Đề trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 11

doc 13 trang thaodu 5180
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_lop_11.doc

Nội dung text: Đề trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 11

  1. TRẮC NGHIỆM SINH Bài 15: Tiêu hoá ở động vật Câu 1. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì A. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. B. Thức ăn được tiêu hóa nội bào. C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. D. Một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào. Câu 2. Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là A. Ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. B. Ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. C. Ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. D. Ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. Câu 3. Điều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa? A. Tuyến nước bọt. B. Khoang miệng. C. Dạ dày. D. Thực quản. Câu 4. Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là A. Dịch tiêu hóa không bị hòa loãng. B. Dịch tiêu hóa được hòa loãng. C. Ống tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng. D. Có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học. Câu 5. Ở động vật có ống tiêu hóa A. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. B. Thức ăn được tiêu hóa nội bào. C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. D. Một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào. Câu 6. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa A. Nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. B. Ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản. C. Ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào. D. Ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi. Câu 7. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được A. Biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. B. Biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. C. Biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  2. D. Biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào. Câu 8. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng A. Từ thức ăn cho cơ thể. B. Và năng lượng cho cơ thể. C. Cho cơ thể. D. Có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được. bài 16: Tiêu hoá ở động vật (tiếp) Câu 1. Chức năng không đúng với răng của thú ăn cỏ là A. Răng cửa giữa và giật cỏ B. Răng nanh nghiền nát cỏ C. Răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ D. Răng nanh giữ và giật cỏ Câu 2. Chức năng không đúng với răng của thú ăn thịt là A. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương B. Răng cửa giữ thức ăn C. Răng nanh cắn và giữ mồi D. Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ Câu 3. Xét các loài sau: (1) Ngựa (2) Thỏ (3) Chuột (4) Trâu (5) Bò (6) Cừu (7) Dê Trong các loại trên, những loài nào có dạ dày 4 Ngăn? A. (4), (5), (6) và (7) B. (1), (3), (4) và (5) C. (1), (4), (5) và (6) D. (2), (4), (5) và (7) Câu 4. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt là A. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn B. Dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt C. Nhai thức ăn trước khi nuốt D. Chỉ nuốt thức ăn Câu 5. Sự tiêu hóa thức ăn ở dạng tổ ong diễn ra như thế nào? A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ Câu 6. Những đặc điểm nào sau đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn ở dạ lá sách?
  3. (1) thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại (2) tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ (3) hấp thụ bớt nước trong thức ăn (4) thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ Phương án trả lời đúng là: A. (1), (2) và (3) B. (1), (2), và (4) C. (2), (3) và (4) D. (1), (3) và (4) Câu 7. Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng A. Làm tăng nhu động ruột B. Làm tăng bề mặt hấp thụ C. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa hóa học D. Tạo điều kiện cho tiêu hóa cơ học Câu 8. Điểm khác nhau về bộ hàm và độ dài ruột ở thú ăn thịt so với thú ăn thực vật là răng nanh và răng hàm trước A. Không sắc nhọn bằng; ruột dài hơn B. Sắc nhọn hơn; ruột ngắn hơn C. Không sắc nhọn bằng; ruột ngắn hơn D. Sắc nhọn hơn; ruột dài hơn Câu 9. Sự tiêu hóa ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào? A. Tiết ra pepsin và HCL để tiêu hóa protein có ở sinh vật và cỏ B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn C. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozơ D. Thức ăn được ở lên miệng để nhai lại Câu 10. Trong các phát biểu sau: (1) Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn (2) Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học (3) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai và nghiền phát triển (4) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai, răng trước hàm và nghiền phát triển (5) Thú ăn thực vật có dạ dày 1 ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài (6) Một số loài thú ăn thịt có da dày đơn Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
  4. Bài 17: Hô hấp ở động vật Câu 1. Điều không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật là A. Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O 2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí. B. Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O 2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí C. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán quá D. Bề mặt trao đổi khí rộng, có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp Câu 2. Xét các loài sinh vật sau: (1) tôm (2) cua (3) châu chấu (4) trai (5) giun đất (6) ốc Những loài nào hô hấp bằng mang? A. (1), (2), (3) và (5) B. (4) và (5) C. (1), (2), (4) và (6) D. (3), (4), (5) và (6) Câu 3. Côn trùng hô hấp A. Bằng hệ thống ống khí B. Bằng mang C. Bằng phổi D. Qua bề mặt cơ thể Câu 4. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở A. Mang B. Bề mặt toàn cơ thể C. Phổi D. Các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang, Câu 5. Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là A. Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp D. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn Câu 6. Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp A. Bằng mang B. Bằng phổi C. Bằng hệ thống ống khí D. Qua bề mặt cơ thể
  5. Câu 7. Điều không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất là quá trình A. Khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệc về phân áp giữa O2 và CO2 B. Chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O 2 làm cho phân áp O2 trong cơ thể luôn thấp hơn bên ngoài C. Chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tạo ra CO 2 làm cho phân áp CO2 bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài D. Khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2 Câu 8. Ở cá, khi thở ra thì miệng ngậm lại, nền khoang miệng A. Nâng lên, diềm nắp mang mở ra B. Nâng lên, diềm nắp mang đóng lại C. Hạ xuống, diềm nắp mang mở ra D. Hạ xuống, diềm nắp mang đóng lại bài 18: Tuần hoàn máu Câu 1. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là A. Tim → động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim B. Tim→ động mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→ khoang cơ thể→ tĩnh mạch→ tim C. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào→ tĩnh mạch→ tim D. Tim→ động mạch→ quang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim Câu 2. Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh D. Cao, tốc độ máu chạy chậm Câu 3. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là A. Tim → động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim B. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim C. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim D. Tim → động mạch→ mao mạch→ động mạch→ tim Câu 4. Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng A. Vận chuyển chất dinh dưỡng B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết C. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp D. Vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết Câu 5. Ở hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 diễn ra như thế nào?
  6. A. Sự vận chuyển O 2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO 2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chị nhờ dịch mô B. Sự vận chuyển CO 2 từ cơ quan hô hấp nên tế bào và O 2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô C. Sự vận chuyển O 2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO 2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô D. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO 2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp việc thực hiện chỉ nhờ máu Câu 6. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành A. Tĩnh mạch và mao mạch B. Mao mạch C. Động mạch và mao mạch D. Động mạch và tĩnh mạch Câu 7. Trong các loài sau đây: (1) tôm (2) cá (3) ốc sên (4) ếch (5) trai (6) bạch tuộc (7) giun đốt Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào? A. (1), (3) và (5) B. (1), (2) và (3) C. (2), (5) và (6) D. (3), (5) và (6) Câu 8. Nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào vì một lượng CO2 A. Khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi B. Được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể C. Còn lưu giữ trong phê nang D. Thải ra trong hô hấp tế bào của phổi Câu 9. Hệ tuần hoàn của đa số động vật thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở vì A. Giữa mạch đi từ tim ( động mạch) và các mạch đến tim ( tĩnh mạch) không có mạch nối B. Tốc độ máu chảy chậm C. Máu chảy trong động mạch gâydưới áp lực lớn D. Còn tạo hỗn hợp máu - dịch mô Câu 10. Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực A. Cao, tốc độ máu chảy chậm B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh D. Cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
  7. bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp) Câu 1. Động mạch là nhưng mạch máu A. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan. B. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan C. Chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan D. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan Câu 2. Mao mạch là những A. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào B. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào C. Mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào D. Điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào Câu 3. Tĩnh mạch là những mạch máu từ A. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim B. Động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim C. Mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim D. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim Câu 4. Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài A. 0,1 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây B. 0,8 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây C. 0,12 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây D. 0,6 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây Câu 5. Điều không đúng về sự khác nhau giữa hoạt động của cơ tim với cơ vân là A. Theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” B. Tự động C. Theo chu kỳ D. Cần năng lượng Câu 6. Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là, khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng A. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa
  8. B. Cơ tim co bóp nhẹ nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa C. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường D. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp Câu 7. Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự: A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co B. Nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co C. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His → các tâm nhĩ, tâm thất co D. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co Câu 8. Huyết áp là lực co bóp của A. Tâm thất đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch B. Tâm nhĩ đầy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch C. Tim đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch D. Tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch bài 20: Cân bằng nội môi Câu 1. Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là: A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích Câu 2. Liên hệ ngược xảy ra khi A. Điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích B. Điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích C. Sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong D. Điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích Câu 3. Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết B. Các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
  9. D. Cơ quan sinh sản Câu 4. Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự A. Tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm B. Gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm C. Gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm D. Tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm Câu 5. Bộ phận thực hiện trong cơ chế diu trì cân bằng nội môi là A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm B. Trung ương thần kinh C. Tuyến nội tiết D. Các cơ quan thận, gan, phổi, tim, mạch máu, Câu 6. Chức năng của bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi là A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn B. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh D. Tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn Câu 7. Những chức năng nào dưới đây không phải của bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi? (1) Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn (2) Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định (3) Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh (4) Làm biến đổi điều kiện lý hóa của môi trường trong cơ thể Phương án trả lời đúng là A. (1), (2) và (3) B. (1), (3) và (4) C. (2), (3) và (4) D. (1), (2) và (4) Câu 8. Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong A. Tế bào B. Mô C. Cơ thể D. Cơ quan Câu 9. Trật tự đúng về cơ chế duy trì huyết áp là: A. Huyết áp bình thường → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực ở mạch máu
  10. B. Huyết áp tăng cao → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → thụ thể áp lực mạch máu → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường → thụ thể áp lực ở mạch máu C. Huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường→ thụ thể áp lực ở mạch máu D. Huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → thụ thể áp lực ở mạch máu→ tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng Câu 1. Cho các đặc điểm sau: (1) Cần ít phôtôn ánh sáng để cố định 1 gam phân tử CO2 (2) Quang hợp xảy ra ở nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3 (3) Sử dụng nước một cách chọn lọc hơn thực vật C3 (4) Đòi hỏi ít chất dinh dưỡng hơn so với thực vật C3 (5) Sử dụng ít ATP hơn trong pha tối so với thực vật C3 Thực vật C4 có những lợi thế nào? A. (1) và (2) B. (4) và (5) C. (2) và (3) D. (3) và (4) Câu 2. Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ, nhưng có vai trò quan trọng vì chúng A. Cần cho một số pha sinh trưởng B. Được tích lũy trong hạt C. Tham gia vào hoạt động của các enzim D. Có trong cấu trúc của tất cả các bào quan Câu 3. Những phát biểu nào dưới đây phù hợp với các đặc điểm của nhóm thực vật C3 và C4? (1) Chất nhận CO2 đầu tiên trong quang hợp là RiDP (2) Điểm bão hòa ánh sáng gần bằng ánh sáng mặt trời toàn phần (3) Cường độ quang hợp không bị ảnh hưởng bởi nồng độ oxi (4) Điểm bão hòa ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần (5) Điểm bù CO2 từ 30 - 70 ppm (6) Lục lạp xuất hiện ở cả tế bào thịt lá và tế bào bao bó mạch (7) Perôxixôm có liên quan đến quang hợp (8) Có nhu cầu nước cao trong quá trình sinh trưởng và phát triển Phương án trả lời đúng là: A. Thực vật C3: (1), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (2), (3) và (6) B. Thực vật C3: (2), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (3) và (6)
  11. C. Thực vật C3: (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (2), (3) và (6) D. Thực vật C3: (2), (4), (6) và (7) ; thực vật C4 : (1), (3), (5) và (8) Câu 4. Một cây C3 và một cây C4 được đặt trong cùng một chuông thủy tinh kín được chiếu sáng. Nồng độ CO2 sẽ A. Không thay đổi B. Giảm đến điểm bù của cây C3 C. Giảm đến điểm bù của cây C4 D. Tăng Câu 5. Điều không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4 khi cố định CO2 là A. Đều diễn ra vào ban ngày B. Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình) C. Sản phẩm quang hợp đầu tiên D. Chất nhận CO2 Câu 6. Chu trình cố định CO2 ở thực vật CAM diễn ra như thế nào? A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều diễn ra vào ban ngày B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều diễn ra vào ban đêm C. Giai đoạn đầu cố định CO 2 diễn ra vào ban đêm, còn giai đoạn tái cố định CO 2 theo chu trình Canvin đều diễn ra vào ban ngày D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban ngày, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều diễn ra vào ban đêm Câu 7. Sự hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM có tác dụng chủ yếu là A. Tăng cường khả năng quang hợp B. Hạn chế sự mất nước C. Tăng cường sự hấp thụ nước của rễ D. Tăng cường CO2 vào lá Câu 8. Nội dung nào dưới đây không đúng với chu trình Canvin? A. Cần ADP B. Giải phóng ra CO2 C. Xảy ra vào ban đêm D. Tạo ra C6H12O6 bài 23: Hướng động Câu 1. Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra A. Nhanh, dễ nhận thấy B. Chậm, khó nhận thấy C. Nhanh, khó nhận thấy
  12. D. Chậm, dễ nhận thấy Câu 2. Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với A. Tác nhân kích thích từ một hướng B. Sự phân giải sắc tố C. Đóng khí khổng D. Sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic Câu 3. Sự uốn cong ở cây là do sự sinh trưởng A. Không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phái không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc B. Đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc C. Không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc D. Không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc Câu 4. Hai kiểu hướng động chính là A. Hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hương động âm (sinh trưởng về trọng lực) B. Hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hương động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) C. Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hương động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) D. Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hương động âm (sinh trưởng hướng tới đất) Câu 5. Khi không có ánh sáng, cây non A. Mọc vống lên và lá có màu vàng úa B. Mọc bình thường nhưng lá có màu đỏ C. Mọc vống lên và lá có màu xanh D. Mọc bình thường và lá có màu vàng úa Câu 6. Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào dưới đây? A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương