Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên (Có đáp án)

pdf 4 trang thaodu 4240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2019.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên (Có đáp án)

  1. Đăng tải bởi: Download.com.vn SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH HƯNG YÊN Năm học 2018 -2019 BÀI THI: NGỮ VĂN Ngày thi: 02/06/2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu I. (5,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 6: Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng: - Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cới mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp. (Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) 1) Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2) Tìm những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên. 3) Chép lại câu văn có thành phần trạng ngữ trong đoạn trích trên. Gạch chân thành phần trạng ngữ. 4) Lời thoại trong đoạn trích trên là của nhân vật nào? Việc nhân vật bị nghi oan có liên quan đến hình ảnh nào trong tác phẩm? 5) Qua lời bày tỏ với chồng, nhân vật trong đoạn trích trên là người như thế nào? 6) Hãy viết đoạn văn diễn dịch (8 đến 10 câu), trong đó có câu văn chứa thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân thành phần biệt lập cảm thán) với câu chủ đề: Niềm tin là điều quan trọng với con người trong cuộc sống. Câu II. (5,0 điểm) Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hội hả Tất cả như xôn xao (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của mùa xuân trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước mùa xuân.
  2. Đăng tải bởi: Download.com.vn Đáp án tham khảo: Câu 1: 1) Đoạn trích nằm trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ. 2) Những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích: thiếp - chàng 3) Câu văn có thành phần trạng ngữ: Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. 4) Lời thoại trong đoạn trích là của nhân vật Vũ Nương. Việc nhân vật bị nghi oan có liên quan đến hình ảnh chiếc bóng trong tác phẩm. 5) Qua lời bày tỏ với chồng, ta có thể thấy nhân vật trong đoạn trích trên là một người phụ nữ thuỷ chung, coi trọng danh dự, phẩm hạnh, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình nhưng lại bị nghi oan. 6) Có thể tham khảo dàn ý sau đây, chú ý có sử dụng thành phần biệt lập cảm thán: * Mở đoạn: - Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc sống của mỗi con người. * Thân đoạn: - Giải thích khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò cùa mình trong các mối quan hệ của cuộc sống - Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác: + Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì thế mọi điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa + Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình - Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống hiện đại của một bộ phận giới trẻ: + Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được bao bọc từ nhỏ nên khi phải đối diện với thử thách cuộc sống thì không thể tự sống bằng chính khả năng của mình, không đủ bản lĩnh sống, dẫn đến phải gục ngã, đầu hàng trước cuộc sống + Trong thời đại hội nhập quốc tế một bộ phận giới trẻ khác không trau dồi, rèn luyện nên không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội dẫn đến tâm lý thua kém, tự ti, không xác định được phương hướng của cuộc đời dễ bị người khác lừa gạt, lôi kéo => hình thành một bộ phận thanh niên có tính cách bạc nhược, ăn bám, ỷ lại thậm chí là hư hỏng. - Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ. Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có nghĩa là tự phụ, huyênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống
  3. Đăng tải bởi: Download.com.vn không có nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều mình muốn bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải. - Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân: + Đối với mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện về kiến thức và đạo đức, không ngừng giao lưu học hỏi. Sớm hình thành lý tưởng sống và dám đấu tranh để thực hiện lý tưởng đó. + Đối với các cơ quan quản lý xã hội: Xây dựng và phát huy lối học sáng tạo, học đi đôi với hành, học kết hợp với ứng dụng; giáo dục ý thức cá nhân và hình thành tính tự tin, giàu tự trọng cho thế hệ học sinh, sinh viên; động viên, trân trọng, biểu dương những cá nhân dám nghĩ dám làm, có những đóng góp tích cực cho xã hội. - Liên hệ bản thân. Câu 2: Các em có thể tham khảo dàn ý sau đây để triển khai thành lời văn theo quan điểm của mình. 1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, tác giả - “Mùa xuân nho nhỏ” (1980) là tiếng lòng tha thiết gắn bó với cuộc đời, với thiên nhiên, đất nước của nhà thơ Thanh Hải. - Hai khổ đầu của bài thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất Huế. 2. Thân bài: 2.1. Mùa xuân của thiên nhiên - Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống. + Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân. + Các hình ảnh “dòng sông”, “bông hoa”, “bầu trời”, “chim chiên chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế. + Màu sắc: “sông xanh”, “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân. + Âm thanh: tiếng chim chiền chiện là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp, gợi liên tưởng đến những không gian đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên. * Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, tràn đầy sức sống và đậm đà nét Huế. - Đối diện với vẻ đẹp ấy là cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang hòa mình vào đất trời: “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”
  4. Đăng tải bởi: Download.com.vn + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang hót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà còn nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt. + Đại từ “tôi” + hành động “tôi hứng” thể hiện sự chiếm lĩnh, giao hòa của tác giả với mùa xuân. Câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời. 2.2. Mùa xuân của đất nước - Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước: + Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc, gợi những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước. + Hình ảnh "người cầm súng” “người ra đồng”: được liệt kê để vẽ lên hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc. Hình ảnh "người cầm súng”: phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh. "Lộc trên lưng" vừa là hình ảnh cành lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước. Hình ảnh “người ra đồng”: không khí lao động ở hậu phương. “Lộc trải dài nương mạ”: mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống. + Điệp từ “tất cả” + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy “hối hả” “xôn xao” diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc. => Mùa xuân của đất nước gắn với hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ đất nước. 2.3. Nhận xét về cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước mùa xuân - Tâm hồn thi nhân say sưa cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước khi mùa xuân về. - Từ sự cảm nhận đó, thi sĩ có những ước nguyện hiến dâng sâu sắc, chân thành ở phía sau. 3. Kết bài Khổ thơ đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên xứ Huế thơ mộng, khoáng đạt, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh. Phải là người lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết, Thanh Hải mới cất lên từ tâm hồn mình những lời thơ hay và đẹp đến thế.