Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên

pdf 3 trang thaodu 3970
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_chuyen_mon_ngu_van_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn thi: Ngữ văn (Dành cho tất cả thí sinh) Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cha lại dắt con đi trên cát mịn, Ánh nắng chảy đầy vai Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi !” Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con. (Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm) Câu 1 (0,5 điểm): Tìm những từ láy có trong đoạn thơ trên. Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên. Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp. Câu 3 (1,0 điểm): Giải thích ý nghĩa của từ "chân trời" trong câu thơ “Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời". Hãy cho biết từ "chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 4 (1,5 điểm): Câu thơ "Ánh nắng chảy đầy vai" sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu), có sử dụng phép nối và thành phần biệt lập tình thái, trình bày suy nghĩ về chủ đề sau: Tình cảm yêu thương của người thân trong gia đình góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách, giúp ta lớn khôn. Lưu ý gạch chân từ ngữ làm phương tiện của phép nối và thành phần biệt lập tình thái. Câu 2 (4,0 điểm): Phân tích nhân vật ông Hai trong hai đoạn trích sau. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về sự thay đổi trong tâm lí của nhân vật này 1. Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi: - Nó Nó vào chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh: - Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở
  2. được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại 2. Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô: - Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy! Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi là Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả. (Trích truyện ngắn Làng Kim Lân, Ngữ Văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục 2015). - Hết -
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN CHUYÊN HƯNG YÊN NĂM 2019 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Những từ láy có trong đoạn thơ trên là: trầm ngâm, thầm thì Câu 2 (1,0 điểm): - Lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên: "Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi " - Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp: Cha được con hỏi rằng có thể mượn cho con cánh buồm trắng không, con muốn đi! Câu 3 (1,0 điểm): - ý nghĩa của từ "chân trời": là đường giới hạn của tầm mắt ở nơi xa tít, trông tưởng như bầu trời tiếp xúc với mặt đất hay mặt biển. - Từ "chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc Câu 4 (1,5 điểm): - Câu thơ "Ánh nắng chảy đầy vai" sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Tác dụng của biện pháp tu từ: Gợi tả sinh động hình ảnh ánh nắng hiện hữu như một thứ chất long thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật, con người. Giups người đọc hình dùng cảnh hai cha con dắt nhau đi trên bãi biển vào một buổi chiều sáng đẹp trời. II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Đưa ra vấn đề: giới thiệu về tình cảm yêu thương của người thân trong gia đình Giải thích vấn đề - Gia đình là gì? - là tế bào của xã hội, là tổng hợp các mối quan hệ, ứng xử, giá trị nhân cách, tình cảm, đạo đức, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, dân tộc. - Tình cảm yêu thương của người thân trong gia đình bao gồm tình cảm của bố mẹ dành cho con, của ông bà dành cho cháu, của con cháu dành cho ông bà bố mẹ, tình cảm anh chị em trong gia đình. - Biểu hiện: tình thương yêu, sự chăm sóc của ông bà bố mẹ dành cho con cháu, là sự kính trọng - hiếu thảo của con cháu dành ông bà cha mẹ. - Tình cảm yêu thương của người thân trong gia đình góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách, giúp ta lớn khôn vì: + Nuôi dưỡng tâm hồn vì gia đình gắn liền từ lúc ta sinh ra và xuyên suốt cuộc đời ta, là mái ấm, cội nguồn sinh dưỡng và hạnh phúc đầu tiên của con người. Là nơi ta được sống trong tình yêu thương, sự chở che, đùm bọc. + Xây dựng lên tính cách con người vì gia đình là cái nôi, là cơ sở, nền tảng bồi dưỡng tình cảm và hình thành nhân cách cao đẹp cho con người. + Giúp ta lớn khôn vì gia đình là điểm tựa, là chỗ dựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời con người. - Liên hệ bản thân em và gia đình hiện nay Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại chủ đề này là đúng đắn và cần được duy trì. Câu 2 (4,0 điểm): Các em tham khảo bài văn mẫu: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng