Giáo án dạy thêm môn Lịch sử Lớp 9

doc 20 trang thaodu 8790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm môn Lịch sử Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_mon_lich_su_lop_9.doc

Nội dung text: Giáo án dạy thêm môn Lịch sử Lớp 9

  1. CHỦ ĐỀ: MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU (TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY) I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức : - Nêu được những nét lớn về tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay. + Mĩ : Chính sách đối nội, đối ngoại sau chiến tranh. + Nhật Bản : Sự khôi phục và tăng trưởng nhanh về kinh tế. Chính sách đối nội, đối ngoại. + Tây Âu : Sự liên kết khu vực ở Tây Âu. - Giải thích, phân tích được nguyên nhân của sự phát triển kinh tế các nước. - Đánh giá được mặt tích cực, hạn chế của các chính sách, sự phát triển kinh tế của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu. 2. Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh các sự kiện, sử dụng bản đồ. 3. Thái độ - Nhận thức được tầm quan trọng của sự hợp tác với Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu trong giai đoạn hiện nay. - Giáo dục tinh thần hợp tác, đoàn kết, liên kết trong xu thế của thế giới hiện nay. II. BẢNG MÔ TẢ : Nhận biết Thông hiểu Chủ đề Vận dụng Vận dụng cao thấp - Nêu được sự - Giải thích được vì sao - Đánh giá sự phát triển kinh tế nước Mĩ trở thành phát triển kinh của nước Mĩ sau nước tư bản giàu mạnh tế của nước Mĩ chiến tranh thế nhất thế giới sau chiến sau chiến tranh giới thứ hai. tranh thế giới thứ hai. thế giới thứ Nước - Trình bày được - Giải thích được hai. Mĩ nét nổi bật trong nguyên nhân suy giảm chính sách đối nền kinh tế của nước ngoại của Mĩ sau Mĩ từ sau năm 1970. chiến tranh thế giới thứ hai. - Nêu được nội - Giải thích được - Đánh giá dung của những nguyên nhân sự phát được những cải Nhật cải cách dân chủ ở triển “thần kì” của cách dân chủ ở Bản Nhật Bản sau kinh tế Nhật Bản sau Nhật Bản sau chiến tranh thế chiến tranh thế giới thứ chiến tranh. giới thứ hai. hai. 1
  2. - Hiểu được ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau năm 1945. - Nêu được những - Giải thích được tai - Liên hệ được nét nổi bật nhất sao sau chiến tranh thế sự cần thiết của các nước Tây giới thứ hai các nước của Việt Nam Âu sau chiến tranh Tây Âu lại có xu trong xu thế Các thế giới thứ hai. hướng liên kết khu vực hội nhập ngày nước - Biết được ngày với nhau. nay. Tây nay, Liên min - Hiểu và xác định Âu châu Âu là liên đúng được những mốc minh kinh tế - thời gian thành lập các chính trị lớn nhất tổ chức liên kết kinh tế thế giới. ở khu vực Tây Âu. Định hướng năng lực cần hình thành. - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Giải thích, nhận xét, đánh giá, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử liên quan, liên hệ thực tế với nước ta hiện nay. III. HỆ THỐNG CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ THEO MỨC ĐỘ MÔ TẢ: CÂU HỎI 1. Nhận biết. A. Trắc nghiệm: * Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng. Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế của Mĩ A. phát triển mạnh đứng đầu thế giới. B. phát triển mạnh đứng thứ hai thế giới. C. phát triển mạnh đứng thứ ba thế giới. D. phát triển mạnh đứng thứ tư thế giới. Câu 3. Mục đích chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ là A. hòa bình, hợp tác. A. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. B. vừa hòa bình vừa bành trướng. C. hợp tác, đoàn kết. Câu 4. Nhật Bản ban hành Hiến pháp mới vào năm A. 1943 B. 1944 C. 1945 2
