Đề thi thử THPT quốc gia năm 2020 môn Hóa học - Đề số 202

docx 4 trang thaodu 9850
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia năm 2020 môn Hóa học - Đề số 202", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2020_mon_hoa_hoc_de_so_202.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT quốc gia năm 2020 môn Hóa học - Đề số 202

  1. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020 Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học (Đề thi có 03 trang, 40 câu) Thời gian: 50phút (Không kể thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh: Mã đề thi: 202 Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108. Câu 41: Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc 3? A. C2H5-NH-C2H5. B. C6H5NH2. C. CH3-NH-C2H5. D. (CH3)3N. Câu 42: Chất thuộc loại monosaccarit là A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. tinh bột. D. glucozơ. Câu 43: Hợp chất C3H5(OOCC17H33)3 (triolein) không phản ứng với chất nào sau đây? o A. K. B. H2 (xúc tác Ni, t ). o C. Dung dịch KOH. D. O2 (t ). Câu 44: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl? A. Na. B. Fe. C. Cu. D. Mg. Câu 45: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là A. nhiệt phân MgCl2. B. điện phân dung dịch MgCl2. 2+ C. dùng Na khử Mg trong dung dịch MgCl2. D. điện phân nóng chảy MgCl2. Câu 46: Tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo CH2=CH-CH=CH2 là A. buta-1,3-đien. B. butan. C. isopentan. D. isopren. Câu 47: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Cu. B. Zn. C. Na. D. Ba. Câu 48: Cho dãy các kim loại: Cu, Al, Au, Ag. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là A. Al. B. Au. C. Cu. D. Ag. Câu 49: Este nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở? A. C2H5COOCH3. B. (HCOO)3C3H5. C. C6H5COOCH3. D. CH3COOCH=CH2. Câu 50: Ở điều kiện thường, dung dịch chất nào sau đây không hòa tan được với Cu(OH)2? A. Axit axetic. B. Glucozơ. C. Etylen glicol. D. Ancol etylic. Câu 51: Sắt(III) oxit có công thức là A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe(OH)2. D. Fe2O3. Câu 52: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh? A. H2S. B. AgCl. C. HNO3. D. HCOOH. Câu 53: Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch CuSO4 A. Fe. B. Cu. C. Au. D. Ag. Câu 54: Quá trình đốt chất nào sau đây ít gây ô nhiễm môi trường? A. Đốt xăng dầu. B. Đốt than cốc. C. Đốt khí thiên nhiên. D. Đốt than đá. Câu 55: Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al2O3? A. H2O. B. KHSO4. C. NaCl. D. K2SO4. Câu 56: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp? A. Fructozơ. B. Axit acrylic. C. Ancol metylic. D. Glyxin. Câu 57: Công thức của đá vôi là A. CaSO4. B. CaSO4.H2O. C. CaO. D. CaCO3. Câu 58: Thành phần nào của cơ thể người có nhiều Fe nhất? A. Tóc. B. Xương. C. Máu. D. Da. Trang 1/4 - Mã đề 202
  2. Câu 59: Cho phản ứng: aMg+ bHNO3  cMg(NO3)2 + dNO2 + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (b + c) bằng A. 4. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 60: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời? A. Na3PO4. B. MgCl2. C. CaCO3. D. Fe(OH)3. Câu 61: Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy lá Fe ra rửa nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 2 gam. Khối lượng Cu bám trên lá Fe là A. 19,2 gam. B. 18 gam. C. 16 gam. D. 11,2 gam. Câu 62: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 59,4 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là A. 14. B. 84. C. 60. D. 42. Câu 63: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Br2? A. Butan. B. Isopren. C. Etilen. D. Propin. Câu 64: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Đimetylamin có công thức CH3CH2NH2. B. Phân tử Gly–Ala–Val có 6 nguyên tử oxi. C. Glyxin là hợp chất có tính chất lưỡng tính. D. Valin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa. Câu 65: Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch NaOH dư, thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 10,8. B. 4,05. C. 2,7. D. 5,4. Câu 66: Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ nilon-6, tơ visco, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là A. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron. B. tơ visco và tơ nilon-6. C. sợi bông và tơ visco. D. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6. Câu 67: Nung m gam Al trong 3,36 lít O2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hoà tan hết vào dung dịch HCl thấy bay ra 3,36 lít H2 (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của m là A. 2,7. B. 10,08. C. 5,4. D. 8,1. Câu 68: Phát biểu nào sau đây sai? A. Cho Na vào dung dịch có chứa muối FeCl3, thấy giải phóng khí H2 và tạo thành kết tủa. B. Nhúng thanh Cu vào dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 và H2SO4, xảy ra ăn mòn điện hóa. C. Kim loại Al tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí H2. D. Nước cứng làm giảm khả năng giặt rửa của xà phòng. Câu 69: Thí nghiệm nào sau đây tạo ra hợp chất sắt(III)? A. Cho Fe2O3 vào dung dịch HI dư. B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 dư. C. Cho Fe vào dung dịch HCl dư. D. Cho Fe (dư) vào dung dịch AgNO3. Câu 70: Cho X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là A. 87,4. B. 77,6. C. 83,2. D. 73,4. Câu 71: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol. B. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4 đun nóng, tạo ra fructozơ. D. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol. Câu 72: Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 36 gam dung dịch MOH 20% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 34,8 gam chất lỏng X và 10 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO 2, H2O và 9,54 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 19,04 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị là A. 32,0. B. 85,0. C. 68,0. D. 80,0. Trang 2/4 - Mã đề 202
  3. Câu 73: Cho các phát biểu sau: (a) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường. (b) Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm hoặc dung dịch axit. (c) Trong phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, glucozơ là chất bị khử. (d) Glucozơ được gọi là đường mía, fructozơ được gọi là đường mật ong. (e) Dung dịch glyxin và alanin đều không làm đổi màu quỳ tím. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 74: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4. (b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch KAlO2. (d) Cho hỗn hợp Cu, Fe3O4 (tỉ lệ mol 3:2) vào dung dịch HCl dư. (e) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch AlCl3 dư. Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất rắn là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 75: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp X chứa H 2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,75m gam chất rắn, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y. Giá trị của m là A. 33,6. B. 32,0. C. 43,2. D. 56,0. Câu 76: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây: – Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. – Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70°C. – Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Phát biểu nào sau đây sai? A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm. B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm. C. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp. D. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH. Câu 77: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 7,675 mol O2, thu được H2O và 5,35 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của a là A. 86,3. B. 89,2. C. 86,2. D. 89,0. Câu 78: Đốt cháy hết 25,56 gam hỗn hợp E gồm hai este đơn chức thuộc cùng dãy đồng đẳng liên tiếp và một amino axit Z thuộc dãy đồng đẳng của glyxin (M Z > 75) cần đúng 1,09 mol O 2, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng 48 : 49 và 0,02 mol khi N2. Cũng lượng E trên cho tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam rắn khan và một ancol duy nhất. Biết KOH dùng dự 20% so với lượng phản ứng. Giá trị của m là: A. 38,792. B. 31,880. C. 34,312. D. 34,760. Câu 79: Hỗn hợp P gồm X (C 7H16O6N2) và Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được ancol etylic, hai amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có tỉ khối so với H2 bằng 16,9 và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được hỗn hợp T gồm hai muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, trong đó có 1 muối của axit cacboxylic và 1 muối của α- amino axit. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong T là A. 74,5%. B. 33,8%. C. 25,5%. D. 66,2%. Câu 80: Cho sơ đồ các phản ứng: X + NaOH (dung dịch) → Y + Z (1) T → Q + H2 (3) Y + NaOH (rắn) → T + P (2) Q + H2O → Z (4) Trong sơ đồ trên, X và Z lần lượt là A. CH3COOCH=CH2 và CH3CHO. B. CH3COOC2H5 và CH3CHO C. CH3COOCH=CH2 và HCHO. D. HCOOCH=CH2 và HCHO. HẾT Trang 3/4 - Mã đề 202
  4. Trang 4/4 - Mã đề 202