Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2020 - Mã đề 008 - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)

pdf 7 trang thaodu 4020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2020 - Mã đề 008 - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lan_1_nam_2020_ma_de_00.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2020 - Mã đề 008 - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 - 2020 TỈNH NINH BÌNH Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi có 04 trang/40 câu Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Mã đề thi 008 * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. * Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Câu 1. Etyl axetat là tên gọi của chất nào sau đây? A. HCOOCH3. B. CH3COOC2H3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3. Câu 2. Chất nào sau đây không có phản ứng tráng gương? A. Axit fomic. B. Fructozơ. C. Etanal. D. Axit axetic. Câu 3. Chất nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên? A. Chất béo. B. Amino axit C. Tinh bột. D. Saccarozơ. Câu 4. Công thức phân tử của glucozơ là A. C12H22O11. B. C12H24O12. C. C6H12O6. D. C6H10O5. Câu 5. Kim loại Fe không tan được trong dung dịch nào sau đây? A. FeCl3. B. HNO3 (loãng). C. HCl (đặc, nguội). D. ZnCl2. Câu 6. Muối nào sau đây tan được trong nước? A. AgCl B. AgI. C. AgF. D. AgBr. Câu 7. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. Anilin. B. Glyxin. C. Alanin. D. Metylamin. Xem giải Câu 8.Trong môi trường kiềm, protein có phản ứng màu biure với A. Cu(OH)2. B. KCl. C. NaCl. D. Mg(OH)2. Câu 9. Thủy phân este nào sau đây thu được CH3OH? A. HCOOC2H5. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOCH=CH2. Câu 10. Hợp chất H2NCH(CH3)COOH có tên là A. valin. B. lysin. C. alanin. D. glyxin. Xem giải Câu 11. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là A. Na. B. W. C. Os. D. Li. Câu 12. Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Fe. B. K. C. Ag. D. Al. Câu 13. Chất X được dùng làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm, trong y tế, dùng làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Chất X là A. CaCO3. B. CaCl2. C. NaCl. D. NaHCO3. Câu 14. Este nào sau đây được tạo thành khi cho CH3COOH tác dụng với C2H5OH? A. C2H5COOCH3. B. CH2=CHCOOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOCH3. Câu 15. Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí H2 (dư) theo sơ đồ hình vẽ dưới đây: Website: www.toiyeuhoahoc.vn
  2. Oxit X là A. CuO. B. MgO. C. K2O. D. Al2O3. Câu 16. Polime nào sau đây trong thành phần hóa học chỉ có hai nguyên tố C và H? A. Polistiren. B. Poli(vinyl clorua). C. Poli(metyl metacrylat). D. Poliacrilonitrin. Xem giải Câu 17. Cho 17,7 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 28,65 gam muối. Công thức phân tử của X là A. C3H9N. B. C4H11N. C. CH5N. D. C2H7N. Xem giải Câu 18. Cho các chất sau: etilen, vinylclorua, metylaxetat, metylacrylat, glyxin. Số chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Xem giải Câu 19. Nhận xét nào dưới đây là đúng? A. Este là những chất hữu cơ dễ tan trong nước. B. Tripeptit hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam. C. Trong phân tử protein luôn có nguyên tử nitơ. D. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. Xem giải Câu 20. Đun nóng 150 ml dung dịch glucozơ 0,2M với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được a gam Ag. Giá trị của a là A. 6,48. B. 3,24. C. 1,62. D. 1,08. Xem giải Câu 21. Cho 43,8 gam đipeptit Gly- Ala tác dụng với dung dịch HCl 1,2M, thấy cần vừa đủ V ml. Giá trị của V là A. 360. B. 500. C. 720. D. 250. Xem giải Câu 22. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Hợp chất CH2=CHCOOCH3 có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. B. Tristearin tồn tại trạng thái rắn ở điều kiện thường. C. Khi trong phân tử có gốc hiđrocacbon no, chất béo ở trạng thái lỏng. D. Hợp chất C15H31COOCH3 được gọi là tripanmitin. Xem giải Câu 23. Khi thủy phân 486 kg bột gạo có 80% tinh bột (còn lại là tạp chất trơ). Nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 75%, khối lượng glucozơ tạo thành là A. 324 kg. B. 648 kg. C. 405 kg. D. 432 kg. Xem giải Website: www.toiyeuhoahoc.vn
