Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề dự bị - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Quảng Bình (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 4100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề dự bị - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Quảng Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_de_du_bi_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề dự bị - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Quảng Bình (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ DỰ PHÒNG Khóa ngày: 03/6/2019 Môn: Ngữ văn SBD: Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bày tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở cụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận ra được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. (0,5 điểm) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Câu 3. (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 4. (1,0 điểm) Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy rút ra bài học mà mình tâm đắc nhất. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc - hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng thương người. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. Hết
  2. SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 - 2020 Khóa ngày: 03/6/2019 ĐỀ DỰ PHÒNG HƯỚNG DẪN CHẤM - MÔN NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Khuyến khích những bài thể hiện sự sáng tạo mà hợp lý trong cảm nhận và lập luận. - Điểm toàn bài tính đến 0,25. - Phần trong ngoặc [ ] chỉ mang tính gợi ý. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC - HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5 2 Thành phần biệt lập gọi đáp: - Cháu ơi 0,5 3 - Nêu lên bài học về cách ứng xử tốt đẹp của con người trong cuộc sống, đó 1,0 là sự tế nhị và tôn trọng lẫn nhau. 4 Bài học: (HS nêu được một bài học mà mình tâm đắc nhất). 1,0 [Trong cuộc sống, cần có lòng thương người; có thái độ, cách cư xử tế nhị và tôn trọng người khác]. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn nghị luận về lòng thương người. 2,0 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. 0,25 b. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25 tiếng Việt. c. Triển khai nội dung đoạn văn theo yêu cầu 1,25 [Không bắt buộc HS phải trình bày đủ các ý như đối với yêu cầu của một bài văn nghị luận. HS chỉ cần nêu và triển khai được một suy nghĩ nào đó về lòng yêu thương con người phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật là có thể cho điểm tối đa. Gợi ý: Lòng yêu thương con người là tình cảm tốt đẹp, đáng quý trong cuộc sống thường ngày giữa người với người thể hiện qua sự quan tâm giúp đỡ, không thờ ơ trước những bất hạnh của người khác. Đó là truyền thống văn hóa, tình cảm có giá trị nhân đạo sâu sắc của con người Việt Nam. Biết liên hệ với bản thân ]
  3. d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, có cách diễn đạt độc đáo. 0,25 2 Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: Mở bài nêu được vấn đề; Thân 0,5 bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. b. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 c. Triển khai vấn đề theo yêu cầu: * Giới thiệu một vài nét về tác giả, tác phẩm. 0,5 * Phân tích nhân vật anh thanh niên: - Giới thiệu chung về nhân vật: vị trí của nhân vật, cách miêu tả của tác giả. 0,25 - Khái quát về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật. 0,25 [một mình trên đỉnh núi cao, là người cô độc nhất thế gian, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây, mây núi; công việc là đo gió, đo mưa đo nắng, tính mây ] - Những nét đẹp trong cách sống, cách nghĩ: 0,75 + Yêu nghề, yêu công việc. + Có suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người và đất nước. [rời bỏ công việc tốt ở thủ đô để lên sống và làm việc tại một nơi heo hút, vắng vẻ; có quan niệm: khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? ] + Tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động. [trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ] - Những nét đẹp trong tính cách, phẩm chất: 0,75 + Sống cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. [tình thân với bác lái xe, thái độ ân cần, chu đáo, vui mừng, cảm động khi khách xa đến thăm bất ngờ ] + Sống khiêm tốn, thành thực. [cảm thấy công việc của mình chỉ là nhỏ bé, không muốn vẽ chân dung mình, giới thiệu cho ông họa sĩ những người khác xứng đáng được vẽ hơn ] * Nêu một số đặc sắc về nghệ thuật: xây dựng tình huống đặc sắc, miêu tả 0,5 nhân vật từ nhiều điểm nhìn, kết hợp chất hiện thực và lãng mạn trong cách kể * Đánh giá ý nghĩa của hình tượng nhân vật. 0,5 [Nhà văn đã khắc họa thành công nhân vật anh thanh niên với vẻ đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về công việc; Hình tượng nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống]. d. Sáng tạo: Có quan điểm, suy nghĩ, phát hiện độc đáo, mới mẻ (hợp lí, 0,5 thuyết phục); có cách trình bày, diễn đạt ấn tượng. HẾT