Đề thi vào Lớp 10 chuyên Lam Sơn môn Vật lý (Cho lớp chuyên Vật lý) - Năm học 2008-2009 - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa

doc 2 trang thaodu 6250
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào Lớp 10 chuyên Lam Sơn môn Vật lý (Cho lớp chuyên Vật lý) - Năm học 2008-2009 - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_vao_lop_10_chuyen_lam_son_mon_vat_ly_cho_lop_chuyen_v.doc

Nội dung text: Đề thi vào Lớp 10 chuyên Lam Sơn môn Vật lý (Cho lớp chuyên Vật lý) - Năm học 2008-2009 - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN LAM SƠM THANH HÓA NĂM HỌC 2008-2009 Môn thi: Vật lý , cho lớp chuyên Vật lý Đề chính thức Thời gian: 150 phút Năm 2008-2009 Ngày thi: 16/6/2008 Câu 1: (4,0 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 1). Trong đó U = 30V; R1 = 15  ; R2=R3 = R4 = 10 . Bỏ qua điện trở Ampe kế và dây nối. Tính chỉ số của Ampe kế. R1 R2 R3 U R4 A Hình 1 Câu 2: (3,0 điểm): Hai căn phòng có vách ngăn là một tấm kính AB (Hình2). Phòng bên trái sáng hơn phòng bên phải. Hỏi hai người ở trong hai căn phòng đó thì ai nhìn thấy người ở bên kia rõ hơn? Vẽ hình và giải thích tại sao? Câu 3: (2,0 điểm): Một bếp dầu đun 1 lít nước đựng trong ấm bằng nhôm khối lượng m2=300g thì sau thời gian t1 = 10 phút nước sôi. Nếu dùng bếp trên để đun 2 lít nước trong cùng điều kiện thì sau bao lâu nước sôi? (Biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là C1=4200 J/kg.độ; C2=880 J/kg.độ; nhiệt do bếp cung cấp một cách đều đặn). Câu 4: (6,0 điểm): Điện năng cần tải đi từ máy phát điện đến nơi tiêu thụ cách nhau l=100 km. Công suất truyền đi từ máy phát điện là 100 kW. Công suất hao phí trên đường dây tải điện bằng 2% công suất truyền đi. Hiệu điện thế đầu đường dây tải là U=5 kV. Điện trở suất của dây dẫn tải là =1,7.10 -8  m. Tính tiết diện của dây dẫn tải? Trong điều kiện nói trên, nếu tăng hiệu điện thế đầu đường dây tải điện lên 10 lần tì tiết diện của dây dẫn tải có thể giảm đi bao nhiêu lần? Câu 5: (3,0 điểm): Có 2 vật sáng giống nhau AB và CD đặt song song. Thấu kính phân kỳ O (có F, F' là các tiêu điểm) đặt trong khoảng giữa và song song với 2 vật sao cho trục chính của thấy kính đi qua A, C (Hình 3). a/ Vẽ ảnh của 2 vật AB, CD qua thấu kính. Hỏi có vị trí nào của thấu kính để ảnh của 2 vật trùng nhau không? Giải thích. b/ Biết khoảng cách giữa 2 vật là 100 cm, dịch chuyển thấu kính dọc theo AC thì thấy có 2 vị trí thấu kính cách nhau 60 cm mà ứng với mỗi vị trí ấy, 2 ảnh của 2 vật cùng cách nhau 26 cm. Xác định tiêu cự của thấu kính. Câu 6: (2,0 điểm): Ba con ốc sên bò trên mặt phẳng nằm ngang. Ban đầu chúng xuất phát từ ba đỉnh của tam giác đều ABC (Hình 4). Độ lớn vận tốc của ba con ốc như nhau và không đổi v0 = 5 cm/phút, nhưng chúng di chuyển theo cách con sau nhằm thẳng hướng con tước mà tiến (theo chiều kim đồng hồ). Hãy mô tả quỹ đạo chuyển động của mỗi con ốc và xác định thời gian từ khi chúng bắt đầu di chuyển cho đến khi chúng gặp nhau. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 R A R1 R2 A B D . F F' U R3 A A O C v0 B
  2. HẾT S­u tÇm : §ç hång viÖt