  3. Câu 24. Este X có đặc điểm sau: – Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau. – Thủy phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (số cacbon trong Z bằng một nửa số cacbon trong X). Phát biểu nào sau đây đúng? A. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170°C thu được anken. B. Chất Y tan ít trong nước. C. Chất X thuộc loại este không no (một liên kết đôi C=C), đơn chức. D. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X thu được sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O. Xem giải Câu 25. Hòa tan hoàn toàn 9,45 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm khí N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18, cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 75,06. B. 38,34. C. 74,55. D. 79,65. Xem giải Câu 26. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho lá kim loại Fe vào dung dịch CuSO4. (2) Cho lá kim loại Al vào dung dịch HNO3 loãng, nguội. (3) Đốt cháy dây Mg trong khí Cl2. (4) Cho lá kim loại Fe vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng. (5) Cho thanh Cu nhúng vào dung dịch AgNO3. (6) Cho thanh Cu nhúng vào dung dịch Fe(NO3)3. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Xem giải Câu 27. Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit - (c) Trong dung dịch glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2/OH , tạo phức màu xanh. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được 1 loại monosaccarit duy nhất (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag (f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol (g) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Xem giải Câu 28. Cho các chất sau: saccarozơ, glucozơ, etylaxetat, Gly-Ala-Gly, Lysin, fructozơ, tinh bột. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Xem giải Câu 29. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3. (2) Cho dung dịch Fe2(SO4)3 dự tác dụng với Cu. (3) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch NaHCO3. (4) Cho Mg dư tác dụng với dung dịch FeCl3. Website: www.toiyeuhoahoc.vn
  4. (5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3. (6) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? A. 2. B. 3 C. 5. D. 4. Xem giải Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2 và y mol H2O. Biết m = 78x – 103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,15 mol. Giá trị của a là A. 0,15. B. 0,08. C. 0,20. D. 0,05 (Click vào biểu tượng Video để xem phân tích lời giải chi tiết) Câu 31. Hỗn hợp X gồm MgCO3, NaHCO3, KHCO3 và CaCO3 (trong đó số mol CaCO3 bằng 1/5 số mol hỗn hợp). Cho 41,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 10,08 lít CO2 (ở đktc). Khối lượng KCl tạo thành là A. 6,705 gam. B. 8,940 gam. C. 11,175 gam. D. 11,920 gam. (Click vào biểu tượng Video để xem phân tích lời giải chi tiết) Câu 32. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm: metanal, axit axetic, metyl fomat, axit lactic (CH3CH(OH)COOH) và glucozơ cần V lít O2 (đktc). Sản phẩm thu được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được 10 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng thêm 2,4 gam so với khối lượng nước vôi ban đầu. Giá trị của V là A. 4,48. B. 1,12. C. 2,24. D. 3,36. (Click vào biểu tượng Video để xem phân tích lời giải chi tiết) Câu 33. Thủy phân hoản toàn một este E trong 500 ml dung dịch NaOH 3M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 132,9 gam chất rắn và m gam hơi một ancol no, đơn chức, mạch hở X. Oxi hóa hoàn toàn m gam ancol X thu được hỗn hợp Y gồm anđehit, axit, ancol dư và nước. Chia hỗn hợp Y thành 3 phần bằng nhau: Phần 1: Cho vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 54 gam Ag. Phần 2: Cho phản ứng vừa đủ với dung dịch nước Brom thu được 3,36 lít khí Z (đktc) duy nhất. Phần 3: Cho tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc) Công thức cấu tạo của E là A. CH2=CHCOOCH3. B. CH3COOCH2CH3. C. C2H3COOC2H5. D. CH3CH2COOCH3. Website: www.toiyeuhoahoc.vn
