Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 18: Kiểm tra học kỳ I

doc 21 trang thaodu 4540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 18: Kiểm tra học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_18_kiem_tra_hoc_ky_i.doc

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 18: Kiểm tra học kỳ I

  1. Ngày soạn: / 12 / Ngày dạy: / 12 / Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I. I. Mục tiêu kiểm tra: 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm, ý nghĩa, biểu hiện của: khoan dung, tự tin, tôn sư trọng đạo . - Biết vận dụng những kiến thức đã học vào bài làm. 2. Kĩ năng: Có kĩ năng tổng hợp kiến thức : - Nhận ra được biểu hiện của tự trọng, yêu thương con người . - Phân tích được tình huống, liên hệ bản thân 3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực, tự giác làm bài kiểm tra. 4. Năng lực – phẩm chất: - Năng lực: tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự lập. - Phẩm chất: tự chủ, chí công vô tư, yêu nước, nhân ái, đoàn kết, yêu bạn bè. II. Chuẩn bị: 1. Thầy: Đề kiểm tra. 2. Trò: Học bài cũ, chuẩn bị giấy, bút kiểm tra. III. Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm kết hợp tự luận IV. Ma trận đề Mức Nhân biết Thông hiểu Vận dụng Tổng độ/chủ đề TN TL TN TL CĐT CĐC Trung Câu 1. Câu 11 thực SC: SC: 1 SC: 1 SC: 2 SĐ: SĐ: 0,5 SĐ: 0,25 SĐ: 0.75 TL: TL: 5% TL:2,5% TL:7,5% Tự trọng Câu 2,3 Câu 12,13 Câu 20 SC: SC: 2 SC: 2 SC: 1 SC: 5 SĐ: SĐ: 0,5 SĐ: 0,5 SĐ: 1 SĐ: 2 TL: TL: 5% TL: 5% TL: 10% TL: 20% Yêu Câu 4,5 Câu 15 thương SC: SC: 2 SC: 1 SC: 3 SĐ: SĐ: 0,5 SĐ: 0,25 SĐ: 0,75 TL: TL: 5% TL: 2,5% TL: 7,5% TSTĐ Câu 7 SC: SC: 1 SC: 1 SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 0,25 TL: TL: 2,5% TL: 2,5% ĐKTT Câu 8 Câu 13 Câu 19 SC: SC: 1 SC: 1 SC: 1 SC: 3 SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 0,25 SĐ: 1 SĐ: 2
  2. TL: TL: 2,5% TL:2,5% TL: 10% TL: 20% Khoan Câu 9 Câu 10,11 dung SC: 1 SC: 2 SC: 3 SĐ: 0,25 SĐ: 0,5 SĐ: 0,75 TL: 2,5% TL: 5% TL: 7,5% XD GĐ Câu 12 VH SC: 1 SC: 1 SĐ: 0,25 SĐ: 0,25 TL: 2,5% TL: 2,5% Tự tin Câu 17 Câu 15 SC: 1 SC: 1 SC: 5 SĐ: 1,5 SĐ: 0,25 SĐ: 0,75 TL: 15% TL: 2,5% TL: 7,5% TT gđ Câu 16 Câu 18 dòng họ SC: 1 SC: 1 SĐ: 1 SĐ: 1,5 TL: 10% TL: 15% Tổng SC: 10 SC: 8 SC: 2 SC: 20 SĐ: 4 SĐ: 4 SĐ: 2 SĐ: 10 TL: 40% TL: 40% TL: 20% TL: 100% V. Biên soạn đề kiểm tra ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. Môn GDCD 7 I. Trắc nghiệm (5 đ): - Câu 1 : Điền từ còn thiếu vào chỗ trống. Trung thực là luôn tôn trọng . (1), tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm .(2) khi mình mắc khuyết điểm. * Khoanh tròn vào các đáp án em cho là đúng. Câu 2: Tự trọng là gì? A . Tự trọng là giấu những điều mà mình yếu. B . Tự trọng là coi trong danh dự của mình C . Tự trọng là luôn đề cao cá nhân mình trước mọi người D . Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình Câu 3 : Tự trọng có ý nghĩa gì? A. Giúp ta nâng cao phẩm giá. B. Giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. C. Giúp cho ta có nhiều bạn bè. D. Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người.
