Đề thi thử Tốt nghiệp Phổ thông môn Hóa học - Mã đề 628 - Năm học 2018-2019 - Trường quốc tế Á Châu

doc 5 trang thaodu 2780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp Phổ thông môn Hóa học - Mã đề 628 - Năm học 2018-2019 - Trường quốc tế Á Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_pho_thong_mon_hoa_hoc_ma_de_628_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp Phổ thông môn Hóa học - Mã đề 628 - Năm học 2018-2019 - Trường quốc tế Á Châu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HCM ĐỀ THI THỬ TNPT TRƯỜNG QUỐC TẾ Á CHÂU NĂM HỌC 2018 – 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: HÓA HỌC – KHỐI 12 (Thời gian: 50 phút, không tính thời gian giao đề) Họ tên học sinh: Lớp: SBD: (Học sinh lưu ý làm bài trên giấy thi, không làm trên đề) MÃ ĐỀ THI 628 Cho: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg= 24; Al=27; P= 31; S= 32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr= 52; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ag=108; Ba=137 Câu 1: Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO 4 và NaCl (hiệu suất 100%, điện cực trơ, màng ngăn xốp), đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc) ở anot. Dung dịch X hòa tan tối đa 20,4 gam Al2O3. Giá trị của m là A. 23,5. B. 25,6. C. 51,1. D. 50,4. Câu 2: Cho từ từ 300 ml dung dịch gồm NaHCO 3 0,1M và K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch gồm HCl 0,2M và NaHSO4 0,6M thu được V lít CO2 thoát ra ở đktc và dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch gồm KOH 0,6M và BaCl 2 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m là A. 0,448 lít và 25,8 gam. B. 1,0752 lít và 8,274 gam. C. 1,0752 lít và 22,254 gam. D. 1,0752 lít và 19,496 gam. Câu 3: Dung dịch X (chứa 19,5 gam hỗn hợp etylamin và glyxin) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 1M. Dung dịch X trên tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 300. B. 200. C. 250. D. 350. Câu 4: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na và Al vào nước dư, thu được dung dịch Y. Chia Y làm ba phần bằng nhau: - Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào phần một đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết 100 ml. - Cho từ từ 450 ml dung dịch HCl 1M vào phần hai, thu được 3a gam kết tủa. - Cho từ từ 750 ml dung dịch HCl 1M vào phần ba, thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là A. 28,50. B. 44,40. C. 40,65. D. 36,90. Câu 5: Cho hỗn hợp gồm 6,4 gam Cu và 5,6 gam Fe vào cốc đựng dung dịch HCl loãng dư. Để tác dụng hết với các chất có trong cốc sau phản ứng với dung dịch HCl (sản phẩm khử duy nhất là NO), cần một lượng NaNO3 tối thiểu là A. 8,5 gam. B. 5,7 gam. C. 2,8 gam. D. 17 gam. Câu 6: Câu nào sai trong các câu sau? A. Iot tạo với tinh bột hợp chất màu xanh tím, còn xenluloz thì không. B. Có thể phân biệt glucoz với saccaroz bằng nước brom. C. Fructoz, etylfomat, glucoz đều tham gia phản ứng tráng bạc. D. Tinh bột và xenluloz là những đồng phân của nhau vì đều có công thức (C6H10O5)n. Trang 1/5 - Mã đề thi 628
  2. Câu 7: Số đồng phân este mạch hở ứng với công thức phân tử C3H6O2 là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 8: Trong các polime sau: bông (1); tơ tắm (2); len (3); tơ viscoz (4); tơ enang (5); tơ axetat (6); tơ nilon (7); tơ capron (8). Các loại tơ có nguồn gốc từ xenluloz là A. 1, 3, 7. B. 2, 4, 8. C. 3,5, 7. D. 1, 4, 6. Câu 9: Thủy phân hoàn toàn m gam triolein trong dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau phản ứng thu được 22,8 gam muối. Giá trị của m là A. 22,1. B. 21,8. C. 22,4. D. 21,5. Câu 10: Tơ nilon-6,6 được điều chế từ A. vinyl cianua. B. axit terephtalic và etylen glycol. C. axit adipic và hexametylen diamin. D. caprolactam. Câu 11: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: HCOOH, C 6H5NH2 (anilin), o CH3COOH và HCl. Ở 25 C, pH của các dung dịch (cùng có nồng độ 0,01M) được ghi lại trong bảng sau: Chất X Y Z T pH 8,42 3,22 2,00 3,45 Nhận xét nào dưới đây là đúng? A. Z tạo kết tủa trắng với nước Br2. B. X có phản ứng tráng gương. C. Y có thể điều chế trực tiếp từ ancol etylic. D. T có thể dùng trong công nghiệp thực phẩm. Câu 12: Sắt tây là hợp kim của sắt và kim loại M. M là A. Pb. B. Sn. C. Cr. D. Zn. Câu 13: Cho 11,2 gam kim loại Fe tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H 2SO4 (loãng) sinh ra V lít (đktc) khí H2. Giá trị của V là A. 5,60. B. 2,24. C. 4,48. D. 8,96. Câu 14: Chất X có công thức phân tử là C4H9O2N, biết: to to X + NaOH  Y + CH3OH (1) Y + HCl (dư)  Z + NaCl (2) Biết Y là muối cùa α-amino axit, công thức cấu tạo của X, Z lần lượt là A. H2NCH2CH2COOCH3 và ClH3NCH2CH2COOH. B. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH. C. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH. D. CH3CH2CH2(NH2)COOH và CH3CH2CH(NH3Cl)COOH. Câu 15: Polime của loại vật liệu nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ? A. Nhựa poli(vinyl clorua). B. Tơ Visco. C. Cao su Buna. D. Nilon-6,6. Câu 16: Thực hiện phản ứng lên men rượu từ 2,025 kg khoai chứa 80% tinh bột (còn lại là tạp chất trơ), thu được C2H5OH và CO2. Cho toàn bộ lượng CO2 hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 được 450 gam kết tủa, lọc bỏ kết tủa, đun nóng dung dịch lại thấy có 150 gam kết tủa nữa. Hiệu suất phản ứng lên men là A. 85,0%. B. 18,0%. C. 30,0%. D. 37,5%. Câu 17: Cho chuỗi phản ứng sau: X +HCl Y +NaOH X . Chất nào sau đây phù hợp với X? A. NH2-CH2-COOH. B. C6H5NH2. C. HCOONH4. D. Ala-Gly. Câu 18: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau Trang 2/5 - Mã đề thi 628
  3. Tỉ lệ a: b là A. 2: 1. B. 2: 3. C. 4: 3. D. 1: 1. Câu 19: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu Thí nghiệm Hiện tượng Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Có màu xanh lam. X Đun nóng với dd H2SO4 loãng. Thêm tiếp dd AgNO3/NH3 đun Tạo kết tủa Ag. nóng. Y Đun nóng với dd NaOH ( loãng, dư), để nguội. Thêm tiếp vài Tạo dung dịch màu giọt dd CuSO4. xanh lam. Z Tác dụng với quỳ tím. Quỳ tím hóa xanh. T Tác dụng với nước brom. Có kết tủa trắng. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. hồ tinh bột, triolein, metylamin, phenol. B. saccaroz, etyl axetat, glixin, anilin. C. xenluloz, vinyl axetat, natri axetat, glucoz. D. saccaroz, triolein, lysin, anilin. Câu 20: Ở điều kiện thường, thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học A. Cho CaO vào nước dư. B. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. C. Cho vài giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa dung dịch Fe(NO3)2. D. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3. Câu 21: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là A. 0,50. B. 0,65. C. 0,55. D. 0,70. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn x mol chất béo X, thu được y mol CO 2 và z mol H2O. Mặt khác x mol X tác dụng với dung dịch chứa tối đa 5x mol Br2. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z là A. y = 5x + z. B. y = 7x + z. C. y = 6x + z. D. y = 4x + z. Câu 23: Hỗn hợp X gồm Na, Al, Na2O và Al2O3. Hòa tan hoàn toàn 20,05 gam X vào nước, thu được 2,8 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào Y, đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết 50 ml, nếu thêm tiếp 310 ml nữa thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 31,20. B. 19,24. C. 14,82. D. 17,94. Câu 24: Hỗn hợp E gồm amin X có công thức dạng C nH2n+3N và amino axit Y có công thức dạng CmH2m+1O2N (trong đó số mol X gấp 1,5 lần số mol Y). Cho 28,4 gam hỗn hợp E tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 43,0 