Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Kon Tum (Có đáp án)

pdf 4 trang thaodu 3890
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Kon Tum (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Kon Tum (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT KON TUM Năm hoc: 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: /2019 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: ( ) Trời tạnh sau một trận mưa dầm dề, cơn mưa đã làm bờ tường bị ướt nhẹp, một chú nhện cố gắng leo lên với cái tổ của nó nhưng nó leo lên rồi lại tụt xuống vì tường quá trơn, dù vậy nó vẫn kiên trì leo lên bởi cái tổ đã bị phá hủy sau cơn mưa. Người thứ nhất nhìn thấy con nhện liền thở dài một cải rồi nói: “ Cuộc sống của mình há chẳng giống con nhện này sao, cứ bận tới bận lui rút cục chẳng ích gì” Rồi người đó ngày một trì trệ, mất phương hướng. Người thứ hai nhìn thấy và nói: “Con nhện này thật ngốc quá đi, sao không chọn nơi khô ráo mà leo lên?, sau này mình chắc chắn sẽ không thể ngốc như nó được.” Người đó sau này trở nên rất thông mình và nhanh nhẹn. Người thứ ba thấy cảm động với hình ảnh kiên trì của chú nhện liền thốt lên: “ Chú nhện này thật kiên trì, năm sáu lần bị rơi xuống nhưng vẫn kiên trì leo lên, mình mới chỉ có một lần thất bại thôi có gì mà phải nản lòng” Từ đó người đàn ông này trở nên kiên cường hơn và đã thành công nhờ sự nỗ lực không ngừng của mình Cách nhìn nhận về một sự việc của mỗi người đều không giống nhau, có người bi quan, có người lại rất tích cực. Vì thế cuộc sống là màu xanh hi vọng hay là màu xám đầy u ám đều là do chúng ta vẽ nên cả. (Trích nguồn a) Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) b) Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: Sau này, mình chắc chắn sẽ không thể ngốc như nó được. (0,5 điểm) c) Em hiểu như thế nào về câu: Cuộc sống là màu xanh hi vọng hay là màu xám đầy u ám đều do chúng ta vẽ nên cả. (1,0 điểm) d) Từ nội dung đoạn trích trên, hãy rút ra 01 bài học ý nghĩa nhất đối với bản thân em. (Trình bày trong khoảng 5 - 6 dòng) (1,0 điểm) Câu 2 (2,0 điểm) Từ đoạn trích được nêu trong câu 1, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) bàn về ý nghĩa của thái độ sống tích cực. Câu 3 (5,0 điểm) Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se
  2. Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Trích Sang thu, Hữu Thỉnh Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.70) Em hãy phân tích những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua hai đoạn thơ trên. - Hết - ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 KON TUM Câu 1 a) Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, nghị luận b) Thành phần biệt lập tình thái: chắc chắn c) Cuộc sống là màu xanh hi vọng hay là màu xám đầy u ám đều do chúng ta vẽ nên cả: cuộc sống có muôn màu nhưng nếu bạn muốn nó là màu xanh hi vọng hay màu xám đầu u ám thì chính bạn là người vẽ màu cho chúng. - Nếu suy nghĩ tích cực, luôn hướng tới phía trước thì chờ đợi bạn chính là cuộc sống màu xanh của hi vọng - Nếu bạn luôn suy nghĩ tiêu cực, luôn mệt mỏi, u uất trong chính không gian mà bạn tạo ra thì cuộc sống đó chỉ có màu u tối mà thôi. => cách chúng ta suy nghĩ sẽ quyết định cuộc đời chúng ta. d) Qua bài học trên em đã rút ra được bài học về lòng kiên trì, đó chính là thái độ sống, làm theo, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Đó chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, dù có gian nan thử thách nhưng vẫn nhất quyết làm đến cùng. Như chú nhện ở câu truyện, mặc dù tổ của nó bị phá huỷ sau cơn mưa nhưng nó vẫn luôn cố gắng leo lên trên bờ tường ướt nhẹp. Leo lên rồi lại tụ xuống bởi vì tường quá trơn, nhưng nó cứ leo lên. Đây chính là bài học mà nhiều người cần phải học hỏi và rèn luyện để đạt được thành công và mục đích mà mình đặt ra. Câu 2 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về thái độ sống tích cực Bàn luận về vấn đề nghị luận 1. Giải thích thái độ sống tích cực là gì ? - Thái độ sống tích cực: Thái độ chủ động trước cuộc sống, được biểu hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động. 2. Bàn luận về thái độ sống tích cực a. Biểu hiện của thái độ sống tích cực - Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. - Luôn chủ động trước cuộc sống:
  3. + Xác định được mục tiêu sống, có ước mơ, hoài bão, dám phấn đấu cho ước mơ, hoài bão dù phải đối diện với nhiều thử thách khó khăn. + Luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn thiện mình, luôn phấn đấu sống tốt, cho mình và cho mọi người. + Có năng lực sống, năng lực tinh thần mạnh mẽ, không buông xuôi đầu hàng trước khó khăn, không dựa dẫm ỷ lại vào người khác. - Thái độ sống tích cực là phẩm chất đáng quý của con người, là lối sống đẹp. b. Những giá trị mà thái độ sống tích cực mang lại * Với cá nhân: - Người có thái độ sống tích cực cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình. + Những giá trị vật chất sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cá nhân, góp phần giúp đỡ người thân, cộng đồng. + Những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống. * Với xã hội: - Thái độ sống tích cực của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ. 3. Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực nhất là trong xu thế hội nhập của đất nước. - Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ. Kết thúc vấn đề - Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Thái độ sống tích cực chính là tài sản có giá trị nhất mà mỗi người đang có. - Liên hệ bản thân, rút ra bài học kinh nghiệm Câu 3 I. Mở bài: - Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát. - Trích dẫn 2 đoạn thơ: cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu II. Thân bài: Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. a. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: + Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ. + Từ “phả”: Động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.
  4. + Sương chùng chình: Những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn b. Cảm xúc của nhà thơ: + Kết hợp một loạt các từ: “Bỗng, phả, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: Chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng Khổ 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng: + Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản –>gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu. + Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn. + Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết: “Có đám mây mùa hạ. Vắt nửa mình sang thu”-> Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này. III. Kết bài - Bài thơ Sang thu ngắn nhưng có nhiều hình ảnh đặc sắc, gợi cảm về thời khắc giao mùa hạ sang thu ở làng quê Việt Nam. - Tác giả sử dụng khá thành công một số biện pháp nghệ thuật tu từ như từ láy, nhân hoá, ẩn dụ. Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp dịu dàng, êm ả của đất trời khi thu sang. - Qua bài thơ, ta thấy được lòng yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp rất riêng của thời khắc giao mùa và thấy được tâm trạng, suy ngẫm của nhà thơ trước đất trời, trước cuộc đời.