Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 10

doc 2 trang thaodu 5531
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_so_10.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 10

  1. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT Môn thi: VĂN Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề) I. ĐỀ BÀI Phần I: (7 điểm) Dưới đây là suy nghĩ của một nhân vật trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long: Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước. (Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012). 1. Từ việc đọc tác phẩm, em hiểu “những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước” là những ai? Vì sao nhà văn không đặt tên cụ thể cho các nhân vật của mình? 2. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu văn trên. 3. Hãy chỉ rõ điểm giống và khác nhau cơ bản về phương thức trần thuật của truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) và “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long). 4. Dựa vào tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp, làm rõ vẻ đẹp của những con người ở chốn Sa Pa lặng lẽ ấy, trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Phần II: (3 điểm) Từ chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh năm 1958, hồn thơ Huy Cận đã nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên và con người. Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa bây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng. (Trích Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập 1 – NXB Giáo dục, 2012) 1. Hình ảnh con thuyền trong khổ thơ có gì độc đáo? Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả có đặc điểm gì nổi bật? 2. Từ đoạn trích trên, cùng với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ trong khoảng nửa trang giấy thi, về hình ảnh những ngư dân đang ngày đêm bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của dân tộc. II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I: (7 điểm) 1. “những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước” là các nhân vật sống và làm việc tại Sa Pa như thanh niên trên đỉnh Yên Sơn, thanh niên trên đỉnh Phan-Xi-Păng, ông kĩ sư nghiên cứu rau, ông kĩ sư nghiên cứu sét. (0,5 điểm) - Nhà văn không đặt tên cụ thể cho các nhân vật để mang tính khái quát cao, khắc sâu chủ đề của văn bản. (1 điểm) 2. Xác định đúng thành phần trạng ngữ: Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa. (0,5 điểm) 3. - Giống nhau: Đều trần thuật ngôi thứ ba (0,5 điểm).
  2. - Khác nhau: Truyện ngắn Làng được trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật chính; Lặng lẽ Sa Pa trần thuật theo điểm nhìn của các nhân vật phụ (chủ yếu là ông họa sĩ) (0,5 điểm). 4. Viết đoạn văn: (4 điểm) * Hình thức: (0.5 điểm) * Tiếng Việt: (0.5 điểm) * Nội dung: (2.5 điểm) - Vẻ đẹp của những con người ở chốn Sa Pa lặng lẽ. HS có thể phân tích theo từng nhân vật, có thể theo từng đặc điểm nhân vật. Cần làm rõ: + Chỉ nói tới các nhân vật sống và làm việc tại Sa Pa. Cần tập trung làm rõ vẻ đẹp của lòng yêu cuộc sống, yêu công việc, tinh thần trách nhiệm, ý thức được ý nghĩa của những công việc lặng thầm, những cống hiến và hi sinh vì đất nước + Về nghệ thuật (0.5 điểm): Tạo tình huống bất ngờ, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt, ngôn ngữ giàu chất thơ Phần II: (3 điểm) 1. (1 điểm): Sự độc đáo của hình ảnh con thuyền: Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao lao đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ: lái gió, buồm trăng, giữa mây cao với biển bằng, dò bụng biển, dàn đan thế trận, (0,5 điểm) - Bút pháp lãng mạn nổi bật trong việc sáng tạo hình ảnh thơ, với những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, độc đáo, ẩn dụ, thủ pháp phóng đại (khoa trương) được sử dụng hợp lí. (0,5 điểm) 2. Đoạn văn (2 điểm) * Hình thức: (0.5 điểm) * Nội dung: (1.5 điểm) - Khái niệm. - Vẻ đẹp. - Vai trò trách nhiệm. - Suy nghĩ về bài học cho bản thân.