  3. Câu 4: « Quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn » là phẩm chất đạo đức gì của con người? A. Tự trọng. C. Tôn sư trọng đạo. B. Trung thực. D. Yêu thương con người. Câu 5: Người biết yêu thương con người sẽ bị người khác lợi dụng. Đúng hay sai? A : Đúng B : Sai Câu 6: Ý kiến nào không nói về tôn sư trọng đạo ? A. Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy cô giáo. B. Coi trọng những điều thầy đã dạy. C. Nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh. D. Làm theo đạo lí mà thầy dạy. Câu 7: Tôn sư trọng đạo là: A. Một tập tục lạc hậu. B. Là truyền thống úy báu của dân tộc. C. Là quy định tự con người đặt ra. D. Cả ba đáp án trên. Câu 8: Thế nào là đoàn kết, tương trợ? A. Biết đùm bọc nhau. B. Thông cảm, chia sẻ, có việc làm giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. C. Là tôn trọng, yêu quý mọi người. D. Là đoàn kết, hợp tác với mọi người. Câu 9: Khoan dung là gì ? A. Là hiểu biết. B. Là tự làm mọi việc. C. Là đức tính quý báu của con người. D. Là rộng lòng tha thứ. - Câu 10: Em tán thành với quan niệm nào sau đây ? A. Chỉ những người có trình độ học vấn mới có lòng khoan dung. B. Người sống khoan dung chỉ thiệt cho mình. C. Học sinh còn nhỏ tuổi không cần khoan dung. D. Khoan dung cần cho tất cả mọi người. - Câu 11: Biểu hiện nào không phải là khoan dung? A. Tha lỗi cho người khác. B. Nhường nhịn em nhỏ. C. Nói nặng lời với người khác. D. Nhường chỗ cho cụ già. Câu 12 : Hành vi nào góp phần xây dựng gia đình văn hóa? A. Con vâng lời ông bà, cha mẹ. B. Vợ chồng hòa thuận, yêu thương nhau. C. Bố đánh đập con tàn nhẫn. D. Con cái đi chơi không hỏi ý kiến cha mẹ. Câu 13: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? A . Giảng bài cho bạn khi bạn bị ốm B . Làm bài tập hộ bạn C . Bênh vực bạn thân khi bạn có khuyết điểm
  4. D . Cho bạn chép bài để bạn cùng được điểm cao như mình Câu 14: Hành vi nào thể hiện người tự tin? A. Không cần nghe ý kiến của người khác. C. Sợ khi đứng trước việc làm khó. B. Tự mình chủ động trong mọi việc. D. Dám nghĩ, dám làm. Câu 15: Câu thành ngữ nào nói về sự tự tin? A. Có cứng mới đứng đầu gió B. Áo gấm đi đêm C. Chuột chạy cùng sào D. Ngưạ quen đường cũ. Câu 16: (1 điểm). Em tán thành hoặc không tán thành ý kiến nào sau đây? (Đánh dấu X vào ô tương ứng) Ý kiến Đồng ý Ko đồng ý 1- Dân tộc ta không có truyền thống nào đáng tự hào. 2- Mỗi gia đình dòng họ đều có truyền thống đáng tự hào. 3- Lan thấy xấu hổ vì gia đình mình nghèo. 4- Hà luôn vâng lời bố mẹ và giúp đỡ công việc gia đình. PHẦN II – TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 17 (1,5 điểm): Thế nào là tự tin? Câu 18 (1,5 điểm): Tình huống: Bố mẹ Minh đều học hành cao, bố là tiến sĩ, mẹ là thạc sĩ, đều giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước. Điều kiện kinh tế gia đình Minh rất khá giả. Minh rất hãnh diện với các bạn và cho rằng mình chẳng cần học hành nhiều cho vất vả mà vẫn có cuộc sống đàng hoàng vì đã có bố mẹ lo cho mình. Suy nghĩ của Minh có thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ hay không? Vì sao? Câu 19 ( 1 điểm): Là học sinh, em cần thể hiện tôn sư trọng đạo như thế nào cho đúng? Câu 20 (1 điểm): Hãy cho biết, bản thân em đã có ý thức và biểu hiện như thế nào để xây dựng gia đình văn hóa? ĐÁP ÁN Đề 2. * Trắc nghiệm: Đảo vị trí các câu hỏi. * Tự luận: Như đề 1. VI. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM * Trắc nghiệm (5 đ): Câu 1: sự thật (1), nhận lỗi (2) (0,5đ ) Câu 2: D( 0,25đ ) Câu 3: B,D (0,25đ ); Câu 4: D ( 0,25đ ) ; Câu 5 : B (0,25đ) ; Câu 6: A,D (0,25đ) ; Câu 7: B ( 0,25đ) Câu 8: B ( 0,25đ ) Câu 9: D (0,25đ ); Câu 10: D ( 0,25đ ) ; Câu 11 : C (0,25đ) ; Câu 12: A,B (0,25đ); Câu 13: A ( 0,25đ ) ; Câu 14 : B,D(0,25đ) ; Câu 15: A (0,25đ) ; Câu 16: Đồng ý 2,4, không đồng ý 1,3 (1đ)