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cho 28,4 gam hỗn hợp E tác dụng với một lượng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được x gam muối. Giá trị của x là A. 17,76. B. 23,28. C. 26,64. D. 15,52. Câu 25: Nhiệt phân Fe(NO3)2 trong môi trường khí trơ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được sản phẩm gồm có A. Fe, NO2, O2. B. Fe2O3, NO2, O2. C. FeO, NO2, O2. D. Fe3O4, NO2, O2. Câu 26: Sợi dây đồng được dùng làm dây phơi quần áo, để ngoài không khí ẩm lâu ngày bị đứt. Để nối lại mối đứt đó, ta nên dùng kim loại nào để dây được bền nhất? Trang 3/5 - Mã đề thi 628
  4. A. Cu. B. Fe. C. Zn. D. Al. Câu 27: Nhỏ từ từ dung dịch H 2SO4, dư vào dung dịch K 2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. màu vàng sang màu da cam. B. không màu sang màu da cam. C. màu da cam sang màu vàng. D. không màu sang màu vàng. Câu 28: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 aM thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH=13. Các giá trị a, m tương ứng là A. 0,25 và 4,66 B. 0,2 và 2,33 C. 0,15 và 2,33 D. 0,15 và 3,495 Câu 29: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực baz mạnh nhất? A. C6H5CH2NH2 (benzyl amin). B. (CH3)2NH. C. C6H5NH2 (anilin). D. NH3. Câu 30: Để trung hòa 20 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 22,5% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là A. C3H7N B. CH5N C. C2H7N D. C3H5N Câu 31: Kim loại kiềm nào sau đây được dùng làm tế bào quang điện? A. Cs. B. Na. C. Li. D. K. Câu 32: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (b) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch CrCl3. (c) Dẫn khí H2 dư qua ống sứ chứa bột CuO nung nóng. (d) Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4. (e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 33: Phát biểu nào sau đây sai? A. Việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường đất. B. Ô nhiễm môi trường đất dẫn đến làm giảm độ phì của đất. C. Các kim loại nặng trong nước thải công nghiệp gây nên ô nhiễm nguồn nước. D. Phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật gây nên ô nhiễm môi trường đất. Câu 34: Loại tơ không phải tơ tổng hợp là A. tơ polieste. B. tơ capron. C. tơ axetat. D. tơ clorin. Câu 35: Kim loại nào cứng nhất trong các kim loại: W, Cr, Fe, Cu là A. Cr. B. Fe. C. Cu. D. W. Câu 36: Chất được sử dụng để bó bột trong y học và đúc tượng là A. Thạch cao khan. B. Đá vôi. C. Thạch cao nung. D. Thạch cao sống. Câu 37: Dung dịch fructoz không phản ứng được với o A. nước brom. B. H2/Ni, t . C. dung dịch AgNO3/NH3. D. Cu(OH)2. Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm axetilen, etilen và hiđrocacbon Y, thu được số mol CO2 đúng bằng số mol H 2O. Nếu dẫn V lít (đktc) hỗn hợp khí X như trên qua lượng dư dung dịch Br 2 thấy khối lượng bình đựng tăng 0,82 gam. Khí thoát ra khỏi bình đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được 1,32 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Công thức phân tử của hiđrocacbon Y và giá trị của V là A. C4H10 và 0,448 B. C3H8 và 0,896. C. C3H4 và 0,336. D. C3H8 và 0,672. Trang 4/5 - Mã đề thi 628
  5. Câu 39: Cho 200 gam dung dịch chứa glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư, khối lượng Ag sinh ra cho vào dung dịch HNO3 đậm đặc dư thấy sinh ra 0,2 mol khí NO 2. Nồng độ của glucozơ trong dung dịch ban đầu là A. 36% B. 9% C. 18% D. 27% Câu 40: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y dd X khí Z Chất rắn Y Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây: A. 4HNO3 ( đặc, nóng) + Cu(r) → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O. B. H2SO4 (dd) + CaCO3 (r) → CaSO4 + CO2↑ + H2O. C. NaOH (dd) + NH4Cl (r) → NaCl + NH3↑ + H2O. D. 2HCl (dd) + FeS (r) → FeCl2 + H2S↑. HẾT Trang 5/5 - Mã đề thi 628