Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020.pdf
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT QUẢNG BÌNH Năm hoc: 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: /2019 Thời gian làm bài: 120 phút I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola. Anh mỉm cười và nói với nó: – Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời: – Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: – Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.” (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. (0,5 điểm) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: - Cháu muốn mua một bông hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 2 dollar. Câu 3. (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 4. (1,0 điểm) Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy rút ra bài học mà mình tâm đắc nhất. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc - hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng hiếu thảo. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê.
- GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 QUẢNG BÌNH I. Đọc - hiểu Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự Câu 2: Thành phần biệt lập trong câu: - Phụ chú: "- nó nức nở" Câu 3. Nội dung chính của văn bản: ngợi ca lòng hiếu thảo của cô bé mồ côi và bài học về cách ứng xử với các đấng sinh thành trong cuộc sống. Câu 4. Bài học: cần yêu thương trân trọng đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh. Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa là điều mà không phải ai cũng làm được. II. Làm văn Câu 1: Gợi ý dàn bài 1. Giới thiệu vấn đề - Lòng hiếu thảo là truyền thống lâu đời tốt đẹp của dân tộc Việt Nam 2. Bàn luận vấn đề a. Định nghĩa – Lòng hiếu thảo là gì: Lòng hiếu thảo là tình cảm yêu quý, kính trọng của bề dưới đối với bề trên trong gia đình. – Biểu hiện lòng hiếu thảo: Qua lời nói, cử chỉ và hành động: + Của con cái đối với cha mẹ + Của con cháu đối với ông bà, tổ tiên: Kính trọng; lễ phép; chăm lo; phụng dưỡng; yêu tương; tôn kính b. Ý nghĩa của lòng hiếu thảo – Thể hiện nếp sống văn hóa người Việt – Gợi nhớ về nguồn cội – Xóa bỏ sự vô cảm; khoảng cách giữa những người thân trong gia đình – Thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa – Xã hội phát triển, văn minh hơn c. Tại sao con người cần có lòng hiếu thảo – Để thực hiện chức năng gia đình – Để báo đáp công ơn sinh thành nuôi dưỡng – Để hoàn thiện bản thân d. Dẫn chứng về lòng hiếu thảo – Chử Đồng Tử – Cậu bé 10 tuổi bán bánh xèo nuôi cả nhà e. Mở rộng – Đi ngược lại với lòng hiếu thảo: Bất hiếu; ăn chơi sa đọa; bỏ bê học hành – Lòng hiếu thảo được mở rộng hơn là lòng hiếu nghĩa f. Liên hệ bản thân – Tích cực học tập; tu dưỡng đạo đức – Giúp đỡ ông bà cha mẹ – Giúp đỡ cộng đồng 3. Kết thúc vấn đề – Nêu tầm quan trọng của lòng hiếu thảo.
- – Trách nhiệm bản thân đối với người sinh thành. Đoạn văn tham khảo: Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”. Câu 2: I. Mở bài - Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê - nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ - Phương Định là hình tượng tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ II. Thân bài 1. Nêu khái quát chung - Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt - Truyện viết về cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn - Nêu rõ thực tế, thanh niên miền Bắc lúc bấy giờ khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai” - Phương Định là nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, cô cũng là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường. 2. Phân tích nhân vật Phương Định - Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha (từ biệt gia đình, quê hương để vào chiến trường, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy) - Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ ngời sáng trong cô: dũng cảm, gan dạ, kiên cường + Cô vào chiến trường ba năm, sống ở cao điểm giữa vùng trọng tuyến trên tuyến đường Trường Sơn + Công việc nguy hiểm: chạy trên cao điểm ban ngày, hết trận bom phải ra đo hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom - Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương Định về công việc, chiến tranh và cái chết - Có tinh thần trách nhiệm với công việc: nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục
- → Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng - Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mơ mộng + Phương Định nhạy cảm, mơ mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới những kỉ niệm tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc + Hồn nhiên, yêu đời: thích hát, say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn nhiên + Giàu tình cảm: luôn nhớ về quê hương, yêu quý, gắn bó với đồng đội 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Nhân vật được xây dựng qua điểm nhìn, ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật sâu sắc + Ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, tự nhiên, giàu nữ tính + Thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng 4. Suy nghĩ về thế hệ trẻ thời chống Mỹ - Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ, hy sinh - Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình - Thế hệ trẻ trung: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời III. Kết bài - Tác giả xây dựng hình ảnh nhân vật Phương Định chân thực, sinh động, đẹp cả trong lý tưởng ý chí lẫn tình cảm, phẩm chất - Người đọc cùng lúc thấy được phẩm chất anh hùng và thế giới nội tâm phong phú của Phương Định - Là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