Đề thi vào Lớp 10 Chuyên Amsterdam môn Hóa học năm 2014 - Đỗ Kiên

doc 2 trang thaodu 6850
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào Lớp 10 Chuyên Amsterdam môn Hóa học năm 2014 - Đỗ Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_vao_lop_10_chuyen_amsterdam_mon_hoa_hoc_nam_2014_do_k.doc

Nội dung text: Đề thi vào Lớp 10 Chuyên Amsterdam môn Hóa học năm 2014 - Đỗ Kiên

  1. [ĐỀ THI 10 CHUYÊN HÓA AMSTERDAM 2014] Câu 1: (3,0 điểm) 1. Cho các sơ đồ phản ứng: Oxit (X1) + dung dịch axit (X2)  (X3↑) + Oxit (Y1) + dung dịch bazơ (Y2)  (Y3↓) + t0 Muối (Z1)  (X1) + (Z2↑) + t0 Muối (Z1) + dung dịch axit (X2)  (X3↑) + Biết khí X3 có màu vàng lục, muối Z1 màu tím, phân tử khối của các chất thoả mãn điều kiện: MY1 + MZ1 = 300; MY2 – MX2 = 37,5. Xác định các chất X1, X2, X3, Y1, Y2. Y3, Z1, Z2. Viết các phương trình hoá học minh hoạ. 2. Có 3 mẫu phân bón hoá học ở thể rắn đựng trong các lọ riêng biệt không ghi nhãn là NH4NO3, NH4Cl và (NH4)2SO4. Hãy phân biệt các mẫu phân bón trên bằng phương pháp hoá học, viết phương trình hoá học minh hoạ. Câu 2: (2,5 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn 15,68 gam kim loại M trong bình đựng khí clo dư thu được 45,5 gam muối clorua. a) Xác định tên kim loại M. b) Để hoà tan hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp X gồm kim loại M và một oxit của kim loại M cần dùng vừa hết 160ml dung dịch HCl 2M, còn nếu dẫn luồng H 2 dư đi qua 9,2 gam hỗn hợp X nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,28 gam chất rắn. Tìm công thức của oxit kim loại trong hỗn hợp X. 2. Hoà tan hết 11,1 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 200 gam dung dịch H 2SO4 19,6% (loãng) thu được dung dịch B và 6,72 lít H2(đktc). Thêm từ từ 420 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M vào dung dịch B, sau phản ứng lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan. a) Viết các phương trình hoá học xảy ra. b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp A và tính giá trị của m. Câu 3: (3,0 điểm) 1. Trong một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp X gồm 0,07 mol CHCH; 0,05 mol CHC–CH=CH2; 0,1 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình để thực hiện phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 7 hiđrocacbon có tỉ khối hơi đối với H 2 là 19,25. Bằng phương pháp thích hợp tách lượng hỗn hợp Y thu được m gam hỗn hợp Y 1 (gồm CHCH và CHC–CH=CH2) và 1,568 lít hỗn hợp khí Y 2 (đktc) gồm 5 hiđrocacbon. Biết toàn bộ lượng hỗn hợp Y 2 tách được có khả năng phản ứng với tối đa 600 ml dung dịch Br2 0,1M. Tìm giá trị của m. [THẦY ĐỖ KIÊN – 0948.20.6996] – HÀ NỘI 1
  2. [ĐỀ THI 10 CHUYÊN HÓA AMSTERDAM 2014] 2. Hỗn hợp M gồm hai chất hữu cơ A và B (phân tử A có nhiều hơn phân tử B một nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 12,96 gam hỗn hợp M bằng lượng khí oxi dư thu được sản phẩm cháy gồm H2O và 36,96 gam CO2. a) Tìm công thức phân tử và tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp M/ b) Khi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào 552,9 gam dung dịch Ba(OH) 2 20,72% thu được m gam chất kết tủa và dung dịch Z. Tìm giá trị của m và tính nồng độ C % của chất tan có trong dung dịch Z. Câu 4: (2,5 điểm) 1. Hoà tan hoàn toàn 8,56 gam một muối clorua vào nước thu được 200 ml dung dịch Y. Lấy 25 ml dung dịch Y đem tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được 2,87 gam muối kết tủa trắng. a) Tìm công thức hoá học của muối clorua đã dùng (muối X). b) Từ muối X, viết các phương trình hoá học thực hiện sơ đồ: 2. Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,808 lít H 2 2 (đktc). Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp A vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 0,8M, phản ứng xong, lọc bỏ phần chất rắn thu được dung dịch B chứa ba muối. Khi thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch B rồi lọc bỏ kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 10,4 gam chất rắn. Tìm giá trị của m và tính khối lượng mỗi muối trong dung dịch B. [THẦY ĐỖ KIÊN – 0948.20.6996] – HÀ NỘI 2