  3. D. 1946 Câu 5 . Ngày nay, Liên minh châu Âu (EU) trở thành liên minh chính trị - kinh tế a. yếu ớt, rời rac b. mạnh nhất thế giới c. mạnh thứ hai thế giới d. mạnh thứ ba thế giới B. Tự luận: Câu 1. Nêu những cải cách dân chủ ở Nhật Bản ? Câu 2. Nêu những nét nổi bật nhất của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai ? 2. Thông hiểu: A. Trắc nghiệm: Câu 1 . Nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự phát triển thần kì từ những năm 60 của thế kỉ XX nhờ A. con người được đào tạo chu đáo, có ý chí, cần cù, sáng tạo. B. sáng tạo ra súng thần cơ. C. mở mang bờ cõi D. gây chiến tranh với các nước khác. Câu 2. Nối thời gian ở cột A với với sự kiện ở cột B sao cho đúng. A Nối B 1. Năm 1948 a. Cộng hoà Dân chủ Đức sát nhập vào 1 - Cộng hoà Liên Bang Đức thành một nước Đức thống nhất. 2.Tháng 4/1949 2 - b. 16 nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ. 3. Tháng 10/1990 c. Cộng đồng Than Thép Châu Âu thành 3 - lập 4. Tháng. 4/1951 d. Các nước Tây Âu ra nhập khối quân sự 4 - NaTo e. Nhà nước cộng hoà dân chủ Đức ra đời B. Tự luận: Câu 1. Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới? Câu 2. Những cải cách dân chủ ở Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào? Câu 3. Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước Tây Âu có sự liên kết với nhau? 3. Vận dụng: *Mức độ thấp: Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Em hãy đánh giá về sự phát triển đó? 3
  4. Câu 2: Em có nhận xét gì về cuộc cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai ? *Mức độ cao: Câu 3. Từ sự liên kết khu vực của các nước Tây Âu, hãy lí giải về sự cần thiết của Việt Nam trong xu thế hội nhập ngày nay? ĐÁP ÁN 1. Nhận biết:* Phần trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 A A B D B * Phần tự luận. Câu 1. Những cải cách dân chủ ở Nhât Bản - 1946, ban hành hiến pháp với nhiều nội dung tiến bộ. - Cải cách ruộng đất. - Xóa bỏ chế độ quân phiệt. - Trừng trị tội phạm chiến tranh. - Giải giáp các lực lượng vũ trang. - Giải tán công ty độc quyền. - Ban hành quyền tự do dân chủ. Câu 2. Những nét nổi bật nhất của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai? - Sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề. - Năm 1948, Các nước Tây Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ ( kế hoạch Mác – san) nhằm khôi phục kinh tế của mình, song nền kinh tế phụ thuộc vào Mĩ. - Về đối ngoại: những năm đầu sau 1945, nhiều nước đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại các thuộc địa cũ, tham gia khối NATO, chạy đua vũ trang. - Sau chiến tranh Đức thành lập hai nhà nước (Cộng hoà liên bang Đức và cộng hoà dân chủ Đức). - Kinh tế cộng hoà liên bang Đức phát triển rất nhanh chóng ( đứng thứ ba trên thế giới tư bản chủ nghĩa). - 10/1990, nước Đức tái thống nhất. 2. Thông hiểu: * Phần trắc nghiệm. Câu 1. ý A Câu 2. A Nối B 1. Năm 1948 a. Cộng hoà Dân chủ Đức sát nhập vào 1 – b Cộng hoà Liên Bang Đức thành một nước Đức thống nhất 2.Tháng 4/1949 2 – e b. 16 nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ. 4
  5. 3. Tháng 10/1990 3 – a c. Cộng đồng Than Thép Châu Âu thành lập 4. Tháng. 4/1951 4 - c d. Các nước Tây Âu ra nhập khối quân sự NaTo e. Nhà nước cộng hoà dân chủ Đức ra đời * Phần tự luận. Câu 1.Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới làvì: + Mĩ thu được 114 tỉ USD (nhờ sản xuất và bán vũ khí). + Mĩ ở xa chiến trường, không bị chiến tranh tàn phá, có điều kiện hòa bình để phát triển + Triệt để áp dụng các thành tựu khoa học –kĩ thuật vào sản xuất, tăng năng xuất lao động. + Mĩ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lao động dồi dào, Câu 2. Ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản. - Nhân dân phấn khởi, là nhân tố quan trọng phát triển mạnh sau này. - Khôi phục hậu quả chiến tranh giúp đất nước phát triển mạnh mẽ. Câu 3. Những lí do các nước Tây Âu có sự liên kết khu vực? - Sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì: sáu nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, có một nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. - Sự hợp tác phát triển là hết sức cần thiết nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và còn giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử . 3. Vận dụng. *Mức độ thấp: Câu 1. - Học sinh tự do bộc lộ cảm xúc của mình (Theo định hướng) + Đây là một sự phát triển thần kì: Nhờ vào sự nhanh nhạy của mình, Mĩ đã lợi dụng vào nhu cầu thu mua vũ khí của các nước tham chiến đã thu lợi nhuận được 114 tỉ USD. + Bên cạnh đó Mĩ biết dựa vào thế mạnh của mình đó là tài nguyên thiên nhiên, sự bảo vệ của hai đại dương, sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Câu 2: Năm 1948, Nhật Bản tiến hành cuộc cải cách dân chủ. Đây là một cuộc cải cách rất đúng đắn và kịp thời. Nó ra đời trong bối cảnh nước Nhật bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Nó đáp ứng được yêu cầu bức thiết của tình hình nước Nhật là cần phải khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Những cải cách này đã mang lại 5
