Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 24 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 24 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_de_so_24_tong_van_sinh.docx
Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 24 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)
- ĐỀ SỐ 24 Câu 1: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là A. Vàng. B. Vonfram. C. Nhôm. D. Thủy ngân. Câu 2: Trong nước biển có chứa thành phần A. NaCl. B. Al2O3. C. Fe2O3. D. CaCO3. Câu 3: Để điều chế kim loại kiềm, ta dùng phương pháp A. nhiệt luyện. B. điện phân dung dịch. C. thủy luyện. D. điện phân nóng chảy. Câu 4: Kim loại tác dụng với cả dung dịch HCl loãng và khí Cl2 cho cùng một loại muối clorua là A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Ag. Câu 5: Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim, dẻo) được gây nên chủ yếu bởi A. khối lượng riêng của kim loại. B. cấu tạo mạng tinh thể của kim loại. C. các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại. D. Tính chất của kim loại. Câu 6: Kim loại tan trong dung dịch HCl là A. Cu. B. Fe. C. Ag. D. Au. Câu 7: Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. KCl. B. NaOH. C. CH3COOH. D. HCl. Câu 8: Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+, Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây? A. NaCl. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. KOH. Câu 10: Dung dịch nào sau đây không có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường? A. Fomalin. B. Etilen glicol. C. Glixerol. D. Giấm ăn. Câu 11: Chất không tham gia phản ứng thủy phân là A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. saccarozơ. D. glucozơ. Câu 12: Dãy gồm các chất đều làm xanh quì tím ẩm là A. anilin, amoniac, glyxin. B. metylamin, alanin, amoniac. C. etylamin, anilin, alanin. D. metylamin, lysin, amoniac. Câu 13: Polime không phải thành phần chính của chất dẻo là A. poliacrilonitrin. B. polistiren. C. poli(metyl metacrylat). D. polietilen. Câu 14: Nhiệt độ sôi của ancol etylic (I), anđehit axetic (II), axit axetic (III) và axit propionic (IV) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là A. IV > I > III > II. B. IV > III > I > II. C. II > III > I > IV. D. I > II > III > IV. Câu 15: Dung dịch không làm đổi màu quì tím là A. NaCl. B. NH4Cl. C. Na2CO3. D. NaOH. Câu 16: Cho các este: vinyl axetat, vinyl benzoat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat. Số este có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 17: Hợp chất có liên kết ion là A. Cl2. B. HCl. C. HClO. D. NaCl. Câu 18: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm về tính tan của NH3 (ban đầu trong bình chỉ có khí NH3, chậu thủy tinh chứa nước cất có nhỏ vài giọt phenolphtalein): Page 1
- Phát biểu nào sau đây sai? A. Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 tan nhiều trong nước và có tính bazơ. B. Nước phun vào bình do NH3 tan mạnh làm giảm áp suất trong bình. C. Hiện tượng xảy ra tương tự khi thay NH3 bằng CH3NH2. D. Nước phun vào trong bình chuyển từ không màu thành màu xanh. Câu 19: Cho các nhận xét sau: (1) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là khoảng 0,1%; (2) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương; (3) Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều cho cùng một loại monosaccarit; (4) Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm; (5) Xenlulozơ là nguyên liệu được dùng để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo thuốc súng không khói; (6) Mặt cắt củ khoai tác dụng với I2 cho màu xanh tím; (7) Saccarozơ là nguyên liệu để thủy phân thành glucozơ và fructozơ dùng trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích. Số nhận xét đúng là A. 5. B. 6. C. 7. D. 4. Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thấy thu được 4,48 lít H2 (đktc). Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp là A. 26,97%. B. 38,16%. C. 50,00%. D. 73,03%. Câu 21: Cho 9,3 gam anilin tác dụng với brom dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 33. B. 36. C. 30. D. 39. Câu 22: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng của phản ứng este hóa là A. 55%. B. 50%. C. 62,5%. D. 75%. Câu 23: Thủy phân hoàn toàn 89 gam chất béo bằng dung dịch NaOH để điều chế xà phòng thu được 9,2 gam glixerol. Biết muối của axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng. Khối lượng xà phòng thu được là A. 91,8 gam. B. 58,92 gam. C. 55,08 gam. D. 153 gam. Câu 24: Cho 0,02 mol glyxin tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch X. Để trung hòa dung dịch X cần vừa đủ V lít dung dịch NaOH 1M được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của V và m là A. 0,32 và 23,45. B. 0,02 và 19,05. C. 0,32 và 19,05. D. 0,32 và 19,49. Câu 25: Nhúng một thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là A. 0,64 gam. B. 1,28 gam. C. 1,92 gam. D. 2,56 gam. Câu 26: Cho hỗn hợp Na và Mg lấy dư vào 100 gam dung dịch H2SO4 20% thì thể tích khí H2 (đktc) thoát ra là A. 104, 12 lít. B. 4,57 lít. C. 54,35 lít. D. 49,78 lít. Câu 27: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau khi thu được 39,4 gam kết. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Giá trị của m là A. 2,66. B. 22,6. C. 26,6. D. 6,26. Câu 28: Cho m gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp NO và NO2 có khối lượng 15,2 gam. Giá trị của m là A. 25,6. B. 16,0. C. 19,2. D. 12,8. Câu 29: Thổi V ml CO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì được 0,2 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 44,8 hoặc 313,6. B. 44,8 hoặc 224. C. 224. D. 44,8. Câu 30: Điện phân hoàn toàn dung dịch hỗn hợp gồm a mol Cu(NO3)2 và b mol NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp. Để dung dịch thu được sau điện phân có khả năng phản ứng với Al2O3 thì A. b = 2a. B. b > 2a. C. b 2a. Câu 31: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol FeS2 và x mol Cu2S vào axit HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X (chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của x là A. 0,04. B. 0,05. C. 0,12. D. 0,06. Page 2
- Câu 32: X là hỗn hợp bột kim loại Cu và Fe, trong đó Fe chiếm 40% khối lượng. Hòa tan m gam X bằng 200 ml dung dịch HNO3 2M, thu được khí NO duy nhất, dung dịch Y và còn lại 0,7m gam kim loại. Khối lượng muối khan trong dung dịch Y là A. 54 gam. B. 64 gam. C. 27 gam. D. 81 gam. Câu 33: Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO duy nhất ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam muối khan. Giá trị của V là A. 2,24. B. 5,6. C. 4,48. D. 2,688. Câu 34: Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư, thấy thoát ra 20,16 lít NO (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 110,95. B. 81,55. C. 89,54. D. 94,23. Câu 35: Hỗn hợp X gồm CH2=CH-CH2OH và CH3CH2OH. Cho a gam hỗn hợp X tác dụng với Na thu được 2,24 lít H2 (đktc). Mặt khác, a gam hỗn hợp X làm mất màu vừa hết 100 gam dung dịch Br2 20%. Vậy giá trị của a tương ứng là A. 11,7. B. 10,7. C. 9,7. D. 12,7. Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm anđehit fomic, axit axetic, glucozơ và glixerol thu được 29,12 lít CO2 (đktc) và 27 gam H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của glixerol trong hỗn hợp có giá trị là A. 35,1%. B. 43,8%. C. 46,7%. D. 23,4%. Câu 37: Cho hỗn hợp X gồm C3H7COOH, C4H8(NH2)2, HO-CH2-CH=CH-CH2OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thấy tạo ra 20 gam kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 8,2. B. 5,4. C. 8,8. D. 7,2. Câu 38: Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là A. 2. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 39: Chia 156,8 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan. Số mol của HCl trong dung dịch là A. 1,75. B. 1,50. C. 1,80. D. 1,00. Câu 40: Hỗn hợp M gồm một peptit X và một peptit Y (mỗi peptit được cấu tạo từ amino axit, tổng số nhóm -CO- NH- trong hai phân tử X, Y là 5) với tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glyxin và 42,72 gam alanin. m có giá trị là: A. 104,28 gam B. 109,5 gam C. 116,28 gam D. 110,28 gam. ĐÁP ÁN 1D 2A 3C 4C 5C 6B 7B 8B 9C 10A 11D 12D 13A 14B 15A 16B 17D 18D 19A 20C 21A 22C 23D 24D 25C 26C 27C 28A 29B 30D 31B 32C 33D 34A 35B 36C 37C 38B 39C 40A HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: Chọn D. o o Kim loại tồn tại ở trạng thái rắn (trừ Hg). Hg có t nc = – 39 C Câu 2: Chọn A. Câu 3: Chọn D: điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hiđroxit. Câu 4: Loại A vì tạo FeCl2 và FeCl3. Loại B, D vì Cu và Ag không phản ứng với HCl. Chọn C, đều tạo ra ZnCl2. Câu 5: Chọn C. Câu 6: Chọn B. Câu 7: Chọn B. C6H5OH + NaOH C6H5ONa + H2O. Câu 8: Chọn B: Al và Fe. Page 3
- 2+ 2+ 3+ - Câu 9: Hg , Pb , Fe tạo kết tủa với OH Chọn B vì Ca(OH)2 rẻ tiền. Câu 10: Etilen glicol C2H4(OH)2 và glixerol C3H5(OH)3 có nhiều nhóm OH kề nhau tạo phức với Cu(OH)2. Giấm ăn CH3COOH là axit nên tác dụng được với bazơ Cu(OH)2. Fomalin HCHO không tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Phản ứng chỉ xảy ra khi đun nóng. Chọn A. Câu 11: Tinh bột, xenlulozơ thủy phân trong môi trường axit thành glucozơ. Saccarozơ thủy phân trong môi trường axit thành glucozơ và fructozơ. Glucozơ không thủy phân được. Chọn D. Câu 12: Loại A, B, C vì anilin, glyxin, alanin không làm đổi màu quì tím. Chọn D. Câu 13: Chọn A vì poliacrilonitrin là tơ, được gọi là tơ nitron hay tơ olon. Câu 14: tos của axit > ancol > anđehit Chọn B. Lưu ý: axit cacboxylic và ancol có liên kết hiđro liên phân tử nên có nhiệt độ sôi cao hơn anđehit. Do axit có liên kết hiđro bền hơn so với ancol nên tos của axit cao hơn ancol. Câu 15: NaCl không làm đổi màu quì tím. NH4Cl làm đỏ quì tím. Na2CO3 và NaOH làm xanh quì tím. Chọn A. Câu 16: Chọn B, gồm etyl axetat CH3COOC2H5, isoamyl axetat CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 và anlyl axetat CH3COOCH2-CH=CH2. Câu 17: Chọn D. Câu 18: Chọn D vì nước trong bình phải có màu hồng. Câu 19: Chọn A, gồm (1), (4), 5), (6), (7). (2) sai vì cả glucozơ và fructozơ đều tráng gương. (3) sai vì saccarozơ còn tạo ra thêm fructozơ. Câu 20: x = nMg 24x + 65y = 8,9 x = y = 0,1 Chọn C. y = nZn x + y = 0,2 Câu 21: nC6H2Br3OH↓ = nC6H5OH = 0,1 m↓ = 0,1.330 = 33g Chọn A. Câu 22: nCH3COOH = 0,2; nC2H5OH = 0,3 nCH3COOC2H5 = 0,2 11 H = .100% 62,5% Chọn C. 0,2.88 Câu 23: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3 nNaOH = 3nglixerol = 3.0,1 = 0,3 100 Bảo toàn khối lượng mxà phòng = (89 0,3.40 9,2). 153g Chọn D. 30 Câu 24: nNaOH = nHCl + nglyxin = 0,02 + 0,3 = 0,32 V = 0,32 m = mNH2CH2COONa + mNaCl = 0,02.97 + 0,3.58,5 = 19,49 Chọn D. Câu 25: 2Al + 3Cu2+ 2Al3+ + 3Cu x → 1,5x Ta có ∆m = mCu – mAl 46,38 – 45 = 64.1,5x – 27x x = 0,02 mCu = 64.1,5.0,02 = 1,92g Chọn C. Câu 26: mH SO = 20g 1 20 1 80 2 4 V = 22,4(nH SO + nH O) 22,4( . ) 54,35 lít H2 2 4 2 mH2O = 80g 2 98 2 18 Chọn C. Câu 27: R2CO3 + BaCl2 BaCO3 + 2RCl nBaCl2 = nBaCO3 = 0,2 Bảo toàn khối lượng m = 24,4 + 0,2.208 – 39,4 = 26,6 Chọn C. Câu 28: Page 4
- x = nNO x + y = 0,4 x = y = 0,2 y = nNO2 30x + 46y = 15,2 Bảo toàn ne 2nCu = 3nNO + nNO2 nCu = 0,4 m = 25,6 Chọn A. Câu 29: nCaCO3↓ = 0,002 b hoặc 2a 0,6m Cu chưa phản ứng, Fe mới phản ứng 1 phần tạo Fe2+. 2+ + - Fe Fe + 2e; 4H + NO3 + 3e NO + 2H2O 0,4 → 0,3 0,3 Bảo toàn ne nFe 0,15 mFe(NO3)2 = 0,15.180 = 27g Chọn C. 2 77,44 22,72 0,32.56 Câu 33: nFe = nFe(NO3)3 = 0,32 nO = 0,3 242 16 Bảo toàn ne 3nFe = 2nO + 3nNO nNO = 0,12 V = 2,688 Chọn D. Câu 34: Qui đổi X thành Cu và S. Cu Cu+2 + 2e; S S+6 + 6e N+5 + 3e NO a = nCu 64a + 32b = 30,4 a = 0,3 b = nS 2a + 6b = 0,9.3 b = 0,35 m = mCu(OH)2 + mBaSO4 = 0,3.98 + 0,35.233 = 110,95 Chọn A. Câu 35: 0,5x + 0,5y = 0,1 x = nCH2 =CH-CH2 -OH x = 0,125 100.20% y = nCH3CH2OH x = nBr2 = y = 0,075 160 a = 0,125.58 + 0,075.46 = 10,7 Chọn B. Câu 36: HCHO, CH3COOH, C6H12O6, C3H5(OH)3. nCO2 1,3 nC = 1,3 nH2O 1,5 nH = 3 Nhận thấy cả 4 chất đều có số C = số O nO = nC = 1,3 Bảo toàn khối lượng mhỗn hợp = 1,3.12 + 3 + 1,3.16 = 39,4g HCHO, CH3COOH, C6H12O6 có số H gấp đôi số C nên tạo ra nCO2 = nH2O nglixerol = nH2O – nCO2 = 1,5 – 1,3 = 0,2 Page 5
- 0,2.92 %m = .100% 46,7% Chọn C. glixerol 39,4 Câu 37: CO2 0,2 mol CaCO3 2CO2 Ca(HCO3 )2 CaCO3 0,1 mol CaO nCO2 = 0,2 + 2.0,1 = 0,4 Cả 4 chất đều có chung đặc điểm là có 4C và M = 88 nX = 0,1 mX = 8,8g Chọn C. Câu 38: nNaOH phản ứng = 0,3 = 2nX X là este của phenol. X + 2NaOH SPHH + H2O Bảo toàn khối lượng mX = 29,7 + 0,15.18 – 12 = 20,4g MX = 136 X là C8H8O2 CH3COO-C6H5; H-COO-C6H4-CH3-o; H-COO-C6H4-CH3-m; H-COO-C6H4-CH3-p. Chọn B. Câu 39: Đây là một bài toán khá hay. Dựa vào hóa trị, ta suy luận được, để thay thế 1O cần 2Cl O 2Cl x → 2x 156,8 ∆m = 35,5.2x – 16x = 155,4 - x = 1,4 nHCl = 2,8 2 Tương tự, phần 2 2Cl SO4 2y ← y ∆m = 96y – 35,5.2y = 167,9 – 155,4 y = 0,5 nHCl bị thay bởi H2SO4 là 1 nHCl tác dụng với phần 2 là 2,8 – 1 = 1,8 Chọn C. Câu 40: nGly = 1,08; nAla = 0,48 n mắt xích = 1,56 Tổng số nhóm -CO-NH- trong hai phân tử X, Y là 5 Tổng số gốc amino axit là 7 X(tetrapeptit): a Trường hợp 1: 4a + 3a.3 = 1,56 a = 0,12 Y(tripeptit): 3a nH2O = 3.a + 2.3a = 1,08 Bảo toàn khối lượng m + 1,08.18 = 81 + 42,72 m = 104,28 Chọn A. Trường hợp 2 Page 6