Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề dự bị - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 5310
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề dự bị - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_de_du_bi_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề dự bị - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ DỰ BỊ Khóa ngày: 03/6/2019 Môn: Ngữ văn SBD: Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng giữa cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được lại có tiếng người ghét cậu. Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. (0,5 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta”. Câu 3. (1,0 điểm) Câu nói “Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến thành ngữ nào? Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ đó. Câu 4. (1,0 điểm) Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng thương người. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. Hết
  2. SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 - 2020 Khóa ngày: 03/6/2019 ĐỀ DỰ BỊ HƯỚNG DẪN CHẤM - MÔN NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Khuyến khích những bài thể hiện sự sáng tạo mà hợp lý trong cảm nhận và lập luận. - Điểm toàn bài tính đến 0,25. - Phần trong ngoặc [ ] chỉ mang tính gợi ý. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC - HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5 2 Thành phần biệt lập gọi - đáp: Con ơi 0,5 3 - Thành ngữ: Gieo gió gặt bão [nếu HS tìm được thành ngữ có ý nghĩa tương tự vẫn cho điểm tối đa: Gieo nhân nào gặt quả ấy ] 1,0 - Ý nghĩa: Làm việc xấu sẽ phải gánh chịu hậu quả do chính mình gây ra. 4 Thông điệp: (HS chỉ cần nêu được một thông điệp có ý nghĩa) 1,0 [Mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống; Trao yêu thương sẽ nhận lại yêu thương ] II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn nghị luận về lòng thương người 2,0 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. 0,25 b. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25 tiếng Việt. c. Triển khai nội dung đoạn văn theo yêu cầu 1,25 [Không bắt buộc HS phải trình bày đủ các ý như đối với yêu cầu của một bài văn nghị luận. HS chỉ cần nêu và triển khai được một suy nghĩ nào đó về lòng yêu thương con người phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật là có thể cho điểm tối đa. Gợi ý: Lòng yêu thương con người là tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống thường ngày giữa người với người thể hiện qua sự quan tâm giúp đỡ, không thờ ơ trước những khó khăn, bất hạnh của người khác. Đó là tình cảm có giá trị nhân đạo sâu sắc, đáng trân trọng. Biết liên hệ với bản thân và thực tế cuộc sống ]
  3. d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, có cách diễn đạt độc đáo. 0,25 2 Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: Mở bài nêu được vấn đề; Thân 0,5 bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. b. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 c. Triển khai vấn đề theo yêu cầu: * Giới thiệu một vài nét về tác giả, tác phẩm. 0,5 * Phân tích nhân vật anh thanh niên: - Khái quát về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật. 0,5 [một mình trên đỉnh núi cao, là người cô độc nhất thế gian, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây, mây núi; công việc là đo gió, đo mưa đo nắng, tính mây ] - Vẻ đẹp thể hiện trong công việc: 0,75 + Yêu nghề, thấy công việc của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người [phát hiện đám mây khô góp phần vào chiến thắng của không quân ta ] + Có suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc [rời bỏ công việc tốt ở thủ đô để lên sống và làm việc tại một nơi heo hút, vắng vẻ; có quan niệm: khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? ] + Tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động. [trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ] - Vẻ đẹp thể hiện trong mối quan hệ với mọi người: 0,75 + Sống cởi mở, chân thành, biết quý trọng tình cảm; khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. [tình thân với bác lái xe, thái độ ân cần, chu đáo, vui mừng, cảm động khi khách xa đến thăm bất ngờ ] + Sống khiêm tốn, thành thực. [cảm thấy công việc của mình chỉ là nhỏ bé, không muốn vẽ chân dung mình, giới thiệu cho ông họa sĩ những người khác xứng đáng được vẽ hơn ] * Nêu một số đặc sắc về nghệ thuật: xây dựng tình huống đặc sắc, miêu tả 0,5 nhân vật từ nhiều điểm nhìn, kết hợp chất hiện thực và lãng mạn trong cách kể * Đánh giá ý nghĩa của hình tượng nhân vật 0,5 [Nhà văn đã khắc họa thành công nhân vật anh thanh niên với vẻ đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về công việc; Hình tượng nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống]. d. Sáng tạo: Có quan điểm, suy nghĩ, phát hiện độc đáo, mới mẻ (hợp lí, 0,5 thuyết phục); có cách trình bày, diễn đạt ấn tượng. HẾT