Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Nghi Lâm

docx 5 trang thaodu 5640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Nghi Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_truong_thcs_nghi_lam.docx

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Nghi Lâm

  1. PHÒNG GD&ĐT NGHI LỘC TRƯỜNG THCS NGHI LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT MÔN: Ngữ Văn Thời gia làm bài: 120 phút I. Đọc - hiểu (2 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4: Sáng đi lúa chín bên đường Trưa về ruộng đã loáng gương mặt trời Chiều đi đất lật, bừa tơi Tối về ruộng đã ngời ngời mạ xanh Quê ta vừa đẹp vừa thanh Một ngày treo bốn bức tranh một ngày ( Dẫn theo Văn chương - đọc và suy ngẫm, Phan Bá Hàm, NXB Nghệ An, trang 43) 1. Xác định thể thơ của văn bản. 2. Phân loại từ ghép và từ láy trong các từ : ngời ngời, mặt trời. 3. Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ trong câu: Quê ta vừa đẹp vừa thanh. 4. Một ngày treo bốn bức tranh một ngày Em hiểu câu thơ trên như thể nào II. Làm văn (8 điểm) Câu 1 (3 điểm): Em hãy viết một bài văn nghị luận nói về lòng biết ơn. Câu 2 (5 điểm): Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua đoạn trích sau: Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu ( ) Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về nhà bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung là dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cở nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới ( Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long- Ngữ Văn 9, tập I, trang 183) Quen rồi. một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. tôi có nghĩ đến cái chết nhưng một cái chết mờ nhạt không cụ thể. Còn cái chính: liệu bom có nổ, mìn có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần hai?Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào tay thì khá phiền ( Trích Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập 2) Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng; đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, phát hiện những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Sẵn sàng chấp nhận các ý tưởng và cách trình bày mới mẻ, miễn là hợp lí, thuyết phục. 2. Điểm toàn bài là 10,0 điểm chiết đến 0,25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm Đọc - hiểu 2,0 đ 1 Thể thơ: lục bát 0,5 đ Từ láy: ngời ngời 0,5 đ 2 Từ ghép: mặt trời I. 3 - Chủ ngữ: Quê ta 0,5 đ - Vị ngữ: vừa đẹp vừa thanh. Học sinh trình bày cách hiểu riêng. Gợi ý: Không khí làm việc của người nông dân thật khẩn trương, hiệu 4 quả. Bốn bức tranh là bốn công việc hoàn thành, khoác lên đồng 0,5 đ quê một màu áo mới, đẹp như những bức tranh. II. Làm văn 8,0 đ 1 Viết bài văn về vấn đề: lòng biết ơn 3,0 đ a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn 0,25đ đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: lòng biết ơn trong cuộc sống 0.25đ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học. * Giải thích: 0,5đ Biết ơn là ghi nhớ công ơn, về những hành động, việc làm, về tình cảm mà người khác mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mình.
  3. - Biểu hiện của lòng biết ơn: luôn ghi nhớ trong lòng, có thái độ, hành động thể hiện đền đáp bằng tinh thần, vật chất đối với người đã giúp đỡ mình *Bình luận: - Lòng biết ơn là một phẩm chất tốt đẹp của con người, biểu hiện của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc. - Cần thể hiện lòng biết ơn đối với đấng sinh thành, công dưỡng dục, với 1,0 đ người đã hi sinh xương máu để mang lại cuộc sống yên bình - Mỗi người đề có lòng biết ơn, trân trngj thành quả trong quá khứ sẽ làm chocuộc sống tốt đẹp hơn. 4. Bàn bạc, mở rộng: - Phê phán thái độ sống vong ân bội nghĩa. 0,5 - Lòng biết ơn phải xuất phát từ sự chân thành, không đơn thuần là sự trao đổi. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25 đ e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 đ Viết bài nghị luận văn học về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt nam 5,0 đ 2 trong thời chống Mỹ a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn 0,5đ đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt 0,5đ nam trong thời chống Mỹ được thể hiện qua các nhân vật anh thanh niên và Nho, Thao, Phương Định trong 2 đoạn trích từ Lăng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) và Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
  4. c. Xây dựng hệ thống luận điểm; vận dụng tốt các kĩ năng đọc – hiểu văn bản, thao tác phân tích, chứng minh, bình luận để làm rõ vấn đề: *. Giới thiệu hai tác giả và vấn đề nghị luận. * Cảm nhận về thế hệ trẻ Việt Nam qua hai đoạn trích: - Nhân vật anh thanh niên: + Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh núi cao vắng vẻ; làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, công việc tỉ mỉ, chính xác, đòi hỏi tinh thần trách nhiêm cao + Tình yêu đối với công việc: kể về công việc với thái độ say sưa, với niềm vui và hạnh phúc ; có tinh thần trách nhiệm cao với công việc: công việc của anh là yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác mà anh luôn đúng giờ, kể cả khi thời tiết khắc nghiệt + Nghệ thuật xây dựng tình huông đặc sắc: khắc họa nhân vật qua cái nhìn và đánh giá của nhân vật khác  Đó là những con người cởi mở, chân thành; cần cù, chăm chỉ, tận tâm trong công công việc, luôn tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống trong lao động; cống hiến hết mình cho quê hương đất nước; ltiêu biểu cho con người Việt nam trong lao 3,5 đ động. -. Hình ảnh ba cô thanh niên xung phong: Nho, Thao, Phương Định: + Hoàn cảnh: sống, chiến đấu trên cao điểm, quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá để san lấp hố bom + Yêu nước, sẵn sàng tham gia vào tuyến đường Trường Sơn máu lửa; dũng cảm, gan dạ; sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy, quên cả sự sống (chỉ nghĩ đến cái chết mờ nhạt) + Nghệ thuật: trần thuật ngôi thứ nhất, kể về những khoảnh hắc cận kề cái chết mà thản nhiên như không *. Khái quát: - Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh cách mạng và trong công cuôc lao động là vẻ đẹp của ý chí, lí tưởng cống hiến hết mình cho quê hương, đất nước - Hiểu và trân trọng thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời đại Hồ Chí minh, có ý thức phấn đấu kế tục truyền thống tốt đệp để sống có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước
  5. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm nhận, suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25 đ e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25đ