  6. luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này. *Mức độ cao: Câu 3 - Khẳng định được xu thế hội nhập quốc tế là hết sức quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược lại với thời đại và khó tránh khỏi lạc hậu. - Việt Nam đã tham gia hội nhập với khu vực ( tham gia hiệp hội các nước Đông Nam Á tháng 7 năm 1995), và tổ chức quốc tế Liên hợp quốc ( tháng 9 năm 1977), tham gia WTO 7/11/2006 - Nhờ quá trình hội nhập nền kinh tế đất nước không ngừng phát triển, chính trị, văn hoá, xã hội được ổn định - Liên hệ tình hình biển Đông đang nhận được sự ủng hộ đắc lực của các nước trên thế giới 6
  7. IV. TIẾN HÀNH DẠY HỌC: CHỦ ĐỀ: MỸ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU (TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY) (3 tiết) Tiết 9: NƯỚC MĨ A. Hoạt động khởi động (5’) Các em đã học xong chương II, hôm nay chúng ta tìm hiểu chương III về tình hình các nước Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu để tìm hiểu xem vì sao sau chiến tranh TGT 2, nước Mĩ lại giàu lên một cách nhanh chóng; Nhật Bản đã đi lên từ đống đổ nát hoang tàn để trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới ra sao và các nước Tây Âu đã liên kết với nhau như thế nào? => Bài học. - Giáo viên sử dụng lược đồ thế giới. (slide1) - Gọi HS lên xác định vị trí nước Mĩ, Nhật Bản, Các nước Tây Âu. H. Em hãy trình bày hiểu biết của mình về nước Mĩ, Nhật Bản, các nước Tây Âu ? B. Hoạt động hình thành kiến thức mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Tìm hiểu tình hình kinh tế Mĩ sau chiến I. Tình hình kinh tế nước Mĩ từ sau tranh (20p) Chiến tranh thế giới thứ hai -Mục tiêu: HS trình bày được sự phát triển của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, hiểu được nguyên nhân của sự phát triển đó. Gv treo lược đồ giới thiệu về đất nước Mĩ - HS xác định vị trí một số thành phố lớn. a. HS đọc toàn bộ thông tin mục I trang 33. b. HS thảo luận (10p) để trả lời các câu hỏi sau : 1. Cho biết kinh tế Mĩ phát triển như thế nào qua hai giai đoạn 1945 – 1973; 1973 – 2000. 2. Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ? 3. Trong các nguyên nhân phát triển của Mĩ, theo em nguyên nhân nào là quan * 1945 – 1970: 7
  8. trọng nhất? - Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh c. Báo cáo kết quả thảo luận. nhất thế giới: d. HS ghi vào vở + Công nghiệp: chiếm hơn một nửa sản lượng thế giới. + Nông nghiệp: + Tài chính: 3/4 trữ lượng vàng của thế giới. + Quân sự: có lực lượng quân sự mạnh nhất và độc quyền về vũ khí nguyên tử. - Nguyên nhân phát triển: * 1970 – 2000: - Kinh tế suy giảm. - Nguyên nhân: (Lồng ghép với nội dung ở bài 12) II. Sự phát triển về KHKTcủa Mĩ sau chiến tranh. Tìm hiểu chính sách đối nội, đối ngoại III. Chính sách đối nội và đối ngoại (20p) của Mĩ sau chiến tranh Mục tiêu: HS trình bày được chính sách đối nội, nội ngoại của Mĩ sau chiến tranh. HS rèn kỹ năng nhận định. a. HS đọc toàn bộ thông tin SGK mục III trang 35. b. HS thảo luận nhóm(10p) để trả lời các câu hỏi sau: 1. Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau CTTGT2? 2. Vì sao Mĩ lại thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như vậy ? 3. Em biết gì về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mĩ hiện nay ? * Đối nội: c. Báo cáo kết quả thảo luận - Hai đảng thay nhau lên cầm quyền. d. HS ghi vào vở - Ban hành một loạt đạo luật phản động. -> Phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ phát triển mạnh mẽ. 8
