Đề thi vào Lớp 10 Chuyên Hóa THPT Lê Quý Đôn Đà Nẵng - Năm học 2008-2009

doc 2 trang thaodu 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào Lớp 10 Chuyên Hóa THPT Lê Quý Đôn Đà Nẵng - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_vao_lop_10_chuyen_hoa_thpt_le_quy_don_da_nang_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi vào Lớp 10 Chuyên Hóa THPT Lê Quý Đôn Đà Nẵng - Năm học 2008-2009

  1. ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN HÓA THPT LÊ QUÝ ĐÔN ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2008-2009 Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,0 điểm) 1.Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau: a, Cho Ba vào dung dịch CuSO4. b, Na2O vào dung dịch ZnCl2. c, Cu vào dung dịch Fe(NO3)3. d, Al vào dung dịch H2SO4. 2.Từ quặng pirit ( FeS2 ), O2, H2O, điều kiện phản ứng có đủ. Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế: Muối sắt(II)sunfat, sắt(III)sunfat. Câu 2: (2,0 điểm) 1.Cho 2,4 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loảng thì thu được 0,1 mol khí H2. a,Xác định kim loại M. b,Viết các phương trình phản ứng điều chế MCl2, M(NO3)2 từ đơn chất và hợp chất của M. 2.Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 phản ứng với 50 ml dung dịch NaOH thu được 0,78 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH đã dùng. Câu 3: (2,0 điểm) 1.Cho hỗn hợp X gồm : Na, Al2O3, Fe, Fe3O4, Cu và Ag vào một luợng nước dư, khi phản ứng kết thúc, cho tiếp lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng vào. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2.Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất Y ( chỉ chứa cacbon và hiđro), rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 50 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 29,2 gam. a,Xác định công thức phân tử của Y, biết khối lượng phân tử của Y bé hơn 100 đvC. b,Xác định công thức cấu tạo của Y, biết Y tác dụng được với dung dịch Ag2O/NH3. Câu 4: (2,0 điểm) 1.Chất khí A được điều chế từ CH3COONa, khí B được điều chế từ rượu etylic, khí C được điều chế từ A hoặc CaC2, nhị hợp C ta được khí D. A, B, C, D đều chỉ chứa cacbon và hiđro trong phân tử a,Viết các phương trình phản ứng điều chế các khí trên. Viết công thức cấu tạo của A, B, C, D. b,Viết các phương trình phản ứng điều chế polivinylaxetat từ khí C với chất vô cơ và điều kiện phản ứng có đủ. 2.Nhận biết các chất sau chứa trong các dung dịch mất nhản bằng phương pháp hoá học: Glucozơ, axit axetic, rượu etylic, amoniclorua. Câu 5: (2,0 điểm) Nung 40,1 gam hỗn hợp A gồm Al và FexOy trong điều kiện không có không khí. Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử FexOy thành kim loại. Sau một thời gian thì thu được hỗn hợp chất rắn B. Cho toàn bộ B tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và chất rắn không tan C nặng 27,2 gam. Nếu cho toàn bộ B tan hết trong dung dịch HCl 2M (dư) (khối lượng riêng là 1,05 gam/ml) thì thu được 7,84 lít khí H2 (đktc) 1.Viết các phương trình phản ứng, xác định công thức FexOy và % theo khối lượng các chất trong B. 2.Tính khối lượng dung dịch axit HCl đã dùng, biết dùng dư 10% so với lượng cần
  2. thiết. Cho Al=27, O=16, H=1, C=12, Ca=40, Fe=56, Mg=24. Hết