Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên môn Địa lý (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên môn Địa lý (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_dia_ly_co_dap_an.doc
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên môn Địa lý (Có đáp án)
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên Môn: Địa lý A. phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm) Thí sinh chọn phương án đúng và ghi lại vào bài làm của mình Câu 1. Nguyên nhân chính để Trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng sản xuất chè lớn nhất nước ta là: A. Có đất feralit. B. Có khí hậu cận nhiệt, ôn đới núi cao. C. Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt. D. Có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất. ơ Câu 2. Những năm gần dây tỷ lệ tăng dân số của nước ta luôn giảm, nhưng dân số nước ta vẫn tăng là do: A. Tỷ lệ tử tăng. B. Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao. C. Quá trình nhập cư lớn. D. Quy mô dân số ngày càng lớn. [ơ Câu 3. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ dân thành thị ở nước ta tăng là do: A. Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ. B. Do công nghiệp phát triển. C. Do quá trình nhập cư. D. Tỷ lệ sinh ở đô thị cao. Câu 4. Dân tộc nào sau đây chiếm phần lớn dân số ở nước ta ? A. Tày . B. Thái . C. Kinh. D. Mường. Câu 5. Vùng kinh tế có diện tích lớn nhất nước ta là: A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Trung du Miền núi Bắc Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 6. Vùng có mật độ dân số đông nhất nước ta là: A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Tây Nguyên. Câu 7. Đường bộ luôn chiếm khối lượng hàng hoá vận chuyển lớn nhất trong các loại hình giao thông vận tải ở nước ta là vì: A. Cước phí rẻ. B. Vì tính cơ động, linh hoạt, tiện lợi. C. ít gây tai nạn. D. ít gây ô nhiễm môi trường. - 1 -
- Câu 8. Nguyên nhân nào sau đây không dẫn đến sản lượng lúa nước ta trong những năm qua luôn tăng: A. Do diện tích canh tác lúa tăng. B. Do năng suất lúa luôn tăng. C. Do cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện. D. Do bình quân lương thực đầu người tăng. Câu 9. Ngành nào sau đây không thuộc ngành chế biến lương thực thực phẩm: A. Chế biến sản phẩm trồng trọt. B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi. C. Chế biến lâm sản. D. Chế biến thủy sản. Câu 10. Vùng có số lượng đàn trâu lớn nhất nước ta là: A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Trung du và miền núi phía Bắc. Câu 11. Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây trồng (đơn vị: 1000 ha) Năm 1990 2002 Nhóm cây Tổng số 9040,0 12831,4 Cây lương thực 6474,6 8320,3 Cây công nghiệp 1199,3 2337,3 Cây thực phẩm, cây ăn quả và các 1366,1 2173,8 loại cây khác. a) Qua bảng số liệu trên hãy cho biết nhóm cây có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là: A. Cây lương thực. B. Cây công nghiệp. C. Cây thực phẩm, cây ăn quả và các loại cây khác. D. Tổng diện tích. b) Nhóm cây chiếm tỷ trọng lớn nhất là: A. Cây lương thực. B. Cây công nghiệp. C. Cây thực phẩm. D. Cây ăn quả và các loại cây khác. Câu 12. Hãy nối giữa vùng nông nghiệp với các cây công nghiệp để trở thành vùng sản xuất loại cây công nghiệp nhiều nhất: A. Trung du miền núi Bắc Bộ 1: Lạc B. Bắc Trung Bộ 2: Chè C. Đông Nam Bộ 3: Lúa - 2 -
- D. Đồng bằng sông Cửu Long 4: Điều B. phần tự luận (6 điểm) Câu I: (2,5 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Diện tích và sản lượng lúa ở nước ta. Năm 1990 1995 2005 Diện tích (nghìn ha) 6043 6765 7326 Sản lượng (triệu tấn) 19,2 24,9 35,8 a. Tính năng suất lúa trung bình của các năm (tạ/ha) b. Để phát triển cây lúa, nước ta có những thuận lợi, khó khăn gì ? Câu II: (2,5 điểm) Cho bảng số liệu Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du - Miền núi Bắc Bộ (đơn vị: tỉ đồng) Năm 1995 2000 2002 Trung du – Miền núi Bắc Bộ 6499,7 11198,8 14997,5 Tiểu vùng Tây Bắc 320,5 541,1 696,2 Tiểu vùng Đông Bắc 6179,2 10657,7 14301,3 a. Nhận xét về tình hình phát triển công nghiệp ở vùng Trung du – Miền núi Bắc Bộ b. Giải thích tại sao công nghiệp ở tiểu vùng Đông Bắc lại phát triển mạnh hơn tiểu vùng Tây Bắc? Câu III: (1,0 điểm) Bằng kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao ở miền Trung mùa mưa thường đến muộn, kết thúc cũng muộn so với cả nước. Hết - 3 -
- Họ tên thí sinh: Chữ ký của cán bộ coi thi số 1 Số báo danh: Phòng thi số: Hướng dẫn chấm thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên Môn: Địa lý I. Hướng dẫn chung - Phần thi trắc nghiệm , yêu cầu HS chọn phương án đúng và ghi vào bài làm của mình. - Phần tự luận : Có thể chi tiết hoá thang điểm ( nếu có ) nhưng không sai lệch với đáp án, biểu điểm, được sự thống nhất trong hội đồng chấm thi. - Không làm tròn tổng số điểm của bài thi. II. Đáp án và thang điểm. A- Phần trắc nghiệm (4,0 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B D A C C C B D C D Câu 11. a) Đáp án B 0,25 điểm. b) Đáp án A 0,25 điểm Câu 12 A 2 0,25 điểm B 1 0,25 điểm C 4 0,25 điểm D 3 0,25 điểm - 4 -
- B. Phần tự luận (6,0 điểm) Thang Nội dung điểm Câu I: (2,5 điểm) a) Tính năng suất lúa trung bình cuả các năm : 31,8 tạ / ha; 36,9 tạ/ha; 48,9 tạ /ha. 0,25 điểm b) Những thuận lợi, khó khăn để phát triển cây lúa ở nước ta. + Thuận lợi: - Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ ở ĐBSH, ĐBSCL, ĐBDH 0,25 điểm - Khí hậu: nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, ánh sáng dồi dào . 0,25 điểm - Nguồn nước: Mạng lưới sông ngòi dày đặc có khả năng tưới tiêu, bồi đắp phù 0,25 điểm sa. - Thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày cang lớn. 0,25 điểm - Lực lượng lao động dồi dào, trình độ thâm canh cao, có nhiều kinh nghiệm sản 0,25 điểm xuất lúa nước. - Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng ngày càng hoàn thiện (Cơ khí hoá, thuỷ lợi 0,25 điểm hoá, giống ) - Hỗ trợ của đường lối chính sách: khoán sản phẩm, gắn sản xuất với chế biến, hình thành vùng chuyên canh . 0,25 điểm + Khó khăn: - Thiên tai, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh . - Thiếu vốn và kỹ thuật, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. 0,25 điểm - Đất ở ĐBSH đang bị thu hẹp, bạc màu. Đất phèn, mặn ở ĐBSCL cải tạo rất khó khăn 0,25 điểm Câu II ( 2,5 điểm) a) Nhận xét chung: - Giá trị sản lượng công nghiệp của Trung du – Miền núi Bắc bộ liên tục tăng ( 0,25 điểm Dẫn chứng) - Giá trị sản lượng công nghiệp của hai tiểu vùng công nghiệp đều tăng, trong đó 0,25 điểm tiểu vùng Đông Bắc tăng nhanh hơn ( dẫn chứng) - Tiểu vùng Đông bắc luôn chiếm tỉ trọng cao hơn tiểu vùng Tây Bắc (95% so với 0,25 điểm 5%) - 5 -
- b) Giải thích: Công nghiệp tiểu vùng Đông Bắc phát triển mạnh hơn tiểu vùng Tây Bắc vì tiểu vùng này có nhiều điều kiện thuận lợi: + Vị trí địa lý : - Bắc giáp Trung Quốc, có nhiều cửa khẩu mở rộng giao lưu, hợp tác 0,25 điểm - Nam giáp ĐBSH, là vùng kinh tế phát triển có nhiều tiềm năng hỗ trợ cho vùng Đông Bắc. + Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên. - Địa hình: chủ yếu là núi trung bình, thấp, đồi trung du có độ dốc thấp nhỏ thuận 0,25 điểm lợi cho việc xây dựng các trung tâm công nghiệp. 0,25 điểm - Khoáng sản phong phú hơn nhiều vùng Tây Bắc, là cơ sở phát triển nhiều ngành công nghiệp nặng. - Đất đai, khí hậu có nhiều thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công 0,25 điểm nghiệp, cây ăn quả tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Vùng biển Quảng ninh có điều kiện phát triển ngành thuỷ sản là cơ sở cho công 0,25 điểm nghiệp chế biến thực phẩm. + Điều kiện KT-XH - Dân cư đông đúc, lực lượng lao động dồi dào, trình độ dân trí đều cao hơn Tây 0,25 điểm Bắc ( dẫn chứng). - Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông phát triển hơn Tây Bắc (dẫn chứng). 0,25 điểm - Có nhiều trung tâm công nghiệp quan trọng: Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long. Câu III (1,0 điểm). Giải thích nguyên nhân mưa ở miền Trung: - Đến muộn (từ tháng 7 đến tháng 8) vì do từ tháng 5 đến tháng 7 gió fơn tây nam 0,5 điểm (gió Lào) hoạt động mạnh, mưa đã trút ở phía tây Trường Sơn - Mùa mưa kết thúc muộn (tháng 11, 12): do gió mùa đông bắc đi qua biển mang 0,5 điểm theo hơi nước gặp địa hình chắn gió, tạo mưa . Hết - 6 -