Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Năm học 2022-2023

docx 7 trang Hàn Vy 03/03/2023 3340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_1.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Năm học 2022-2023

  1. BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG (2 TIẾT) Ngày soạn Ngày dạy Tiết Nội dung - Tìm hiểu một số truyền thống của quê hương. - Tìm hiểu ý nghĩa của truyền thống quê 01 hương. - BT 1/SGK + BT 1 phần hoạt động vận dụng - Giữ gìn và phát huy truyền thống của 02 quê huơng -Bt 2,3,4/SGK + BT 2 phần vận dụng I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương. - Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương. 2. Về năng lực: * Năng lực điều chỉnh hành vi (Đánh giá hành vi của bản thân và người khác) - Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. * Năng lực phát triển bản thân - Lập kế hoạch phát triển bản thân: Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương. - Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. 3. Về phẩm chất: - Phẩm chất yêu nước: Tự hào về truyền thống của quê hương - Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm giữ gìn phát huy các truyền thống của quê hương và phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK; SGV, Bài tập GDCD 7; - Tranh ảnh, bài hát, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề “Tự hào vể truyền thống quê hương”; - Máy tính, máy chiếu, bài giảng giảng powerpoit, phiếu học tập III. TIÊN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, khơi gợi suy nghĩ, hứng thú của HS vào bài học; HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. b. Tổ chức thực hiện: 1. Giao nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận nhóm cặp đôi. - Quan sát những bức ảnh trên màn hình.
  2. ? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về những bức hình đó. 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, đưa ra câu trả lời -> trao đổi nhóm cùng cặp để trả lời câu hỏi. - Giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu. 3. Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm cặp trình bày kết quả. Dự kiến sản phẩm + Bức ảnh 1: Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, Hà Nội: Tượng đài ghi dấu những chiến công, sự hy sinh của các chiến sĩ và người dân Hà Nội trong trận chiến lịch sử “60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô”. + Bức ảnh 2: Người Dao Đỏ ở Lào Cai trong trang phục truyền thống: Trang phục của người Dao Dỏ không chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng với con mắt thẩm mĩ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối, hài hòa, vui tươi, trong sáng, góp phần tô điểm thân cho bản sắc riêng vốn có của dân tộc Tây Bắc. + Bức ảnh 3: Điệu múa truyền thống của người Chăm ở Khánh Hoà: Vũ điệu Chăm có nguồn gốc từ lao động, sinh hoạt thường ngày của người dân bản địa, hoặc mô phỏng từ những động tác của các loài vật. Múa Chăm là hoạt động văn hoá tinh thần không thể thiếu trong lễ hội của người Chăm ở Khánh Hoà, vừa tạo không khí lễ hội vừa là lời ước nguyện của dân làng gửi đến trời, đất, thần linh cầu mong cuộc sống no đu, mùa màng tốt tươi + Bức ảnh 4: Bánh Khọt - món ăn truyền thống ở Nam Bộ: Bánh khọt được làm từ bột gạo, bột nghệ, bột mì, nước cốt dừa, trứng gà, đậu xanh hấp bỏ vỏ, tép bóc vỏ cắt hạt lựu hoặc băm nhuyễn, hành lá, tỏi, ớt, dầu ăn và một số gia vị khác. 4. Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả thảo luận câu hỏi -> KL -> Dẫn vào bài. Truyền thống quê hương là những giá trị văn hoá tốt đẹp của quê hương, được truyền từ đời này sang đời khác. Tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc của mình, là nền tảng để xây dựng giá trị cốt lõi và hình thành sự tự tin cho mỗi người B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Tìm hiểu một số truyền thống của quê hương a. Mục tiêu: HS hiểu được một số truyền thống của quê hương b. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập: - Gọi HS đọc thông tin 1,2 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: 1) Những thông tin trên giới thiệu truyền thống nào của tỉnh Bắc Ninh và Bến Tre? Em có suy nghĩ gì về những truyền thống đó? 2) Hãy kể tên những truyền thống ở quê hương em và chia sẻ cảm nhận của em về những truyền thống đó. 3) Truyền thống quê hương là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
