Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên môn Hóa học năm 2011 - Trường Đại học Vinh
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên môn Hóa học năm 2011 - Trường Đại học Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_hoa_hoc_nam_2011_tr.docx
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên môn Hóa học năm 2011 - Trường Đại học Vinh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ===o0o=== ĐỀ CHÍNH THỨC Họ tên thí sinh: ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 Họ tên, chữ kí của CBCT: THPT CHUYÊN NĂM 2011 1. . Môn thi: Hóa học SBD: 2 Thời gian làm bài: 120 phút (Không tính thời gian phát đề) Câu I. (1,0 + 1,0 điểm) 1. Cho m gam hỗn hợp X gồm NaHCO 3 và Na2CO3 tác dụng với dung dịch BaCl 2 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 19,7 gam kết tủa. Mặt khác, cũng m gam X trên phản ứng hết với lượng dư dung dịch Ba(OH)2, tạo ra 49,25 gam kết tủa. Tính m. 2. Trình bày phương pháp hoá học để loại bỏ hết tạp chất khí : a) CO trong hỗn hợp khí gồm CO2 và CO. b) CO2 trong hỗn hợp gồm khí gồm CO và CO2. c) HCl trong hỗn hợp khí gồm HCl và CO2. d) Cl2 trong hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2. Trong mỗi trường hợp trên, hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng đã xảy ra. Câu II. (2,0 + 1,0 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn 5 lít hỗn hợp khí X gồm C 2H4 và CnH2n + 2 (n N*) cần dùng vừa đủ 23,4 lít O 2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). a) Xác định công thức phân tử của CnH2n + 2, biết rằng CnH2n + 2 chiếm từ 45% đến 50% thể tích của X. b) Cho sơ đồ phản ứng (mỗi mũi tên là một phản ứng) : (1) (2) (3) (4) CnH2n + 2 X1 CH3COOC2H5 X2 X1 Biết rằng X 1, X2 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng (ghi rõ điều kiện, nếu có) theo sơ đồ trên. 2. Có bốn gói bột không nhãn, mỗi gói đựng một chất sau : glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. Chỉ dùng nước, dung dịch AgNO3 trong NH3 dư và được phép đun nóng, hãy phân biệt các gói bột trên. Câu III. (1,5 + 1,5 điểm) 1. Hỗn hợp A gồm Ca và kim loại M (hoá trị không đổi) có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2. Cho 8,7 gam A vào bình kín chứa 2,24 lít Cl2 (đktc). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn B. Hoà tan hoàn toàn B trong lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 4,48 lít H2 (đktc). Hãy xác định tên kim loại M. 2. Hỗn hợp bột X gồm Fe và Cu. Cho m gam X tác dụng với dung dịch CuSO 4 dư. Kết thúc phản ứng, thu được (m + 1,2) gam chất rắn khan. Cũng m gam X trên phản ứng hết với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu được 94 gam dung dịch Y và 6,384 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Biết trong Y lượng axit dư có nồng độ 44,83% và giả sử nước không bay hơi trong quá trình phản ứng. Tính m và nồng độ phần trăm của H2SO4 ban đầu. Câu IV. (2,0 điểm) Khi lên men dung dịch rượu etylic loãng, người ta thu được giấm ăn. Thực hiện lên men 1 lít rượu etylic 8 0 thu được dung dịch X với hiệu suất quá trình lên men là 92% (giả thiết không có phản ứng phụ khác). Biết khối lư ợng riêng của rượu etylic là 0,8 gam/ml và khối lượng riêng của nước nguyên chất là 1 gam/ml. 1. Tính nồng độ phần trăm mỗi chất trong X. 2. Cho 1/10 X phản ứng vừa đủ với Na, thu được m gam chất rắn khan. Tính m. Cho H = 1 ; C = 12 ; O = 16 ; Cl = 35,5 ; Ca = 40 ; S = 32 ; Na = 23 ; Al = 27 ; Cu = 64 ; Fe = 56 ; Ba = 137. Chú ý: - Thí sinh không được dùng bảng tuần hoàn. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.