Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_chuyen_nam_hoc.doc
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (Có đáp án)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU Năm học 2019 - 2020 HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH LỚP 10 Môn thi: Ngữ văn (Chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (3,0 điểm): “Nhưng xem kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió xoáy dữ tợn suốt một đêm dài, vẫn còn một chiếc lá thường xuân dựa trên bức tường gạch. Đây là chiếc lá cuối cùng. Vẫn còn có màu xanh thẫm gần cuống, nhưng với phần rìa te tua pha màu vàng của sự tàn tạ, chiếc lá vẫn dũng cảm bám vào cái cành cao dăm bảy mét cách mặt đất”. (Chiếc lá cuối cùng, SGK Ngữ văn 8, tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.87) Từ đoạn văn trên, anh/ chị hãy viết một bài nghị luận với một trong ba ý tưởng sau: - Đừng bao giờ đánh mất hy vọng. - Thiên nhiên là nguồn sống của con người. - Chiếc lá vẽ và chiếc lá thực. Câu 2 (7,0 điểm): Nguyễn Văn Trung cho rằng sứ mệnh của nhà văn “không phải chỉ giới hạn vàoinh hoạt tinh thần của cộng đồng. Sâu xa hơn nữa, họ duy việc phản ánh phục vụ kịp thời strì tình tự dân tộc bằng cách kết nối dĩ vãng với hiện tại trong công tác phản ảnh nếp sống hàng ngày của dân tộc qua những cộng đồng làm nên dân tộc đó ( ). Cuộc đời cứ trôi đi, nếp sống của dân tộc cứ kế tiếp nhau thay đổi, nhưng những tình tự, ý nghĩ, rung động đã được ghi bằng những hình ảnh văn chương nghệ thuật vẫn còn mãi như một sợi dây tinh thần nối kết các lớp người, các thế hệ, các thời đại. Đứa con của dân tộc ngày nay cứ lần theo sợi dây đó mà tìm thấy gia tộc, nguồn gốc của mình”. (Nguyễn Văn Trung, Lược khảo văn học, tập một, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tái bản năm 2019, tr.161) Trình bày suy nghĩ của anh chị về sự “duy trì tình tự dân tộc” trong nội dung và hình thức nghệ thuật của các tác phẩm văn học Việt Nam. Phân tích một vài tác phẩm đã học và đã đọc để làm rõ nhận định trên.
- Hết Đáp án đề thi vào lớp 10 Chuyên Văn Phổ Thông Năng Khiếu 2019 Dưới đây là một số gợi ý giúp các em làm được đề văn trên: Câu 1 (3,0 điểm): - Dàn ý "Đừng bao giờ đánh mất hy vọng". Mở bài Dẫn dắt vấn đề: Cuộc sống nhiều thử thách, nếu chỉ có bản lĩnh, lòng dũng cảm không thôi thì chưa đủ, bạn phải có sự lạc quan, niềm tin và nhất là đừng bao giờ đánh mất hy vọng. Thân bài Giải thích vấn đề: Hy vọng là một trạng thái tinh thần lạc quan dựa trên sự kỳ vọng về kết quả tích cực đối với các sự kiện và hoàn cảnh trong cuộc sống của một người hoặc thế giới nói chung. Chúng ta thường bắt gặp: “niềm hi vọng”, “tia hi vọng”, “hi vọng mong manh” và rất nhiều những ngôn từ khác nhau để nói về hi vọng. Vai trò của hy vọng trong cuộc sống: Bởi thế, hi vọng mang đến cho cuộc sống này nhiều ý nghĩa. Hi vọng tạo cho con người động lực để sống, để tồn tại. Hi vọng luôn mang đến cho chúng ta cuộc sống lạc quan, sự an yên trong tâm hồn, tìm thấy niềm vui trong bất hạnh khổ đau Liên hệ tác phẩm: Tựa như trong "Chiếc lá cuối cùng" khi mà một ngày nào đó, bất chợt một biến cố lớn trong đời bạn xảy ra, bạn trở nên tuyệt vọng, không có ý chí vươn lên. Cuộc sống bạn tràn ngập màu đen như bóng tối của đường hầm. Và khi một cái đầu đầy nỗi sợ hãi thì còn chỗ trống nào cho những ước mơ. Khi đó, bạn hãy bình tĩnh đánh thức bản ngã, thức dậy bản lĩnh, đốt lửa hi vọng, thắp sáng niềm tin. Bạn sẽ thấy cuối đường hầm tối tăm kia là ánh sáng, dù nhỏ, nhưng bạn tiến tới càng gần thì càng thấy con đường sáng hiện ra. Kết bài: Bận phải giữ được niềm tin trong lòng để hy vọng được giữ gìn và bồi đắp hơn nữa. Câu 2 (7,0 điểm): Gợi ý:
- Hiểu thêm về tình tự dân tộc Quả thật là từ này lâu lắm rồi chúng ta không còn nghe nói đến mấy chữ “tình tự dân tộc” nữa. Cụm từ này khi trước đầy rẫy trong các bài hát, thơ ca, trên báo chí, thường dùng đến nỗi hầu như chẳng ai buồn “vỡ lẽ” rằng đó là từ Hán-Việt để rồi chỉ hiểu với nhau rằng đó chính là sợi dây tình cảm liên kết người cùng xứ, cùng quốc gia, cùng dân tộc với nhau. Sợi dây đó được bện đầu tiên và cơ bản bởi lịch sử dân tộc, cho dù là dã sử, huyền thoại, dã sử hay chính sử. Những sự tích về các vua Hùng, bánh giầy - bánh chưng, Mỵ Châu-Trọng Thủy, Hai Bà trầm mình xuống sông Đáy , những câu chuyện về các anh hùng áo vải khi tóc còn để chỏm đã lấy cỏ lau làm cờ chơi trò đánh giặc, hành động nộ khí xung thiên bóp nát trái cam cả cái khí phách “ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” cho đến cuộc chiến giành độc lập thống nhất dân tộc và gần đây nhất là các cuộc chiến tranh biên giới Tây-Nam, Tây-Bắc, hay những giai thoại thái bình thịnh trị như dưới trào vua Lê Thánh Tôn cùng Tao đàn thi xã và Luật Hồng Đức cùng rung động trước những thăng trầm của đất nước chính là tình tự dân tộc. Tình tự dân tộc là sợi dây tình cảm gắn bó nhau như vẫn thấy trong hồn các câu “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người chung một nước phải thương nhau cùng”, để mỗi độ xuân về cùng chung tay quyên góp “cây mùa xuân” hay mỗi khi bão lụt hoành hành Hoạn nạn càng lớn, tình tự dân tộc càng thể hiện rõ nét. Học sinh các trường thi nhau đóng góp, có khi đứng ra tổ chức chợ phiên hay nhạc hội trong trường để quyên góp bằng chính sức mình. Mời các bạn xem tiếp tài liệu tại: