY + nZ) = 0,98 nY + nZ = 0,06 X là (Ala)2 còn Y, Z là (Val)2(Ala)3 Ala là NH2-CH(CH3)-COOH có 13 nguyên tử Val là CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH có 19 nguyên tử H2O có 3 nguyên tử Y có 19.2 + 13.3 – 4.3 = 65 nguyên tử Chọn A. Page 6