Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Mã đề 001 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình

doc 5 trang thaodu 2850
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Mã đề 001 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2019_ma_de_001_so_g.doc
  • pdfHOA 001.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Mã đề 001 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Đề thi có 04 trang) Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Mã đề thi: 001 Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. Câu 41. Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh? A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. NaCl. D. H2O. Câu 42. Khử hoàn toàn m gam FeO ở nhiệt độ cao cần vừa đủ 2,24 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được sau phản ứng là A. 2,8 gam. B. 8,4 gam. C. 5,6 gam. D. 16,8 gam. Câu 43. Trong các kim loại: Na, Al, Cu, Mg, Fe, Ag, số kim loại phản ứng được với dung dịch HCl loãng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 44. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là A. Sn. B. Cr. C. Hg. D. W. Câu 45. Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). M có thể là kim loại nào sau đây? A. Al. B. Zn. C. Fe. D. Ag. Câu 46. Dung dịch NaOH phản ứng được với dung dịch chất nào sau đây? A. K2SO4. B. NaHCO3. C. KNO3. D. BaCl2. Câu 47. Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch H 2SO4 loãng, vừa phản ứng được với dung dịch KOH? A. AlCl3. B. Ba(OH)2. C. Al2O3. D. BaCl2. Câu 48. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (2) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. (4) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. (5) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). Sau khi các phản ứng kết thúc, những thí nghiệm nào sau đây thu được kết tủa? A. (1), (2) và (4). B. (2), (4) và (5). C. (3), (4) và (5). D. (1), (4) và (5). Câu 49. Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ và Ag. B. Cu khử được Fe3+ thành Fe và Ag+ thành Ag. C. Ag+ oxi hóa được Cu và Fe2+. D. Fe3+ oxi hóa được Cu và Ag. Câu 50. Cho sơ đồ phản ứng: Al2 (SO4 )3 X Y Al . Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây? A. Al2O3 và Al(OH)3. B. NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]) và Al(OH)3. C. Al(OH)3 và NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). D. Al(OH)3 và Al2O3. Câu 51. Metyl axetat có công thức cấu tạo là A. HCOOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH3. D. CH3COOC2H5. Câu 52. Cacbohiđrat nào sau đây khi thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thu được 2 loại monosaccarit? A. Saccarozơ. B. Tinh bột. C. Glucozơ. D. Xenlulozơ. Câu 53. Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp? A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ visco. C. Tơ xenlulozơ axetat. D. Tơ nitron. Câu 54. Polime nào sau đây không được dùng làm chất dẻo? A. Polietilen. B. Poli(vinyl clorua). C. Poli(metyl metacrylat). D. Polibutađien. Đề 001 - Trang 1 / 4
  2. Câu 55. Những loại thuốc nào sau đây thuộc loại chất gây nghiện rất nguy hiểm, có hại đến sức khỏe, đã bị cấm sử dụng? A. Penixilin, aspirin. B. Vitamin C, glucozơ. C. Heroin, moocphin. D. Thuốc cảm pamin, paradol. Câu 56. Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl? A. CH3COOH. B. CH3NH2. C. CH3COONa. D. H2NCH2COOH. Câu 57. Trong các chất sau: CH 4, (NH4)2CO3, NH4HCO3, CH3NH3NO3, CH2Cl2, CaC2, số chất thuộc loại hợp chất hữu cơ là A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. Câu 58. Cho glucozơ lên men tạo thành ancol etylic với hiệu suất đạt 80%. Toàn bộ khí CO 2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 50 gam kết tủa. Khối lượng glucozơ đã dùng là A. 33,75 gam. B. 45,00 gam. C. 36,00 gam. D. 56,25 gam. Câu 59. Cho a gam hỗn hợp X gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và b gam chất rắn không tan. Tổng giá trị của a và b là A. 20,8. B. 31,6. C. 27,0. D. 26,2. Câu 60. Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T (dạng dung dịch) với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Thuốc thử Mẫu thử Hiện tượng X Có kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan tạo dung dịch không màu. Y Vừa có kết tủa trắng, vừa có khí mùi khai thoát ra Dung dịch Ba(OH)2 Z Vừa có kết tủa trắng, vừa có khí mùi khai thoát ra. T Có kết tủa trắng. X, Y Không có hiện tượng. Dung dịch HCl Z Có khí không màu thoát ra. T Có khí không màu thoát ra. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. AlCl3 , (NH4)2SO4, (NH4)2CO3, Na2CO3. B. ZnCl2 , (NH4)2CO3, (NH4)2SO4, Na2SO3. C. AlCl3, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3, NaNO3. D. ZnCl2 , (NH4)2CO3, (NH4)2SO4, Na2CO3. Câu 61. Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là A. 65,75%. B. 87,18%. C. 88,52%. D. 95,51%. Câu 62. Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol khí O 2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác a gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là A. 54,84. B. 57,12. C. 28,86. D. 60,36. Câu 63. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaC2 và Al4C3: Khí Y là A. CH4. B. C2H6. C. C2H4. D. C2H2. Câu 64. Cho các phát biểu sau: (1) Trong nhóm IIA, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, khối lượng riêng của các kim loại giảm dần. Đề 001 - Trang 2 / 4
  3. (2) CaSO4.2H2O là thạch cao sống còn CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O là thạch cao nung. (3) Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm IA đều là kim loại kiềm. (4) Trong công nghiệp, người ta điều chế NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl bão hòa với điện cực trơ có màng ngăn. (5) Các kim loại kiềm đều có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối. (6) Nhôm và hợp kim của nhôm có màu trắng bạc, đẹp, được dùng làm khung cửa và trang trí nội thất. Số phát biểu sai là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 65. Cho các phát biểu sau: (a) Trong peptit mạch hở, amino axit đầu N có chứa nhóm -NH2. (b) Dung dịch Lysin làm quỳ tím hóa xanh. (c) 1 mol Val-Val-Lys phản ứng tối đa với dung dịch chứa 3 mol HCl. (d) 1 mol Val-Glu phản ứng tối đa với dung dịch chứa 3 mol KOH. (e) 2 đipeptit Ala-Val và Val-Ala là đồng phân của nhau. (f) Protein có phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu tím đặc trưng. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 66. X là một peptit mạch hở có công thức phân tử C 13H24N4O6. Thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol các chất): X + 4NaOH  X1 + H2NCH2COONa + X2 + 2H2O X1 + 3HCl  C5H10NO4Cl + 2NaCl Nhận định nào sau đây đúng? A. X là một tetrapeptit. B. 1 mol X2 phản ứng tối đa với dung dịch chứa 3 mol HCl. C. Phân tử X có 1 nhóm -NH2. D. X1 được ứng dụng làm mì chính (bột ngọt). Câu 67. Để điều chế crom từ Cr 2O3 (được tách ra từ quặng cromit) người ta dùng phương pháp nhiệt nhôm với hiệu suất phản ứng 80%. Khối lượng nhôm cần dùng để điều chế được 104 gam crom là A. 54,0 gam. B. 75,6 gam. C. 43,2 gam. D. 67,5 gam. Câu 68. Trong các chất sau: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 69. Cho dung dịch A chứa x mol Ba(OH) và m 2 n gam NaOH. Sục khí CO2 vào dung dịch A, ta thấy lượng CaCO3 kết tủa thu được biến đổi theo đồ thị (hình bên). Tổng giá trị của x và m là A. 40,8. B. 40,0. C. 45,8. D. 41,6. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm hai Câu 70. x hidrocacbon mạch hở Y và Z (MY < MZ) cần dùng vừa đủ 14 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình x+1,0 2,6 nCO đựng dung dịch Ca(OH)2, sau khi các phản ứng xảy ra 2 hoàn toàn thu được 30 gam kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm 4,3 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của Z là A. C4H4. B. C3H4. C. C2H2. D. C4H2. Câu 71. Cho các thí nghiệm sau: (1) Cho khí H2 dư đi qua ống sứ chứa bột CuO nung nóng. (2) Cho Na vào dung dịch FeCl2 dư. (3) Tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ. (4) Nung AgNO3 ở nhiệt độ cao. (5) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư. (6) Cho Cu vào dung dịch AgNO3. Số thí nghiệm sinh ra kim loại là A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Đề 001 - Trang 3 / 4
  4. Câu 72. Cho 8,8 gam este đơn chức, mạch hở X phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6 gam một ancol Y. Tên gọi của X là A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. propyl format. D. isopropyl fomat. Câu 73. Bộ dụng cụ (được mô tả như hình vẽ bên) dùng để thu khí bằng phương pháp dời chỗ nước. Những khí đều có thể thu được bằng phương pháp này là: A. NH3, O2, N2, HCl, CO2. B. O2, N2, H2, CO2, C2H2. C. H2, N2, O2, CO2, HCl, H2S. D. NH3, HCl, CO2, SO2, Cl2. Câu 74. Thí nghiệm nào sau đây tạo ra muối sắt (II)? A. Cho FeCl3 vào dung dịch AgNO3 dư. B. Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng, dư. C. Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. D. Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng. Câu 75. Hòa tan hết 7,92 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 trong dung dịch chứa 0,54 mol NaHSO4 và 0,16 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 74,58 gam và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí có tỉ khối so với He bằng 11. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6,8 gam rắn khan. Tổng phần trăm khối lượng của Al và Mg có trong hỗn hợp X là A. 65,91% . B. 27,27% . C. 51,52%. D. 20,45%. Câu 76. Dung dịch X chứa m gam chất tan gồm Cu(NO 3)2 và NaCl. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây thu được dung dịch Y chứa (m -18,79) gam chất tan và có hai khí thoát ra (trong đó có một khí catot). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được dung dịch Z chứa x gam chất tan và hỗn hợp khí T gồm ba khí có tỉ khối so với hidro là 16. Cho toàn bộ dung dịch Z vào dung dịch chứa 0,1 mol FeSO 4 và 0,1 mol H2SO4 thì thu được dung dịch G chứa (x + 21,46) gam - muối trung hòa (trong đó có ion NO3 ) và có khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất). Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ m : x có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 1,55. B. 1,7. C. 0,58. D. 2,7. Câu 77. Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất Y (C 2H7O2N) và chất Z (C 4H12O2N2). Đun nóng 9,42 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp gồm hai amin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỉ khối so với He bằng 9,15. Nếu cho 9,42 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam hỗn hợp muối T. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong T là A. 34,41%. B. 38,50%. C. 36,41%. D. 28,60%. Câu 78. Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat và este Y đơn chức, có hai liên kết trong phân tử, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X cần dùng 1,25 mol O 2 thu được 1,3 mol CO2và 1,1 mol H2O. Mặt khác, cho 14,8 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Z (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho toàn bộ Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol Ag thu được là A. 0,4. B. 0,5. C. 0,2. D. 0,8. Câu 79. Cho 18,72 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe 3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,75 mol HCl và 0,06 + mol HNO3, khuấy đều cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH 4 ) và 1,792 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,504 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất, đồng thời thu được 110,055 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 có trong hỗn hợp X là A. 29,91%. B. 43,38%. C. 49,6%. D. 46,50%. Câu 80. X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong phân tử X, Y chứa không quá 2 liên kết π và 50 < MX < MY); Z là este được tạo bởi X, Y và etylen glicol. Đốt cháy 13,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,50 mol O2. Nếu đun nóng 13,12 gam E với dung dịch KOH dư đến khi phản ứng hoàn toàn thì số mol KOH phản ứng là 0,20 mol. Mặt khác 0,36 mol E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol Br 2. Phần trăm khối lượng của Z trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 24,04%. B. 20,45%. C. 18,25%.D.22,15%. Hết Đề 001 - Trang 4 / 4