  5. (Click vào biểu tượng Video để xem phân tích lời giải chi tiết) Câu 34. Hoà tan 11,76 gam hỗn hợp X gồm FeS2, CuS và Fe(NO3)2 (trong đó nguyên tố nitơ chiếm 4,762% khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Sau các phản ứng thu được hỗn hợp khi Y (gồm NO2 và SO2) và dung dịch Z. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Z sau phản ứng thu được 19,48 gam kết tủa T gồm 3 chất. Lọc tách T rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 17,32 gam chất rắn E. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong E gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 18,5. B. 25,9. C. 25,5. D. 11,2 (Click vào biểu tượng Video để xem phân tích lời giải chi tiết) Câu 35. Hỗn hợp X gồm các chất Y (C5H14N2O4) và chất Z (C6H11N3O4); trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là tripeptit mạch hở. Cho 27,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,1 mol hỗn hợp khí đều làm xanh quỳ tím ẩm, tỉ khối của mỗi khí so với không khí đều lớn hơn 1. Mặt khác 27,2 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư đun nóng thu được m gam hữu cơ. Gía trị của m là A. 45,4. B. 30,8. C. 41,8. D. 43,6. (Click vào biểu tượng Video để xem phân tích lời giải chi tiết) Câu 36. Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, MgS và Cu2S (oxi chiếm 30% khối lượng) tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 4m gam muối trung hòa và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, được dung dịch T và 9,32 gam kết tủa. Cô cạn T được chất rắn M. Nung M đến khối lượng không đổi, thu được 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí R (có tỉ khối so với H2 bằng 19,5). Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 3,0. B. 2,5. C. 3,5. D. 4,0. (Click vào biểu tượng Video để xem phân tích lời giải chi tiết) Câu 37. Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol (a) X + 2NaOH  X1 + X2 + X3 (b) X1 + HCl X4 + NaCl (c) X2 + HCl X5 + NaCl to (d) X3 + CuO  X6 + Cu + H2O Website: www.toiyeuhoahoc.vn
  6. Biết X có công thức phân tử C6H10O4 và chứa hai chức este; X1, X2 đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử và khối lượng mol của X1 nhỏ hơn khối lượng mol của X2. Phát biểu nào sau đây sai? A. Phân tử khối của X4 là 60. B. Phân tử X2 có hai nguyên tử oxi C. X6 là anđehit axetic. D. X5 là hợp chất hữu cơ tạp chức. (Click vào biểu tượng Video để xem phân tích lời giải chi tiết) Câu 38. Nung 13,44 lít (đktc) hỗn hợp X gồm axetilen, propilen và hiđro (tỉ lệ mol 2 : 1 : 3) trong bình đựng bột Ni một thời gian thì thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với X là 1,5. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 12 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z Hấp thụ hết Z vào bình đựng dung dịch brom dư thì thấy có m gam brom phản ứng. Giá trị của m là A. 24. B. 40. C. 16. D. 32. (Click vào biểu tượng Video để xem phân tích lời giải chi tiết) Câu 39. Hỗn hợp M gồm este no, đơn chức mạch hở G, hai amino axit X, Y và ba peptit mạch hở Z, T, E đều tạo bởi X, Y. Cho 65,736 gam M phản ứng hoàn toàn với lượng vừa đủ 600 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 1,104 gam ancol etylic và dung dịch F chứa a gam hỗn hợp ba muối natri của alanin, lysin và axit cacboxylic Q (trong đó số mol muối của lysin gấp 14 lần số mol muối của axit cacboxylic). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn b gam M bằng lượng oxi vừa đủ thu được 2,38 mol CO2 và 2,43 mol H2O. Kết luận nào sau đây sai?. A. Khối lượng muối natri của alanin trong a gam hỗn hợp là 26,64 gam. B. Giá trị của a là 85,392. C. Phần trăm khối lượng este trong M là 3,23%, D. Giá trị của b là 54,78. (Click vào biểu tượng Video để xem phân tích lời giải chi tiết) Câu 40. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường. (b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH. (c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, dư. (d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl dư. (e) Cho Mg vào dung dịch HNO3 loãng, không thấy khí thoát ra. (f) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Xem giải HẾT Website: www.toiyeuhoahoc.vn
  7. ĐÁP ÁN 1C 2D 3C 4C 5D 6C 7D 8A 9B 10C 11D 12B 13D 14C 15A 16A 17A 18B 19C 20A 21B 22B 23A 24D 25D 26B 27A 28B 29D 30D 31D 32A 33A 34B 35A 36A 37B 38D 39C 40C Website: www.toiyeuhoahoc.vn