  3. 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân -> trao đổi nhóm để hoàn thiện câu trả lời - Giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu. 3. Báo cáo, thảo luận - GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, trao đổi thảo luận. DỰ KIẾN SẢN PHẨM - Thông tin 1: Truyền thống của tỉnh Bắc Ninh - Thông tin 2: Truyền thống của tỉnh Bến Tre - Các truyền thống khác: Truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, truyền thống văn hoá (hát dân ca, các nhac cụ cổ truyền, lễ hội truyền thống, nghề truyền thống (nghề dệt, làm gốm, nghề làm đậu ) * Khái niệm: Truyền thống quê hương là những giá trị văn hoá, lịch sử, đạo đức, tinh thần cao quý, tốt đẹp và những giá trị vật chất, kĩ năng nghề được truyền qua nhiều thế hệ sinh sống ở một địa phương, vùng đất. 4. Kết luận, nhận định: GV tổng hợp các ý kiến trên bảng (giấy khổ lớn), nhận xét kết quả thảo luận của hs, động viên đánh giá khách lệ các học sinh có câu trả lười phù hợp -GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề. GV chuyển ý: Mỗi địa phương, mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam đều có những truyền thống tốt đẹp. Chúng ta cần phải biết tự hào về những truyền thống tốt đẹp đó bởi những truyền thống ấy đều mang lại những giá trị ý nghĩa lớn lao Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của truyền thống quê hương a.Mục tiêu: - HS nêu được ý nghĩa của truyền thống quê hương b. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập: -Làm BT1/sgk: ? Em tán thánh hay không tán thành với những quan điểm dưới đây? Vì sao? Đồng Không Ý kiến Giải thích tình đồng tình Tự hào về truyên thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình. Nghề thủ công truyền thông không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại. Truyện dân gian và những làn điệu
  4. dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hoá quê hương. ? Việc tìm hiểu các giá trị truyền thống của quê hương có ý nghĩa như thế nào? (Thảo luận chung) 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân để hoàn thiện câu trả lời - GV: Quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn khi cần . 3. Báo cáo, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả của nhóm - Hs: Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu cần) \ Dự kiến sản phẩm: Không Đồng Ý kiến (đồng Giải thích tình tình Tự hào vê truyền thống Quê hương là nguồn gốc, là cội quê hương cũng chính nguồn của ông bà, tổ tiên và ông là tự hào về nguồn gốc, bà, tổ tiên chính là những người X dòng họ, tổ tiên của góp phần xây dựng và tạo ra các mình. giá trị tốt đẹp của quê hương, đất nước Nghề thủ công truyền Nghề thủ công truyền thống là thống không còn là những nghề do cha ông tạo ra, góp niềm tự hào của quê phần quan trọng trong sự phát X hương vì không phù triển kinh tế xã hộị. Nó cũng góp hợp với cuộc sống hiện phần làm phong phú hơn cho đại. truyền thống của dân tộc. Truyện dân gian và Nó chính là những giá trị tinh thần những làn điệu dân ca và là nét đẹp truyền thống văn hoá địa phương là một X của địa phương. phần của truyền thống văn hoá quê hương. - Truyền thống quê hương có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tư tưởng đức tính, lối sống tốt đẹp của mỗi cá nhân. - Tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc của mình, là nền tảng để xây dựng giá trị cốt lõi và hình thành sự tự tin của mỗi người. 4. Kết luận, nhận định: -GV: Đánh giá, nhận xét quá trình học tập của học sinh, nhắc nhở học sinh ôn lại bài và làm bài tập sau: ? Em hãy tìm hiểu về một truyền thống của quê hương, sau đó viết bài giới thiệu về truyền thống đó cho mọi người cùng biết. (hđ cá nhân, tiết sau trình bày)
  5. Tiết 2 HĐ khởi động: GV gọi hs lên trình bày bài tập ở tiết học trước đã giao nhiệm vụ về nhà=> GV nhận xét, dẫn vào tiết học mới. Hoạt động 3: Giữ gìn và phát huy truyền thống của quê huơng a. Mục tiêu: HS biết giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp. b. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập: - Gọi 1 - 2 HS đọc thông tin các trường hợp SGK. - Yêu cầu HS trao đổi nhóm cặp để trả lời các câu hỏi: ? Nêu những việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương của các bạn Thanh, Hòa, Bình. ? Em đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương? 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân -> trao đổi cặp nhóm để hoàn thiện câu trả lời vào giấy khổ lớn. - Giáo viên: Quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn khi cần. 3. Báo cáo, thảo luận - GV gọi đại diện nhóm cặp trình bày kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, trao đổi thảo luận. Dự kiến sản phẩm +) Trường hợp 1: Thanh đã cùng nhóm bạn trong lớp sưu tầm và chia sẻ những hình ảnh, câu chuyện lịch sử chống giặc ngoại xâm của người dân Thủ đô +) Trường hợp 2: Hoà đã tham gia câu lạc bộ may, thêu trang phục truyền thống và mong muốn được mặc bộ trang phục truyền thống dân tộc trong lễ tốt nghiệp THCS. +) Trường hợp 3: Bình đã cùng các anh chị nhắc nhở du khách không vứt rác bừa bãi, hạn chế việc thắp hương và báo với các chú công an khi thấy hiện tượng tiêu cực. *Những việc cần làm để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương. - Tìm hiểu và tự hào về truyền