  9. * Đối ngoại: - Đề ra “chiến lược toàn cầu”: + Chạy đua vũ trang. + Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. + Gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược Tiết 10: NHẬT BẢN Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Tìm hiểu về tình hình Nhật Bản sau I. Tình hình NB sau chiến tranh. chiến tranh. (15p) -Mục tiêu: Biết được tình hình và những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Gv treo lược đồ giới thiệu về đất nước Nhật Bản -HS xác định vị trí một số thành phố lớn. a. HS đọc toàn bộ thông tin mục I trang 36, 37 kết hợp quan sát hình 17 trang 36. b. HS thảo luận cặp đôi (10p) để trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu tình hình Nhật Bản và những nội dung cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? 2. Trình bày ý nghĩa của cuộc cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới - Kinh tế bị tàn phá nặng nề, đất nước thứ hai ? gặp nhiều khó khăn c. HS báo cáo kết quả thảo luận - Năm 1946, Nhật Bản thực hiện các d. HS ghi vào vở. cải cách dân chủ + Ban hành hiến pháp mới + Thực hiên cải cách ruộng đất + Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh. + Ban hành các quyền tự do dân chủ 9
  10. => Mang lại luồng không khí mới, là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này. * Tìm hiểu về việc Nhật Bản khôi phục II. Nhật Bản khôi phục và phát triển và phát triển kinh tế sau chiến tranh kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ 2. (15p) - Mục tiêu: Trình bày được phát triển kinh tế của Nhật sau chiến tranh. và nguyên nhân của sự phát triển đó. a. HS đọc toàn bộ thông tin mục II, kết hợp quan sát kênh hình 18, 19, 20 trang 38. b. HS thảo luận nhóm (10p) để trả lời các câu hỏi sau: 1. Nhật Bản đã khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh như thế nào ? 2. Vì sao kinh tế Nhật Bản lại phát triển nhanh chóng và đạt được thành tựu to lớn sau chiến tranh ? 3. Theo em, đất nước ta cần học tập những gì ở Nhật Bản để có thể phát triển kinh tế nhanh chóng mang tính “thần kì” như Nhật Bản ? c. Báo cáo kết quả thảo luận d. HS ghi vào vở *Thành tựu: - Đến những năm 60 TK XX, kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ) - Đến thập niên 70, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. *Với câu hỏi 3, gv gợi ý hs trả lời: Tích *Nguyên nhân phát triển: (SGK) cực, hăng say lao động; tiết kiệm; Triệt để áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất; Tích cực hội nhập với quốc 10
  11. tế, - Mục tiêu: Trình bày được chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh. Nhận xét được mặt tích cực, hạn chế của chính sách này. * Tìm hiểu về chính sách đối ngoại của III. Chính sách đối ngoại của Nhật Nhật Bản sau chiến tranh. (10p) Bản sau chiến tranh. - Mục tiêu: Trình bày được chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh. a. HS đọc thông tin phần về chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở mục III trang 39, 40. b. HS thảo luận cặp đôi (5p) để trả lời các câu hỏi sau 1. Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945? 2. Em biết gì về mối quan hệ hữu nghĩa giữa Việt Nam – Nhật Bản hiện nay? c. Báo kết quả thảo luận d. HS ghi vào vở. - Nhật Bản thi hành một chính sách đối ngoại lệ thuộc vào Mĩ (kí hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật) - Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị, phát triển các mối * GV chiếu một số hình ảnh về mối quan quan hệ đối ngoại. hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với Nhật Bản trong những năm gần đây. Tiết 11: CÁC NƯỚC TÂY ÂU Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Tìm hiểu về tình hình chung (15p) I. Tình hình chung -Mục tiêu: HS nhận biết được nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. a. HS tự đọc toàn bộ thông tin mục I trang 40- 42. 11
  12. b. Thảo luận nhóm (10p) để trả lời các câu hỏi sau: 1. Trình bày những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau năm 1945? 2. Vì sao sự phát triển kinh tế và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu lại phụ thuộc vào Mĩ ? 