  5. PHẦN II- TỰ LUẬN ( 5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm). - Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân dám làm. Câu 2 (1.5 điểm) Suy nghĩ của Minhlà không thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, vì: - Gia đình Minh có truyền thống của một gia đình hiếu học và thành đạt trong cuộc sống do bố mẹ Minh đều là những người có ý chí vươn lên. Đây là truyền thống quý báo của gia đìình. - Minh tự hào về gia đình mình thì cũng cần biết giữ gìn truyền thống của gia đình, trướt hết là học hành chăm chỉ để trở thành học sinh giỏi. Dù bố mẹ giàu có đến mấy thì mỗi học sinh phải biết sống tự lập, có ý chí, không nên ỷ lại vào bố mẹ. Có như vậy thì truyền thống gia đình sẽ ngày càng thêm rạng rỡ, tốt đẹp. Câu 3 (1 điểm) Học sinh cần thể hiện tôn sư trọng đạo như: - Làm tròn bổn phận của người HS: chăm học, chăm làm, lễ độ, vâng lời thầy cô giáo, thực hiện đúng những lời dạy của thầy cô giáo, làm vui lòng thầy cô. (1 điểm) - Thể hiện lòng biết ơn với thầy cô: thường xuyên quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết. Câu 4 (1 điểm) Học sinh nói lên suy nghĩ và biểu hiện của mìnhthể hiện ý thức xây dựng gia đình văn hoá: - Thể hiện tốt bổn phận, tách nhiệm đối với gia đình: tích cực trong học tập, sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, tích cực rèn luyện theo các tiêu chuẩn của thành viên trong gia đình văn hóa. - Tuyên truyền, vận động các thành viên trong gia đình thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước ( về bảo vệ môi trường, về nghĩa vụ đóng thuế, về giữ gìn trật tự an ninh ) ; tuyên truyền nếp sống văn hóa, kế hoạch hóa gia đình. VII. NHẬN XÉT: - Dưới TB: - Trên TB: VIII. Hướng dẫn về nhà. - Tìm ca dao, tục ngữ liên quan đến các bài đã học. - Xem và làm lại đề kiểm tra trên. - Ôn tập và nắm chắc các kiến thức trong bài kiểm tra. - Chuẩn bị bài: " Sống và làm việc có kế hocạch"( Đọc và tìm hiểu nội dung bài học, trả lời các câu hỏi trong sgk)
  6. Ngày soạn:12 / 12/ . Ngày day: 20/12/ Tuần 18. Tiết 18 : KIỂM TRA HỌC KÌ I. Môc tiªu ®Ò kiÓm tra: - Qua bài kiểm tra, HS cần: 1. Kiến thức: - Nắm ®­îc kh¸i niÖm, ý nghĩa, rèn luyện: lễ độ, tôn trọng kỉ luật, thiên nhiên - Hiểu được các hành vi thể hiện các chuẩn mực đạo đức đã học 2. Kĩ năng: - Nhận diện được vấn đề, trình bày được vấn đề và vận dụng vào từng tình huống cụ thể trong đời sống để giải quyết một vấn đề lí thuyết của bộ môn công dân 6 thông qua các bài học siêng năng, tôn trọng kỉ luật, yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên 3. Thái độ: Tự giác, tích cực, nghiêm túc trong làm bài kiểm tra. 4. Năng lực – phẩm chất: - Năng lực: tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự lập. - Phẩm chất: yêu thiên nhiên, nhân ái, II. Chuẩn bị: 1. Thầy: Đề kiểm tra. 2. Trò: Học bài cũ, chuẩn bị giấy, bút kiểm tra. III. H×nh thøc: - H×nh thøc ®Ò kiÓm tra: trắc nghiệm kết hợp tù luËn IV. Ma trận đề Mức Nhân biết Thông hiểu Vận dụng Tổng độ/chủ đề TN TL TN TL CĐT CĐC Tích cực, Câu 1 Câu 16 Câu 18 tự giác SC: SC: 1 SC: 1 SC: 1 SC: 3
  7. SĐ: SĐ: 0,5 SĐ: 1 SĐ: 1,5 SĐ: 3 TL%: TL: 5 TL: 10 TL: 15 TL: 30 Tiết kiệm Câu 5,6 Câu 11,12 SC: SC: 2 SC: 2 SC: 4 SĐ: SĐ: 0,5 SĐ: 0,5 SĐ: 1 TL%: TL: 5 TL: 5 TL: 10 Lễ độ Câu 7 Câu 13 SC: SC: 1 SC: 1 SC: 2 SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 0,25 SĐ: 0,5 TL%: TL: 2,5 TL:2,5 TL: 5 Tôn trọng Câu 8 Câu 17 Câu 10,15 Câu 19 KL SC: SC: 1 SC: 1 SC: 2 SC: 1 SC: 5 SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 1,5 SĐ: 0,5 SĐ: 1 SĐ: 3,25 TL%: TL: 2,5 TL: 15 TL: 5 TL: 10 TL: 32,5 Yên tn Câu 9 Câu 15 Câu 20 SC: SC: 1 SC: 1 SC: 1 SC: 3 SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 0,25 SĐ: 1 SĐ: 1,5 TL%: TL: 2,5 TL:2,5 TL: 10 TL: 15 Lịch sự, tế Câu 2,3 nhị SC: SC: 2 SC: 2 SĐ: SĐ: 0,5 SĐ: 0,5 TL%: TL: 5 TL: 5 Sống chan Câu 4 hòa SC: SC: 1 SC: 1 SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 0,25 TL%: TL: 2,5 TL: 2,5 Mục đích Câu 14 ht SC: SC: 1 SC: 1 SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 0,25 TL%: TL: 2,5 TL: 2,5 Tổng SC: SC: 10 SC: 8 SC: 2 SC: 20 SĐ: SĐ: 4 SĐ: 4 SĐ: 2 SĐ: 10 TL%: TL%: 40 TL%: 40 TL%: 20 TL%: 100 V. §Ò kiÓm tra: ĐỀ 1 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I. Môn: GDCD 6 I. Trắc nghiệm. Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống. Tích cực là luôn cố gắng (1) vượt khó, kiên trì học tập (2) và rèn luyện. Chọn đáp án trả lời đúng vào bài làm.
  8. - Câu 2: Lịch sự là: A. Những hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội. B. Thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. C. Là sự khéo léo, tế nhị. D. Cả ba đáp án trên. - Câu 3: Tế nhị là gì? A. Là những quy định chung của xã hội. B. Là tự biết điều chỉnh hành vi của mình. C. Là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử. D. Thể hiện con người có hiểu biết, có văn hóa. - Câu 4 : Sống chan hòa với mọi người có ý nghĩa gì ? A. Phát triển về mọi mặt. B. Được mọi người quý mến và giúp đỡ. C. Thành công trong cuộc sống. D. Đạt kết quả học tập cao. - Câu 5 : Tiết kiệm là : A. Hà tiện, không dám chi tiêu. B. Tích lũy để ngày càng giàu có. C. Biết quý trọng mọi cái vốn có. D. Biết sử dụng hợp lí, đúng mức của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. - Câu 6 : Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai. - Câu 7 : Gặp người cao tuổi, Lan chào hỏi lễ phép. Điều đó thể hiện chuẩn mực đạo đức nào ? A. Tiết kiệm B. Lễ độ C. Siêng năng D. Kiên trì. - Câu 8 : Trong lớp Nam luôn trật tự, lắng nghe cô giáo giảng bài. Thể hiện, Nam là người : A. Tôn trọng kỉ luật. C. Sống chan hòa với mọi người. B. Biết ơn D. Lễ độ. - Câu 9 : Thiên nhiên gồm có : A. Rừng cây, sông hồ, bầu trời, không khí. B. Nhà cửa, sông suối, con người. C. Động vật, nhà máy xí nghiệp. D. Con người, nhà máy xí nghiệp. - Câu 10: Việc làm nào dưới đây là tôn trọng kỉ luật? A. Hương thường xuyên đi học đúng giờ. B. Hiền làm bài tập Toán trong giờ lịch sử C. Thanh quét dọn lớp xong không đổ rác vào đúng nơi qui định. D. Minh không cho bạn Phương chép bài trong giờ kiểm tra,
  9. - Câu 11. Hành vi nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm? A. Mỗi học kì Lan đều thay 3 bộ sách giáo khoa cho mới. B. Trước khi ra khỏi nhà bao giờ Huấn cũng tắt điện C. Cầu thang nhà không tối nhưng Hoàng cứ để điện cho sáng. D. Mỗi học kì Hòa đều đòi mẹ mua cho cặp mới. - Câu 12: Em tán thành ý kiến nào sau đây? A. Khi đã giàu có con người không cần phải sống tiết kiệm. B. Con người bao giờ cũng phải biết sống tiết kiệm. C. Học sinh phổ thông chưa cần phải biết tiết kiệm D. Người tiết kiệm là người không làm được việc lớn. - Câu 13: Hành vi nào thể hiện người có lễ độ: A. Nói trống không với mọi người. B. Cắt ngang câu chuyện mọi người đang nói. C. Chào hỏi người lớn lễ phép. D. Cả ba đáp án trên. - Câu 14: Em làm gì để đạt được mục đích học tập: A. Xây dựng kế hoạch hợp lí. C. Chép bài của bạn B. Học tập chăm chỉ D. Quyết tâm vượt khó học tập. - Câu 15: Hành vi nào thể hiện tôn trọng kỉ luật? A. Đi xe vượt đèn đỏ. C. Đọc truyện trong giờ. B. Đi học đúng giờ. D. Đi xe lai ba - Câu 16: Đánh dấu (X) vào ô trống tương ứng với hành vi tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội và không tích cực tham gia HĐ chính trị-XH: A. Tích cực tham gia dọn vệ sinh công cộng. B. Không tham gia phong trào của Đoàn, Đội tổ chức. C. Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào lũ lụt. D. Học tập chăm chỉ. II. Tự luận. - Câu 17: Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Cho ví dụ? - Câu 18: Vì sao cần phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội? - Câu 19: Em sẽ làm gì nếu thấy bạn chép bài của bạn? - Câu 20: Để cảnh quan nhà trường xanh – sạch- đẹp, em cần làm gì? ĐỀ 2. I. Trắc nghiệm. - Đảo vị trí các câu trong đề 1. II. Tự luận: Như đề 1. VI- §¸p ¸n và biểu điểm. PhÇn 1: Trắc nghiệm (5đ). Mỗi đáp án đúng được 0,25 đ C©u 1. cố gắng, làm việc (0,5đ). C©u 2. A,B; C©u 3: C
  10. Câu 4: B. C©u 5. D ; C©u 6. A; C©u 7: B Câu 8: A. Câu 9: A. Câu 10: A,B,D. Câu 11: B Câu 12: B Câu 13: C Câu 14: A,B, D Câu 15: B Câu 16: Tán thành A,C. Không tán thành: B,D PhÇn 2: Tù luËn( 5 ®iÓm) Câu 17 ( 1,5 điểm) : - Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc, chấp hành sự phân công củ tập thể - VD: Làm bài tập đầy đủ khi đến lớp Câu 18 ( 1,5 điểm): - Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt. - Rèn luyện kĩ năng cần thiết của bản thân. - Xây dựng tập thể thân ái, đoàn kết. Câu 19 (1 đ): - Nhắc nhở bạn không được chép bài. - Khuyên nhủ để bạn hiểu. - Giảng bài giúp bạn Câu 20 (1đ): Quét dọn sân trường, lớp học, nhặt rác, trồng hoa, cây cảnh, tưới hoa VII- NhËn xÐt: - Trên TB: - Dưới TB VIII. Dặn dò - Sưu tầm ca dao, tục ngữ về các nội dung đã học * Học bài: - TiÕp tôc «n l¹i nội dung các bài học trước - Xem lại kiến thức của bài kiÓm tra * Chuẩn bị bài : Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em ( + §äc kÜ bµi häc, tr¶ lêi c©u hái gîi ý cuèi truyÖn ®äc, liªn hÖ b¶n th©n em)
  11. Ngày soạn: 13/12/ Ngày dạy: 21/12/ Tuần 18. Tiết 18 : KIỂM TRA HỌC KÌ I. I. Mục tiêu đề kiểm tra: - Qua bài kiểm tra, HS cần: 1. Kiến thức: - HS hiểu được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của: tự lập, XD nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, pháp luật - kỷ luật, Lao động tự giác, sáng tạo, quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, giữ chữ tín, xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư - Hiểu được các hành vi thể hiện sự tự lập, kỉ luật và pháp luật 2. Kĩ năng: - HS xác định được những việc làm sống tự lập, nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, lao động tự giác, sáng tạo, quyền và nghĩa vụ của CD trong gia đình - Có kĩ năng trình bày, làm bài. 3. Thái độ : - Tự giác, nghiêm túc làm bài. 4. Năng lực - phẩm chất: - Năng lực: tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề. - Phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ. II. Chuẩn bị: 1. Thầy: Đề kiểm tra. 2. Trò: Học bài cũ, chuẩn bị giấy, bút kiểm tra. III. Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm kết hợp tự luận IV. Ma trận đề Mức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng độ/chủ đề TN TL TN TL CĐT CĐC Tự lập Câu 1,4 Câu 14 SC: SC: 2 SC: 1 SC: 3 SĐ: SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 1 TL%: 0,75 TL: 2,5 TL: 10
  12. TL: 7,5 Tích cực Câu 2. Câu 11 TG XH SC: SC: 1 SC: 1 SC: 2 SĐ: SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 0,5 TL%: 0,25 TL: 2,5 TL: 5 TL: 2,5 LĐ tự Câu 5,6 Câu 17 Câu 16 giác, s/t SC: SC: 2 SC: 1 SC: 1 SC: 4 SĐ: SĐ: 0,5 SĐ: 1,5 SĐ: 1 SĐ: 3 TL%: TL: 5 TL: 15 TL: 10 TL: 30 Giữ chữ Câu 12 tín SC: SC: 1 SC: 1 SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 0,25 TL%: TL:2,5 TL: 2,5% PL vàKL Câu Câu 19 10,15 SC: SC: 2 SC: 1 SC: 3 SĐ: SĐ: 0,5 SĐ: 1 SĐ: 1,5 TL%: TL: 5 TL: TL: 15 10% Quyền và Câu 7, Câu 20 nghĩa gđ 8, 9 SC: SC: 3 SC: 1 SC: 4 SĐ: SĐ: SĐ: 1 SĐ: 1,75 TL: 0,75 TL: TL: 17,5 TL: 7,5 10% XD nếp Câu 3 Câu 13 Câu 18 sống d/c, tôn trọng và học SC: SC: 1 SC: 1 SC: 1 SC: 3 SĐ: SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 1,5 SĐ: 2 TL%: 0,25 TL: 2,5 TL: 15 TL: 20 TL: 2,5 Tổng SC: 9 SC: 7 SC: 2 SC: 20 SC: SĐ: 4 SĐ: 4 SĐ: 2 SĐ: 10
  13. SĐ: TL: 40% TL: 40% TL: 20% TL: TL%: 100% V. Đề kiểm tra: ĐỀ 1. I. Trắc nghiệm (5 điểm): Câu 1: (0,5 điểm). Điền những từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ trống: Tự lập là tự (1) tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, .(2) , phụ thuộc vào người khác. * Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu em cho là đúng: Câu 2: Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa gì: A. Bộc lộ kĩ năng sống. C. Chứng tỏ bản lĩnh cá nhân. B. Cá nhân bộc lộ, rèn luyện khả năng của mình. D. Xây dựng tình đoàn kết. Câu 3: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa: A. Mang lại kết quả học tập cao. C. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. B. Làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc. D. Tạo công việc ổn định. Câu 4: Tự lập mang lại lợi ích: A. Tâm hồn thanh thản. C. Giúp ta thành công trong cuộc sống. B. Xã hội bình yên. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 5: Lao động tự giác là: A. Là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở. B. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình sao cho đúng đắn. C. Tôn trọng những việc làm tốt đẹp. D. Tạo ra cái mới. Câu 6 : Lao động sáng tạo là : A. Giúp ta làm việc đạt hiệu quả. C. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người. B. Làm việc không do áp lực từ bên ngoài. D. Luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới. Câu 7: Ý kiến ” Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ”. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 8: Cha mẹ có quyền: A. Nuôi dạy con thành những người công dân tốt. C. Ngược đãi con cái. B. Coi trọng danh dự, phẩm giá của con cái. D. Sống cho riêng mình. Câu 9: Anh chị em trong gia đình có bổn phận gì:
  14. A. Yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau. C. Nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ. B. Đoàn kết với bạn bè. D. Đáp án A và B. Câu 10. Hành vi nào thể hiện tôn trọng pháp luật? A. Đi xe vượt đèn đỏ. C. Đi xe máy đội mũ bảo hiểm. B. Cướp tài sản. D. Đánh đập con. Câu 11: Hành vi nào thể hiện tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội? A. Ủng hộ đồng bào lũ lụt. C. Không tham gia sinh hoạt hè B. Tự giác học tập D. Cả 3 đáp án trên Câu 12: Hành vi nào không giữ chữ tín? A. Giữ đúng lời hứa với bạn. C. Hứa cho bạn mượn sách và đã cho mượn. B. Giữ đúng lời hứa với ông bà. D. Hứa giảng bài cho bạn nhưng không đến. Câu 13: Hành vi nào góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A. Xả rác ra đường, ao hồ. C. Tổ chức đám cưới linh đình B. Vệ sinh đường làng, ngõ xóm. D. Phòng chống tệ nạ xã hội. Câu 14: Hành vi nào thể hiện tính tự lập? A. Chép bài của bạn C. Dựa dẫm vào bố mẹ. B. Tự học bài, làm bài D. Tự giặt quần áo. Câu 15: Hành vi nào vi phạm kỉ luật ? A. Đi học đúng giờ C. Đánh bạn trong lớp B. Nghỉ học không xin phép D. Mặc đồng phục đúng quy định Câu 16: (1 điểm). Em tán thành hoặc không tán thành ý kiến nào sau đây? (Đánh dấu X vào ô tương ứng) Ý kiến Đồng ý Ko đồng ý 1- Tự học mà không phụ thuộc vào các bạn 2- Tự học để tìm ra những cách giải toán hay 3- Nam thường xuyên không làm bài tập 4- Tích cực trồng hoa, cây cảnh ở trường II. Tự luận ( 5 điểm ) - Câu 17 (1,5 đ): Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo? - Câu 18 (1,5 đ): Vì sao phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? - Câu 19 (1 đ): Cho tình huống sau: Tuấn ngồi nói chuyện riêng trong giờ học, lớp trưởng nhắc nhở, Tuấn cãi lớp trưởng và nói chuyện tiếp. ? Em có nhận xét gì về Tuấn ? Em sẽ xử sự với Tuấn như thế nào ? Câu 20 (1đ): Em cần làm gì để góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc? ĐỀ 2. I. Trắc nghiệm. - Đảo vị trí các câu trong đề 1.
  15. II. Tự luận: Như đề 1. VI. Đáp án và biểu điểm. Phần 1: Trắc nghiệm (5đ). Mỗi đáp án đúng được 0,25 đ Câu 1. làm lấy , dựa dẫm (0,5đ). Câu 2. B; Câu 3: B. Câu 4: C. Câu 5. A ; Câu 6. D; Câu 7: A Câu 8: A. Câu 9: A, C. Câu 10: C Câu 11: A Câu 12: B Câu 13: C Câu 14: D Câu 15: A Câu 16: Tán thành 1,2,4 (0,75 đ) ; không tán thành: 3 (0,25 đ) Phần 2: Tự luận( 5 điểm) Câu 17 ( 1,5 điểm) : - Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài. - Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. Câu 18 ( 1,5 điểm): - Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, kkhoa học kĩ thuật đó là vốn quý của loài người cần tôn trọng, tiếp thu và phát triển. - Tôn trọng và học hỏi dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc. Câu 19 (1 đ): - Tuấn không tôn trọng kỉ luật của lớp. - Khuyên Tuấn cần nghiêm túc, trong giờ cần lắng nghe cô giáo giảng bài. - Tôn trọng ý kiến của bạn lớp trưởng đã nhắc nhở mình. Câu 20 (1đ): - Vâng lời ông bà, cha mẹ. - Yêu quý người thân và có trách nhiệm chăm sóc ông bà, cha mẹ khi yếu đau. - Ngoan ngoãn, học tập tốt VII- Nhận xét: - Trờn TB: - Dưới TB: VIII. Dặn dò. - Tìm ca dao, tục ngữ có liên quan đến các bài đã học * Học bài: ôn lại các kiến thức đã học * Chuẩn bị bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội + Đọc và trả lời phần gợi ý ở mục đặt vấn đề trong sgk. + Tìm hiểu về những tệ nạn xã hội ở địa phương em. + Liên hệ thực tế nếp sống văn hóa ở địa phương em.