thống quê hương mình qua việc hỏi han, trò chuyện với ông bà, bố mẹ, các nghệ nhân, người làm nghề truyền thống, các cựu chiến binh ở địa phương, - Có những việc làm phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương, như: Tham gia và hỗ trợ hoạt động tổ chưc các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương mình; hính trọng và biết ơn những người có công với quê hương; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa - Phê phán, ngăn chặn những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đep của quê hương 4. Kết luận, nhận định: GV tổng hợp các ý kiến, chốt kiến thức C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  6. a. Mục tiêu - HS củng cố kiến thức đã học: HS phân biệt được những việc nên là và không nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương; thực hành xử lí tình huống cụ thể về chủ đề truyền thống quê hương. b. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: Bài 2: - Hoạt động nhóm GV chia lớp thành các nhóm để thảo luận. ? Em hãy liệt kê những việc nên làm, những việc không nên làm đế giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp cùa quê hương theo gợi ý dưới đây: Truyền thống Việc nên làm Việc không nên làm Dự kiến sản phẩm: Truyền thống Việc nên làm Việc không nên làm tham gia lao động, dọn dẹp Thiếu trách nhiệm, không nghĩa trang liệt sĩ; thăm đóng góp công sức, Yêu nước hỏi gia đình có công với Cách mạng Học tập chăm chỉ, tích Bỏ giờ, bỏ tiết; không làm Hiếu học cực, tự giác bài tập + Bài 3: - Hoạt động cá nhân ? Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi của các bạn dưới đây? a. K cùng các bạn trong lớp lập nhóm tìm hiểu về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm cùa thành phố nơi mình sinh sống. b. Trong lễ hội đầu xuân, M theo một số anh chị đi chèo kéo khách đổi tiền lẻ. c. A vận động các bạn trong lớp tham gia hội thi “Tự hào truyền thống quê hương” do trường tổ chức. Dự kiến sản phẩm a. Đồng tình với hành vi này vì: Thành phố nơi mình sinh sống cỏ thể là quê hương nơi mình sinh ra, cũng có thể là quê hương thứ hai, nơi mình lớn lên, học tập và sinh sống. Từ việc tìm hiểu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm sẽ giúp HS hiểu biết hơn về lịch sử, thêm yêu quý, lư hào về nơi mình sinh sống. b. Không đồng tình với hành vi này vì lễ hội đầu xuân là một nét đẹp văn hoá của địa phương. Đó là hành vi thiếu văn hoá, không nên làm vì ảnh hưởng đến không gian lễ hội, vi phạm quy định của địa phương. c. Đồng tình với hành vi này vì thông qua việc tham gia hội thi, HS sẽ hiểu hơn về
  7. truyền thống quê hương, thêm yêu, thêm tự hào về quê hương mình. Mặt khác, việc tham gia hội thi cũng giúp các bạn HS giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tăng thêm hiểu biết và các kỹ năng xã hội. Bài 4. - GV giao cho mỗi nhóm nghiên cứu một tình huống, phân chia nhân vật để sắm vai, xử lí tình huống. +Nhóm 1,2: TH 1 +Nhóm 3,4: TH 2 - HS: làm việc cá nhân -> trao đổi nhóm để hoàn thiện câu trả lời vào phiếu học tập. - Giáo viên: quan sát, hỗ trợ khi cần. DỰ KIẾN SẢN PHẨM + Tình huống 1: Em không đồng ý với hành động của H. Em nên nói với H rằng HS cần nghe để biết và hiểu ông cha ngày xưa đã chiến đấu, hi sinh đề bảo vệ Tổ quốc như thế nào. Từ đó, trân trọng những thành quả chiến đấu của ông cha, quý trọng hoà bình và độc lập đất nước có được ngày hôm nay. Hơn nữa, HS cần nghe và hiểu lịch sử để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, phấn đấu học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới. + Tình huống 2: Nếu là T, em nên thuyết phục các bạn rằng các món ăn nước ngoài cũng rất thú vị nhưng những món ăn truyền thống quê hương đã tồn tại và phát triển từ lâu đời, có các giá trị đặc biệt. Trong dịp chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ, chúng ta nên chọn những món ăn quen thuộc hằng ngàv mà các bà, các mẹ vẫn nấu cho chúng ta. Những món ăn quê hương ấy chứa cả tình thương gia đình và tâm hồn quê hương sẽ có nhiều ý nghĩa hơn. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng những điều đã học về truyền thống quê hương để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống. b. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: ? Em hãy tìm hiểu về một truyền thống của quê hương, sau đó viết bài giới thiệu về truyền thống đó cho mọi người cùng biết. (Giao nhiệm vụ sau tiết 1) ? Cùng các bạn trong nhóm tập một làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống hay một bài hát ca ngọi truyền thống quê hương sau đó biểu diễn trước lớp. (Giao nhiệm vụ ở sau tiết 2) 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, nhóm - Giáo viên dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu. 3. Báo cáo, thảo luận - GV giao yêu cầu về nhà, buổi sau trình bày kết quả. 4. Kết luận, nhận định: