Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên môn Hóa học - Năm học 2009-2010 - Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên môn Hóa học - Năm học 2009-2010 - Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_hoa_hoc_nam_hoc_200.doc
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên môn Hóa học - Năm học 2009-2010 - Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng (Có đáp án)
- Sở Giáo dục và Đào tạo đề thi tuyển sinh lớp10 THPT Chuyên Cao Bằng Năm học 2009-2010 đề chính thức Môn: Hóa học (Đề gồm: 01 trang) Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm) 1. Nêu phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp ? viết phương trình hóa học minh họa? 2. M là kim loại có trong dãy hoạt động hóa học của kim loại ( ở thể rắn trong điều kiện thường). Biết M không tác dụng với dung dịch HCl , M phản ứng được với dung dịch FeCl3 và dung dịch AgNO3. Hãy xác định M? Viết các phương trình hóa học xảy ra? Câu 2 ( 2 điểm ) Hòa tan 1,42 gam hỗn hợp Mg, Al, Cu bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A, V lit khí B (đo ở đktc) và chất rắn D . Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 0,4gam chất rắn E. Đốt nóng chất rắn D trong không khí đến khối lượng không đổi được 0,8gam chất rắn F. Hãy : 1. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu? 2. Tính thể tích (V ) của khí B ( đktc) ? Câu 3 ( 2 điểm ) 1. Thế nào là muối? thế nào là muối axit ? cho ví dụ ? 2. Cho 3 dung dịch muối A, B, C ( muối trung hòa hoặc muối axit) ứng với 3 gốc axit khác nhau thỏa mãn điều kiện sau: - A tác dụng với B : có khí thoát ra. - B tác dụng với C : có kết tủa xuất hiện. - A tác dụng với C : vừa có kết tủa xuất hiện , vừa có khí thoát ra. Hãy xác định A, B, C và viết phương trình hóa học xảy ra ? Câu 4 ( 2 điểm ) 1. Xác định A, B, C, D, E và viết các phương trình hóa học thực hiện chuyển hóa sau ( với điều kiện có đủ và mỗi mũi tên ứng với một phản ứng hóa học) O2 ddNaOH ddNaOH HCl O2 H 2O FeS2 Khí A B C A D E 2 . Dùng phản ứng hóa học nào để loại khí hiđroclorua (HCl) khỏi hỗn hợp khí A và khí hiđroclorua ? Câu 5 ( 2 điểm ) 1 . Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất lỏng tinh khiết không màu đựng trong các bình riêng biệt bị mất nhãn lần lượt chứa : C 6H6,, C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5. 2. Đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp X gồm metan, axetilen và etilen thu được 39,6 gam CO2 Và 14,4 gam H2O. Mặt khác nếu cho 2,24 lit hỗn hợp X (đo ở ĐKTC) đi từ từ qua dung dịch brom dư thấy có 19,2 gam brom tham gia phản ứng. Hãy: a, Tính m? b, Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X ? Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Họ tên, chữ kí của giám thị số 1:
- Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chấm đề thi tuyển sinh Cao Bằng lớp 10 THPTCHUYÊN- Năm học 2009-2010 Môn: Hóa học Đề chính thức (Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang) Câu ý Nội dung Thang điểm Câu 1 1 Phương pháp điều chế Cl2 : (2Điểm) a.Trong PTN: cho HCl đặc tác dụng với chất OXH mạnh như 0,25 MnO2, ,KClO3, KMnO4, VD: MnO2+ 4HClđ MnCl2 + Cl2 + 2H2O 0,25 b, Trong CN: đpdd NaCl bão hòa có màng ngăn xốp 0,25 dpddmnx 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2 0,25 2 Xác định được kim loại M là Cu (Cu + HCl không phản ứng) 0,5 Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2 0,25 Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2 