Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh THCS môn Địa lí - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có hướng dẫn chấm)

docx 5 trang Hàn Vy 03/03/2023 2954
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh THCS môn Địa lí - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxky_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_thcs_mon_dia_li_nam_hoc_2021_2.docx

Nội dung text: Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh THCS môn Địa lí - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THCS TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC 2021- 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Địa lí Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 19/4/2022 Câu 1 (3,0 điểm). a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta. b. Tại sao tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng? Câu 2 (5,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Nêu tên hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta. Tại sao hoạt động công nghiệp ở đây phát triển mạnh? b. Trình bày tình hình phát triển của hoạt động ngoại thương ở nước ta. Câu 3 (6,0 điểm). a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh các thế mạnh tự nhiên để phát triển kinh tế giữa vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. b. Tại sao nước ta cần phải bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo? Câu 4 (2,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Kể tên các sân bay của vùng Tây Nguyên. b. Tại sao Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất nước ta? Câu 5 (4,0 điểm). Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2019 (Đơn vị: Nghìn tấn) Năm 2000 2005 2010 2015 2019 Tổng sản lượng 2250,5 3466,8 5142,7 6582,1 8268,2 Khai thác 1660,9 1987,9 2414,4 3049,9 3777,7 Nuôi trồng 589,6 1478,9 2728,3 3532,2 4490,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020) a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2000 - 2019. b. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn trên. HẾT Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Phòng thi: Số báo danh: .
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THCS TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC 2021- 2022 Môn thi: Địa lí Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 19/4/2022 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỊA LÍ I. HƯỚNG DẪN CHUNG 1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm. 2) Hướng dẫn chấm chủ yếu theo hướng “mở”, chỉ nêu những ý chính, từ đó phát triển các ý cụ thể. Trong quá trình chấm cần quan tâm đến lí giải, lập luận của thí sinh. Nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách trả lời khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng, thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm. II. HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT Câu Ý Nội dung Điểm Trình bày cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta 1,5 - Về cơ cấu: Lao động ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là ngành dịch vụ, thấp nhất là ngành công nghiệp – xây dựng 0,5 a (d/c). - Sự thay đổi cơ cấu: Tỉ trọng lao động ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm, 0,5 1 các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng (d/c). (3,0đ) - Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế nước ta đang có sự thay đổi theo hướng 0,5 tích cực (công nghiệp hóa, hiện đại hóa). Tại sao tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng? 1,5 - Nước ta đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. 0,5 b - Dân cư từ nông thôn di cư vào đô thị để tìm việc làm, tăng thu nhập. 0,5 - Đô thị có điều kiện sống tốt, tâm lí dân cư nước ta thích sống ở đô thị 0,5 Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta: Đông Nam Bộ, 0,5 Đồng bằng sông Hồng Tại sao hoạt động công nghiệp ở đây phát triển mạnh? 2,0 - Có vị trí địa lí thuận lợi; có một số loại tài nguyên, gần các vùng giàu 0,5 nguyên liệu, nhiên liệu. a - Dân cư đông; thị trường tiêu thụ rộng lớn; nguồn lao động dồi dào, chất 0,5 lượng lao động cao 2 - Có cơ sở hạ tầng tốt (GTVT, TTLL, khả năng cung cấp điện, nước), cơ sở (5,0đ) 0,5 vật chất kỹ thuật khá hoàn thiện - Nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm; có các thành phố lớn; thu hút 0,5 mạnh đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài
  3. Câu Ý Nội dung Điểm Trình bày tình hình phát triển của hoạt động ngoại thương ở nước ta 2,5 - Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất ở nước ta. 0,25 - Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu 0,5 đều tăng (d/c). - Cán cân xuất nhập khẩu: Nhập siêu nhưng bản chất khác hẳn trước thời kì đổi mới (chủ yếu nhập máy móc, thiết bị, nguyên liệu để phục vụ sự 0,5 nghiệp CNH, HĐH). - Các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta 0,5 + Hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông - lâm - thủy sản. + Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng. b - Thị trường buôn bán, xuất nhập - khẩu: 0,5 + Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, Bắc Mĩ + Xuất khẩu nhiều sang các nước (Hoa Kì, Châu Âu) nhập khẩu nhiều từ các nước (Trung Quốc, Nhật Bản) - Các tỉnh, thành phố dẫn đầu về giá trị xuất - nhập khẩu: TP Hồ Chí 0,25 Minh, Hà Nội So sánh các thế mạnh tự nhiên để phát triển kinh tế giữa vùng Bắc 4,0 Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ * Giống nhau: Cả hai vùng đều có 2,0 - Cấu trúc địa hình: Từ tây sang đông các tỉnh đều có núi, gò đồi, đồng bằng, 0,5 biển giúp hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp. - Vùng đồi núi phía tây có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây 0,5 3 công nghiệp lâu năm; vùng đồng bằng ven biển có thế mạnh về trồng cây (6,0đ) lương thực, cây công nghiệp hằng năm, nuôi trồng thủy sản. - Có thế mạnh kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, du lịch, giao 0,5 a thông vận tải. - Các thế mạnh khác: khoáng sản, lâm sản, thủy năng để phát triển công 0,5 nghiệp. * Khác nhau: 2,0 - Bắc Trung Bộ có lợi thế hơn Duyên hải Nam Trung Bộ về tài nguyên đất 0,5 để phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, hồ tiêu) - Tài nguyên khoáng sản Bắc Trung Bộ phong phú hơn, trữ lượng lớn hơn 0,5 Nam Trung Bộ: sắt, crôm, thiếc, đá quý, đá vôi - Tài nguyên rừng giàu có hơn Nam Trung Bộ: độ che phủ rừng xếp thứ hai 0,25 cả nước (sau Tây Nguyên)
  4. Câu Ý Nội dung Điểm - Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn Bắc Trung Bộ về tiềm năng kinh 0,25 tế biển: + Khai thác hải sản (có các ngư trường lớn: Hoàng Sa - Trường Sa, Ninh 0,25 Thuận – Bình Thuận) + Làm muối, khai thác yến sào, du lịch biển, giao thông vận tải biển. 0,25 Tại sao nước ta cần phải bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo? 2,0 - Biển - đảo có vai trò ngày càng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội nước ta; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo đảm bảo cho phát triển kinh 0,5 tế biển bền vững. - Hoạt động khai thác, đánh bắt quá mức đang diễn ra làm cho tài nguyên b biển - đảo giảm sút: Diện tích rừng ngập mặn giảm; Nguồn lợi hải sản giảm 0,5 đáng kể, một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng - Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng làm cho chất lượng nhiều 0,5 vùng biển của nước ta bị giảm sút, nhất là ở các cảng biển, vùng cửa sông. - Hậu quả làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới 0,5 chất lượng các khu du lịch biển. Kể tên các sân bay của vùng Tây Nguyên: Liên Khương, Buôn Ma a Thuột, Pleiku 0,5 (Kể được 1-2 sân bay: 0,25đ) Giải thích tại sao Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây cà phê 1,5 lớn nhất nước ta - Đất ba zan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố trên các cao nguyên với mặt bằng rộng lớn, thuận lợi hình thành vùng chuyên canh cây 0,5 4 cà phê quy mô lớn. (2,0đ) - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, có 2 mùa: mưa, khô rõ rệt. Mùa khô kéo b dài thuận lợi phơi sấy, bảo quản nông sản. 0,5 - Trên các cao nguyên độ cao lớn, khí hậu mát mẻ thuận lợi trồng cây cà phê chè. - Lao động nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cây cà phê. 0,25 - Các nguyên nhân khác: Chính sách, thị trường tiêu thụ, công nghiệp chế 0,25 biến phát triển Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy 1,5 sản nước ta giai đoạn 2000-2019. Xử lí số liệu 0,5 5 Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nước ta a (4,0đ) giai đoạn 2000-2019 (Đơn vị: %) Năm 2000 2005 2010 2015 2019 Tổng sản lượng 100,0 154,0 228,5 292,5 367,4 Khai thác 100,0 119,7 145,4 183,6 227,4
  5. Câu Ý Nội dung Điểm Nuôi trồng 100,0 250,8 462,7 599,1 761,6 Vẽ biểu đồ: 1,0 - Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường thể hiện 3 đối tượng (các loại biểu đồ khác không cho điểm) + Đảm bảo chính xác về số liệu, khoảng cách năm. + Ghi đầy đủ thông tin, tên biểu đồ, có chú giải. + Có tính thẩm mĩ, trực quan. (Nếu không đủ, đúng các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm đối với mỗi yêu cầu) Nhận xét tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 1,0 2000-2019. - Tốc độ tăng trưởng: Tổng sản lượng thủy sản, sản lượng thủy sản khai 0,5 thác và sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng liên tục qua các năm (d/c) - Sản lượng thủy sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh nhất, tăng chậm nhất 0,5 là sản lượng thủy sản khai thác (d/c). Giải thích nguyên nhân 1,5 - Tổng sản lượng thủy sản tăng do nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để khai thác, nuôi trồng; chính sách phát triển ngành thủy sản; thị trường tiêu thụ b 0,5 ngày càng mở rộng, - Sản lượng thủy sản nuôi trồng có tốc tăng trưởng nhanh hơn do: 0,5 + Tiềm năng nuôi trồng thủy sản ngày càng được khai thác có hiệu quả, hiệu quả kinh tế của nuôi trồng thủy sản ngày càng cao; + Công nghệ - kĩ thuật nuôi trồng tiến bộ, cơ sở vật chất phục vụ nuôi trồng được đảm bảo tốt hơn. - Sản lượng thủy sản khai thác tăng trưởng chậm hơn do nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm, việc khai thác phụ thuộc vào tự nhiên, phương 0,5 tiện đánh bắt chậm đổi mới, hiệu quả khai thác không cao, HẾT