Đề thi Tốt nghiệp THPT môn Địa lý năm 2020 - Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Tốt nghiệp THPT môn Địa lý năm 2020 - Bộ giáo dục và đào tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tot_nghiep_thpt_mon_dia_ly_nam_2020_bo_giao_duc_va_da.doc
Nội dung text: Đề thi Tốt nghiệp THPT môn Địa lý năm 2020 - Bộ giáo dục và đào tạo
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TÔT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI (Đề thi có 04 trang) Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 41: Biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học nước ta là A. nâng độ che phủ rừng. B. quy định khai thác. C. trồng cây theo băng. D. định canh định cư. Câu 42: Chống bão ở nước ta phải luôn kết hợp với chống A. hạn hán. B. sương muối. C. động đất. D. ngập lụt. Câu 43: Nơi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở miền Trung nước ta là A. sông suối. B. ao, hồ. C. kênh rạch. D. đầm phá. Câu 44: Dọc ven biển nước ta, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít cửa sông đổ ra biển thuận lợi cho hoạt động A. nuôi trồng thủy sản. B. khai thác thủy sản. C. làm muối. D. du lịch biển. Câu 45: Vùng giàu có tài nguyên khoáng sản và tiềm năng thủy điện nhất nước ta là A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 46: Vấn đề nan giải nhất ở các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng là A. mức sống. B. giáo dục. C. môi trường. D. việc làm. Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích nhỏ nhất? A. Cao Bằng. B. Nam Định. C. Nghệ An. D. Ninh Thuận. Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết cao nguyên nào không nằm ở nước ta? A. Lâm Viên B. Tà Ôi. C. Mộc Châu. D. Mơ Nông. Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn trên 25°C? A. Đà Nẵng. B. TP. Hồ Chí Minh. C. Sa Pa. D. Hà Nội. Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc lưu vực hệ thống sông Hồng? A. Sông Chảy. B. Sông Cầu. C. Sông Kì Cùng. D. Sông Bé. Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây không phải là đô thị loại 1? A. Hải Phòng. B. Đà Nẵng. C. Đà Lạt. D. Huế. Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? A. Nghi Sơn. B. Vũng Áng. C. Hòn La. D. Vân Đồn. Câu 53: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng lúa lớn nhất? A. Kiên Giang. B. Bình Thuận. C. Sóc Trăng. D. Hưng Yên. Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất lâm nghiệp nhỏ nhất? A. Hà Giang. B. Quảng Nam. C. Bình Phước. D. Long An. Câu 55: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết nhà máy điện Tuyên Quang nằm trên sông nào sau đây? A. Lô. B. Gâm. C. Hồng. D. Đà. Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 23, cho biết quốc lộ nào sau đây nối trực tiếp cửa khẩu quốc tế Cầu Treo với Quốc lộ 1? A. Quốc lộ 6. B. Quốc lộ 7. C. Quốc lộ 8. D. Quốc lộ 9. Câu 57: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết tỉnh nào sau đây của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ tiếp giáp Biển Đông?
- A. Lạng Sơn. B. Quảng Ninh. C. Bắc Giang. D. Thái Nguyên. Câu 58: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết quặng sắt ở Bắc Trung Bộ phân bố ở điểm nào sau đây? A. Thạch Khê. B Quỳ Châu. C. Quỳ Hợp. D. Nam Đàn. Câu 59: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh nào của vùng Tây Nguyên vừa giáp với Lào và Campuchia? A. Lâm Đồng. B. Kon Tum. C. Gia Lai. D. Đắc Nông. Câu 60: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Đông Nam Bộ không có ngành chế biến nông sản? A. Thủ Dầu Một. B. Vũng Tàu. C. Biên Hòa. D. TP. Hồ Chí Minh. Câu 61: Cho biểu đồ: DIỆN TÍCH CÂY HÀNG NĂM, CÂY LÂU NĂM VÀ TỈ TRỌNG DIỆN TÍCH CÂY HÀNG NĂM TRONG TỔNG DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2017 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất cây hàng năm, cây lâu năm của ngành trồng trọt nước ta, trong giai đoạn 2000 – 2017? A. Diện tích cây hàng năm luôn cao hơn cây lâu năm. B. Tốc độ tăng diện tích của cây hàng năm nhanh hơn. C. Tỉ trọng diện tích của cây hàng năm cao và liên tục giảm. D. Diện tích cây hàng năm và lâu năm đều tăng qua các năm. Câu 62: Cho bảng số liệu SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG CỦA NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2018 (Đơn vị: Nghìn tấn) Năm 2005 2010 2015 2018 Khai thác 1987,9 2414,4 3049,9 3606,7 Nuôi trồng 1478,9 2728,3 3532,2 4261,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta trong giai đoạn 2005 – 2018? A. Tỉ trọng sản lượng khai thác luôn lớn hơn nuôi trồng. B. Tỉ trọng sản lượng khai thác giảm liên tục qua các năm. C. Tỉ trọng sản lượng nuôi trồng tăng nhưng không ổn định. D. Năm 2005, tỉ trọng sản lượng khai thác thấp hơn so với nuôi trồng. Câu 63: Bộ phận lãnh thổ có diện tích lớn nhất thuộc vùng biển nước ta là A. lãnh hải. B. tiếp giáp lãnh hải. C. đặc quyền kinh tế. D. vùng nội thủy. Câu 64: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm của mạng lưới đường ô tô của nước ta? A. Về cơ bản đã phủ kín các vùng. B. Hơn một nửa đã được trải nhựa.
- C Mật độ thuộc loại cao nhất khu vực. D. Chủ yếu chạy theo hướng Bắc - Nam. Câu 65: Sự phát triển của ngành nội thương thể hiện rõ rệt nhất ở A. tổng mức bán lẻ của hàng hóa. B. lực lượng các cơ sở buôn bán. C. các mặt hàng buôn bán ở các chợ. D. lao động tham gia trong ngành nội thương. Câu 66: So với các vùng khác ở nước ta, Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có thế mạnh đặc biệt về A. khai thác khoáng sản và thủy điện. B. trồng chè và chăn nuôi trâu, bò. C. cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới. D. du lịch biển, thủy sản, dịch vụ hàng hải. Câu 67: Thuận lợi của Duyên hải Nam Trung Bộ đối với phát triển du lịch là A. bờ biển dài, có các vịnh nước sâu. B. có bờ biển rộng và các đầm phá. C. nhiều cửa sông và những bãi triều. D. có những bãi cát rộng, đảo ven bờ. Câu 68: Tiềm năng to lớn của Tây Nguyên để phát triển cây cà phê là A. địa hình có nhiều cao nguyên rộng lớn. B. có hệ thống sông lớn cung cấp nước tưới. C. khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm. D. đất ba dan màu mỡ, khí hậu cận xích đạo. Câu 69: Biện pháp nào cần thực hiện để phát triển lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ? A. Xây dựng các công trình thủy lợi. C. Thay đổi cơ cấu cây công nghiệp. B. Phát triển diện tích rừng ngập mặn. D. Mở rộng thêm diện tích đất trồng. Câu 70: Khó khăn nào không phải chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Bão và áp thấp nhiệt đới. B. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn. C. Thiếu nước trong mùa khô. D. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền. Câu 71: Ý nghĩa của các đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là A. có nhiều tài nguyên hải sản. B. thuận lợi cho phát triển giao thông biển. C. hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. D. có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch. Câu 72: Nước ta dân số đông, còn tăng nhanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc A. mở rộng thị trường tiêu thụ. B. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. C. sử dụng hợp lý nguồn lao động. D. cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân. Câu 73: Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn ngày càng tăng là do A. thực hiện tốt chính sách dân số. B. phân bố lại dân cư và lao động. C. phát triển các ngành dịch vụ. D. đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn. Câu 74: Trình độ đô thị hóa của nước ta thấp thể hiện rõ nhất ở A. quy mô đô thị nhỏ. B. tỉ lệ dân thành thị thấp hơn mức trung bình. C. cơ sở hạ tầng đô thị còn ở mức độ thấp. D. nhiều đô thị mang chức năng hành chính. Câu 75: Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là : A. sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp. B. miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu. C. sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều. D. sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ. Câu 76: Cho biểu đồ dưới đây:
- % 100 38.6 38.8 80 44.0 42.6 42.3 41.4 43.4 60 22.7 28.8 36.7 40 38.1 36.7 37.3 36.9 20 38.7 27.2 24.5 19.3 21.0 21.3 19.7 0 Năm Nông – lâm – thủy sản Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tình hình phát triển GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014. B. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014. C. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014. D. Quy mô và sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014. Câu 77: Cho bảng số liệu: SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2018 Năm 2000 2005 2010 2018 Số dân thành thị (nghìn người) 18725.4 22232.0 26515.9 33830.0 Tỉ lệ dân thành thị (%) 24.1 27.1 30.5 35.7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu trên, để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 2000 – 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường. B. Cột. C. Kết hợp. D. Miền. Câu 78: Ở vùng đồi núi nước ta, địa hình xâm thực phát triển mạnh chủ yếu do A. rừng bị chặt phá nghiêm trọng do hoạt động canh tác của con người. B. mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn, thủy chế theo mùa. C. địa hình chủ yếu là đồi núi với độ dốc lớn, nhiều nơi mất lớp phủ thực vật. D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nhiệt độ cao, mưa nhiều, phân hóa theo mùa. Câu 79: Nguyên nhân chủ yếu làm biên độ nhiệt nước ta giảm từ Bắc và Nam là A. Do càng vào Nam nhận được nhiều nhiệt và gió tín phong Đông Bắc hoạt động rất mạnh B. Do càng vào Nam chênh lệch góc nhập xạ càng nhỏ và ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc càng giảm C. Do càng vào Nam góc nhập xạ vào mùa hè càng lớn và ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc càng giảm D. Do càng vào Namvij trí càng gần xích đạo, nhiệt độ chênh lệch giữa các tháng trong năm rất lơn Câu 80: Nguyên nhân chính làm cho đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao thấp hơn ở miền Nam là do A. miền Nam có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Tây Nam. B. miền Bắc có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc. C. miền Bắc có địa cao hơn và không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc. D. miền nam có địa hình cao hơn, nằm gần đường xích đạo, nền nhiệt cao quanh năm. HẾT Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.