3. Em biết gì về mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Tây Âu trong những năm gần * Về kinh tế: đây ? - Năm 1948, Các nước Tây Âu đã c. Báo cáo kết quả thảo luận nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo d. HS ghi vào vở. “Kế hoạch Mác- san”. Kinh tế được phục hồi, nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. * Về chính trị: thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xoá bỏ các cải cách tiến bộ, *Đối ngoại -Tiến hành xâm lược để khôi phục lại địa vị thống trị của các nước thuộc địa trước đây . - Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. * Tình hình nước Đức - Sau 1945, Đức bị chia thành hai nước: Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà dân chủ Đức với các chế độ chính tri đối lập nhau. - 10- 1990, Đức thống nhất, trở thành một quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất Tây Âu. * Tìm hiểu sự liên kết khu vực (15p) II. Sự liên kết khu vực. - Mục tiêu: HS trình bày được quá trình liên kết của các nướcTây Âu sau CTTG thứ hai. a. HS đọc toàn bộ thông tin ở mục II, kết hợp quan sát kênh hình 21 trang 43. b. Hs thảo luận nhóm (12p) để trả lời các câu hỏi sau: 1. Sự liên kết khu vực ở các nước Tây Âu đã 12
  13. diễn ra như thế nào ? 2. Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên * Quá trình liên kết khu vực. kết với nhau ? + Tháng 4-1951,” Cộng đồng 3. Từ sự liên kết khu vực của các nước Tây than, thép châu Âu”, được thành Âu, hãy lí giải về sự cần thiết của Việt Nam lập. trong xu thế hội nhập ngày nay? + Tháng 3-1957, “Cộng đồng năng c. Báo cáo kết quả thảo luận lượng nguyên tử châu Âu” rồi “ d. HS ghi vào vở. Cộng đồng kinh tế châu Âu” ra đời. + Tháng 7-1967, “Cộng đồng châu Âu” (EC) ra đời trên cơ sở sát nhập 3 cộng đồng trên. - Tháng 12/ 1991, (EC) đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) -> Ngày nay, Liên minh châu Âu(EU) là 1 liên minh KT-CT lớn nhất thế giới. C. Hoạt động ứng dụng -GV treo bảng phụ ghi bài tập- HS thực hành Nối thời gian và sự kiện sao cho đúng Sau năm 16 nước Tây Âu nhận viện trợ 1945 kinh tế của Mĩ Năm 1946 Cộng đồng châu Âu mang tên mới là Liên minh châu Âu (EU) Năm 1948 Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới Tháng 12- 1991 Nhật Bản ban hành hiến pháp mới - Cùng với sự hỗ trợ của thầy cô giáo, bạn bè, em hãy tìm hiểu thêm: Hiện nay, tình hình kinh tế của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu phát triển như thế nào ? - Thầy cô giáo nhận xét D. Hoạt động bổ sung 1. Tìm đọc trong sách, báo, xem tivi để tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa Việt Nam với Mĩ, với Nhật Bản, với Liên minh châu Âu (EU) hiện nay ? 13
  14. 2. Sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay ? 3. Từ sự liên kết khu vực của các nước Tây Âu, hãy giải thích về sự cần thiết của Việt Nam trong xu thế hội nhập ngày nay? 14
  15. V. ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA: ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI) MÔN: LỊCH SỬ 9 I. MỤC TIÊU. - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức lịch sử của Các nước Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay. Kết quả kiểm tra giúp các em tự đánh giá mình trong việc học tập thời gian qua và điều chỉnh hoạt động học tập ngày càng tốt hơn. - Thực hiện yêu cầu trong PPCT của Bộ GD & ĐT - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thật cần thiết. 1. Kiến thức: Yêu cầu học sinh: - Biết được sự phát triển kinh tế của nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai; Biết được mục đích trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh; Biết được thời gian Nhật Bản ban hành Hiến pháp mới sau chiến tranh; Biết được đến nay, Liên minh châu Âu trở thành liên minh kinh tế-chính trị lớn nhất thế giới. - Giải thích được nguyên nhân phát triển của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, - Liên hệ được sự cần thiết của việc liên kết và xu thế hội nhập của nước ta hiện nay. 2. Kĩ năng Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: trình bày, giải thích và liên hệ thực tế các vấn đề lịch sử. 3. Thái độ: HS có thái độ tự giác, trung thực, sáng tạo khi làm bài II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA. - Trắc nghiệm + Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN. 15