Ag 0,25 Câu 2 1 Đặt : nMg =x, nAl =y, nCu =z (x, y, z >o) (2Điểm) Mg + 2HCl MgCl2 + H2 (1) x 2x x x 0,25 2Al + 6 HCl 2AlCl3 + 3H2 (2) y 3y 1,5y Cu + HCl không xảy ra HCl + NaOH NaCl + H O (3) dư 2 0,25 MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaCl (4) x x AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl (5) Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 +2H2O (6) t o 0,25 Mg(OH)2 MgO + H2O (7) x x t o 2Cu + O2 2 CuO (8) z z Theo đầu bài ta có HPT : 24x 27y 64z 1,42 0,25 x 0,01 z 0,01 Giải HPT được : x = 0,01; y = 0,02; z = 0,01 0,25 ta có: m = 0,24 g; m = 0,54g ; m = 0.64 g Mg Al Cu 0,25 2 V = 22,4 (x + 1,5 y) = 22,4 (0,01 + 0,03 ) = 0,896 0,5 H 2 l
- Câu3 1 a, Nêu đúng khái niệm muối + VD về muối (NaCl, NaHCO3, 0,5 (2Điểm) K2S ) b, Muối axit là muối mà trong gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. VD: KHCO3, NaHSO4 0,5 2 Xác định được A là NaHSO4, B là Na2SO3, C là Ba (HCO3)2 (Nếu HS chọn muối khác hợp lý vẫn cho điểm tối đa) 0,25 A + B Khí: 2NaHSO4 + Na2SO3 2Na2SO4 + SO2 + H2O 0,25 B + C kết tủa: Na2SO3 + Ba(HCO3)2 BaSO3 + 2NaHCO3 0,25 A + C vừa có khí, vừa có kết tủa xuất hiện: 0,25 2NaHSO4 + Ba(HCO3)2 BaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O t o Câu 4 1 a, 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8 SO2 (2Điểm) (A) b, SO2 + NaOH NaHSO3 (B) c, NaHSO3 + NaOH Na2SO3 + H2O (C) d, Na2SO3 + 2HCl 2NaCl + SO2 + H2O (A) 450o C,xt e, 2 SO2 + O2 2SO3 (D) g, SO + H O H SO (E) 3 2 2 4 1,5đ * Viết đúng 1 PTHH + xác định đúng 1 chất được 0,25đ 2 Dẫn hỗn hợp SO2 và HCl qua dung dịch Na2SO3 dư Khí đi ra là SO2 : 2 HCl + Na2SO3 2 NaCl + SO2 + H2O 0.5đ Câu 5 1 Để phân biệt 4 chất lỏng: (2Điểm) - Dùng quì tím: nhận biết được CH3COOH. 0,25 - Dùng Na kim loại nhận biết được C2H5OH: 2 C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2 0,25 - Dùng NaOH để phân biệt C6H6 và CH3COOC2H5: chất nào tạo dung dịch đồng nhất với dung dịch NaOH là CH3COOC2H5 còn chất tạo 2 lớp phân cách với NaOH là C6H6: CH3COOC2H5 + NaOH CH3COOONa + C2H5OH 0,5 (Nếu HS dùng hoá chất khác nhận biết hợp lí cho điểm tối đa) 2 Gọi số mol của CH4, C2H4, C2H2 trong m(g) hỗn hợp lần lượt là x, y, z (x, y, z >0) . n = 0,1 mol; n = 0,12 mol X Br2 n = 0,9 mol CO2 n = 0,8 mol H 2 O a) Tính m (g) hỗn hợp đầu : Theo định luật BTKL : m = mC + mH = 0,9 12 + 0,8 2 = 12,4 (g) 0,25
- b) Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp : Theo đầu bài : 0,1 mol hỗn hợp X phản ứng với 0,12 mol Br2 Vậy ( x + y + z) mol hỗn hợp X 1,2 ( x + y + z) mol Br2 0,25 t o Nên : CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O (1) x x 2x t o C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O (2) y 2y 2y 5 t o C2H2 + O2 2CO2 + H2O (3) 2 z 2z z CH4 + Br2 dd không xảy ra C2H4 + Br2 C2H4Br2 (4) y y C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 (5) z 2z x 2y 2z 0,9 Theo đầu bài ta có hệ phương trình : 2x 2y z 0,8 y 2z 1,2(x y z) x 2y 2z 0,9 2x 2y z 0,8 1,2x 0,2y 0,8z 0 Giải HPT được : x = 0,1; y = 0,2 ; z = 0,2 ở cùng một hỗn hợp (cùng điều kiện to, P) nên % về thể tích 0,1 chính là % về số mol nên : % V 100 % = 20% 0,5 CH 4 0,5 0,2 % V % V = 100 % = 40 % C2 H 4 C2 H 2 0,5 Tổng cộng : 10điểm Lưu ý chung: Thí sinh giải câu 2 và ý 2 câu 5 cách khác mà lập luận chặt chẽ, tính toán chính xác thì vẫn cho điểm tối đa câu đó. Điểm toàn bài là tổng điểm các câu thành phần, không làm tròn (vẫn để 2 số hạng thập phân). Hết HDC