  16. Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Trắc nghiệm Tự luận Cộng TN TL TN TL Chủ đề - Biết được sự - Giải thích phát triển kinh được tại sao tế của nước Mĩ sau chiến sau chiến tranh tranh thế thế giới thứ hai; giới thứ hai, Nước Mĩ - Biết được Mĩ trở thành mục đích trong nước tư bản chính sách đối giàu mạnh ngoại của Mĩ nhất thế sau chiến tranh. giới. Số câu Số câu: 2 Số câu: Số câu: 1 Số câu: 3 Số điểm, Số điểm: 1 Số điểm: Số điểm:3 Số điểm: 4 Tỉ lệ % = 10% = 30% = 40% - Biết được thời - Trình bày gian Nhật Bản được nội ban hành Hiến dung cải pháp mới sau cách dân chiến tranh. chủ của Nhật Bản . Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm, Số điểm: 0,5 Số điểm:3 Số điểm:3,5 Tỉ lệ % = 5% = 30% = 35% Biết được đến - Liên hệ được sự nay, Liên minh cần thiết của việc Các nước châu Âu trở liên kết và xu thế hội Tây Âu thành liên minh nhập của nước ta kinh tê-chính trị hiện nay. lớn nhất thế 17
  17. giới. Số câu Số câu:1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm, Số điểm:0,5 Số điểm: 2 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ % = 5 % = 20% = 25% Tổng số câu Số câu: 5 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 7 Tổng số điểm Số điểm:5 Số điểm:3 Số điểm: 2 Số điểm: 10 = 50% = 30% = 20% = 100% 18
  18. IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA. A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng (Từ câu 1-> 4) Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế của Mĩ A.phát triển mạnh đứng đầu thế giới. B.phát triển mạnh đứng thứ hai thế giới. C.phát triển mạnh đứng thứ ba thế giới. D.phát triển mạnh đứng thứ tư thế giới. Câu 2: Mục đích chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ là A. hòa bình, hợp tác. B.Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. C.vừa hòa bình vừa bành trướng. D. hợp tác, đoàn kết. Câu 3. Nhật Bản ban hành Hiến pháp mới vào năm A. 1943 B. 1944 C. 1945 D. 1946 Câu 4 : Ngày nay, Liên minh châu Âu (EU) trở thành liên minh kinh tế - chính trị A. yếu ớt, rời rac B. lớn nhất thế giới C. lớn thứ hai thế giới D. lớn thứ ba thế giới B. TỰ LUẬN. (8 điểm) Câu 6. (3 điểm) Hãy nêu những nội dung cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 7. (3 điểm) Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới? Câu 8. (3 điểm) Từ nội dung “Sự liên kết khu vực” của các nước Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Hãy giải thích sự cần thiết phải hội nhập của Việt Nam trong xu thế hội nhập thế giới ngày nay? V. HƯỚNG DẪN CHẤM, ĐÁP ÁN. A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) (Mỗi câu tra lời đúng được 0,5đ) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A B D B 19
  19. B. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 6. (3,0 điểm) *. Những cải cách dân chủ của Nhật Bản - Năm 1946, ban hành hiến pháp với nhiều nội dung tiến bộ. - Cải cách ruộng đất. - Xóa bỏ chế độ quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh. - Giải giáp các lực lượng vũ trang. - Giải tán công ty độc quyền. - Ban hành quyền tự do dân chủ. Câu 7. (3,0 điểm) * Những nguyên nhân làm cho Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. + Mĩ thu được 114 tỉ USD (nhờ sản xuất và bán vũ khí trong chiến tranh). + Nước Mĩ ở xa chiến trường, không bị chiến tranh tàn phá, có điều kiện hòa bình để phát triển. + Mĩ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lao động dồi dào, có trình độ cao, + Triệt để áp dụng những thành tựu của khoa học-kĩ thuật vào sản suất, tăng năng xuất lao động, bóc lột công nhân, Câu 8: (2 điểm) * Xu hướng liên kết và hội nhập của nước ta hiện nay. (Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau) - Khẳng định được xu thế hội nhập quốc tế là xu hướng nổi bật, bao trùm thế giới hiện nay. Đây là xu thế hết sức quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược lại với thời đại và khó tránh khỏi lạc hậu. Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển nền kinh tế của mình thì đều phải hội nhập quốc tế. - Việt Nam đã tích cực tham gia hội nhập với khu vực (tham gia hiệp hội các nước Đông Nam Á tháng 7 năm 1995), và tổ chức quốc tế Liên hợp quốc (tháng 9 năm 1977), tham gia vào các tổ chức quốc tế khác như APEC, WTO, - Nhờ quá trình hội nhập nền kinh tế đất nước không ngừng phát triển, chính trị, văn hoá, xã hội được ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. - Liên hệ tình hình biển Đông đang nhận được sự ủng hộ đắc lực của các nước trên thế giới 20