  16. Ngày soạn: 14 /12/ Ngày dạy: 22 /12/ Tiết 18. KIỂM TRA HỌC KÌ I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: H/S tự nhận biết được thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. NB được hv biểu hiện của bvhb. Hiểu và xác định được những biểu hiện của hợp tác, bảo vệ hòa bình, lí tưởng sống của thanh niên 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng viết bài kiểm tra hoàn chỉnh. - Có kĩ năng diễn đạt, trình bày, giải thích vì sao cần phải làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sống có lí tưởng. 3. Thái độ: - HS có những phẩm chất tốt đẹp của người công dân: làm việc tích cực, biết học tập sáng tạo và xác định đúng lí tưởng sống cho mình - Có ý thức tự giác, nghiêm túc trong giờ kiểm tra. 4. Năng lực - phẩm chất: - Năng lực: tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự lập. - Phẩm chất: tự chủ, chí công vô tư, yêu nước, nhân ái, đoàn kết, yêu bạn bè. II. Chuẩn bị: 1. Thầy: SGK, TKBG, SGV, Tình huống gdcd, đề kiểm tra. 2. Trò: Học bài cũ, chuẩn bị giấy bút kiểm tra. III. Hình thức kiểm tra. 1. Trắc nghiệm 2. Tự luận. IV. Ma trận đề. Mức Nhân biết Thông hiểu Vận dụng Tổng độ/chủ đề TN TL TN TL CĐT CĐC Chí công Câu 2 vô tư SC: SC: 1 SC: 1 SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 0,25 TL%: TL: 2,5 TL: 2,5 Tự chủ Câu 4,6. Câu 11 SC: SC: 2 SC: 1 SC: 3 SĐ: SĐ: 0,5 SĐ: 0,25 SĐ: 0.75 TL%: TL: 5 TL:2,5 TL:7,5 Bảo vệ hb Câu 3 Câu 10 SC: SC: 1 SC: 1 SC: 2 SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 0,25 SĐ: 0,5 TL%: TL:2,5 TL: 2, 5 TL: 5 Tình TG Câu 15 SC: SC: 1 SC: 1 SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 0,25 TL%: TL: 2,5 TL: 2,5
  17. Hợp tác Câu 5 Câu 18 SC: SC: 1 SC: 1 SC: 2 SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 1,5 SĐ: 1,75 TL%: TL: 2,5 TL: 15 TL: 17,5 Kế thừa Câu 8 Câu 12 SC: SC: 1 SC: 1 SC: 2 SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 0,25 SĐ: 0,5 TL%: TL: 2,5 TL: 2,5 TL: 5 Lí tưởng Câu 7 Câu 20 sống SC: SC: 1 SC: 1 SC: 2 SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 1 SĐ: 1,25 TL%: TL: 2,5 TL: 10 TL: 12,5 Năng Câu 9 Câu 13,14 động SC: SC: 1 SC: 2 SC: 3 SĐ: SĐ: 0,25 SĐ: 0,5 SĐ: 0,75 TL%: TL: 2,5 TL: 5 TL: 7,5 Làm việc Câu 1 Câu 17 Câu 16 Câu 19 có n/s SC: SC: 1 SC: 1 SC: 1 SC: 1 SC: 4 SĐ: SĐ: 0,5 SĐ: 1,5 SĐ: 1 SĐ: 1 SĐ: 4 TL%: TL: 5 TL: 15 TL: 10 TL: 10 TL: 40 Tổng SC SC: 10 SC: 8 SC: 2 SC: 20 SĐ SĐ: 4 SĐ: 4 SĐ: 2 SĐ: 10 TL % TL: 40 TL: 40 TL: 20 TL: 100 V- Đề bài : * Đề 1. A- PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm ) - Câu 1 : Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho phù hợp. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều . (1), có .(2) về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định. Chọn đáp án đúng vào bài làm. Câu 2: Đề cử người có năng lực, học giỏi làm lớp trưởng thể hiện ? A. Đoàn kết. B. Chí công vô tư C. Tự chủ D. Kỉ luật Câu 3: Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của ai? A. Công an. B. Bộ đôi. C. Học sinh. D. Toàn nhân loại. Câu 4: '' Nam đến trường dự sinh hoạt theo kế hoạch'' thể hiện: A. Tự quản . B. Dân chủ . C. Tự chủ. D. Quản lí. Câu 5: Cầu Mỹ Thuận là công trình hợp tác giữa Việt Nam với nước A. Nhật Bản. B. Mĩ. C. Pháp. D. Ô-xtrây-li-a. Câu 6: Tự chủ là: A. Làm chủ bản thân. B. làm chủ người khác.
  18. C. Làm chủ công việc. D. biết rút kinh nghiệm cho bản thân. Câu 7: Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khao khát đạt được. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 8: Câu tục ngữ ''Vì nước quên thân, vì dân phục vụ'' nói đến truyền thống gì của dân tộc? A. Yêu nước. B. Lao động. C. Đạo đức. D. Đoàn kết. Câu 9: ''Để tranh thủ thời gian, trong giờ chào cờ đầu tuần, Minh trao đổi sôi nổi với các bạn về bài tập chuẩn bị cho tiết kiểm tra sắp tới''. Theo em, Minh và các bạn thể hiện: A. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. B. không năng động, sáng tạo. C. Năng động, sáng tạo. D. không có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Câu 10: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về bảo vệ hòa bình? A. Dùng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn cá nhân. B. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc. C. Biết lắng nghe ý kiến người khác. D. Bắt mọi người phục tùng ý kiến của mình. Câu 11: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện tự chủ? A. Cả bè hơn cây nứa. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. - Câu 12: Hành vi nào thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. B. Nói xấu đất nước Việt nam. C. Thích trang phục áo dài truyền thống. D. Chê bai lễ hội truyền thống của dân tộc. Câu 13 : Hành vi nào thể hiện năng động ? A. Đang học môn Văn, Lan bỏ Toán ra làm. B. Gặp việc khó quyết tâm làm . C. Thấy mẹ bận, Hoa giúp mẹ công việc nhà. D. Cả ba đáp án trên. Câu 14: Chọn hành vi thể hiện sự sáng tạo. A. Tự giác làm mọi việc không đợi ai nhắc nhở. B. Lười biếng, dựa dẫm vào người khác. C. Luôn tìm ra cách làm bài mới đem lại kết quả cao. D. Mỗi khi có việc lại nhờ người khác giúp đỡ. Câu 15: - Chọn đáp án thể hiện tình hữu nghị giữa Việt Nam với thế giới?
  19. A. Xa lánh người nước ngoài. B. Bắt tay hợp tác với các nước trên thế giới. C. Mở cửa giao lưu với nước ngoài. D. Thấy người nước ngoài thì ném đá trêu. Câu 16: (1 điểm). Em tán thành hoặc không tán thành ý kiến nào sau đây? (Đánh dấu X vào ô tương ứng) Ý kiến Đồng ý Ko đồng ý 1- Làm việc cần chú ý đến năng suất, chất lượng sản phẩm 2- Làm việc chỉ cần chú ý đến mẫu mã, không cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm. 3- Làm mọi việc để đạt được mục đích của mình 4- Mai sắp xếp kế hoạch học tập khoa học, luôn hoàn thành tốt bài tập cô giáo giao. B- PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM ) Câu 17. (1,5 đ) Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Câu 18: (1,5 đ) Vì sao cần phải hợp tác quốc tế? Hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa gì? Câu 19 (1điểm): Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không chú ý đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao? Hãy nêu ý kiến của em và lấy ví dụ minh họa? Câu 20 ( 1 điểm) : Lí tưởng sống của em là gì? Em dự định sẽ làm gì khi tốt nghiệp Trung học cơ sở ? Đề 2. I. Trắc nghiệm: Đảo vị trí các câu hỏi. II. Như đề 1. VI- ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM A. Trắc nghiệm : I. Trắc nghiệm (5đ). Mỗi đáp án đúng được 0,25 đ. - Câu 1: (1) sản phẩm; (2) có giá trị cao (0,5đ). Câu 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp B D C D A A A B C D A,C B,C C B,C án - Câu 16 (1 đ): Tán thành 1,4; không tán thành 2,3. B. Tự luận : (8điểm ) * Câu 17 (1,5 đ) - Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung lẫn hình thức trong một thời gian và điều kiện nhất định. (1đ) * Câu 18 (1,5đ ) : *Quan hệ hợp tác với các nước sẽ giúp chúng ta các điều kiện sau: + Tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật của các nước + Nhận biết được tiến bộ, văn minh của nhân loại.
  20. + Bổ sung thêm về nhận thức lý luận và thực tiễn + Trực tiếp giao lưu với bạn bè (1đ) + Đời sống vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình nâng cao * Ý nghĩa : (0,5đ) Trong thời đại ngày hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường và TNTN là rất quan trọng nó giúp chúng ta giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như : ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo và đặc biệt là bảo vệ môi trường. * Câu 19 (1đ): Hậu quả: (học sinh có thể diễn đạt đúng như đáp án hoặc ý tương tự, giáo viên linh hoạt trong chấm điểm: + Sản phẩm không được thị trường (người tiêu dùng) chấp nhận + Sức cạnh tranh yếu, giá thành thấp + Uy tín của thương hiệu bị giảm sút, nếu kéo dài có nguy cơ phá sản - Ví dụ : Làm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng * Câu 20 ( 1đ) : - Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, học tập tốt (0,5đ) - HS nêu được dự định đúng đắn ( 0,5đ) VII- NHẬN XÉT: - Dưới TB: Trên TB: VIII. Hướng dẫn về nhà. - Sưu tầm những tấm gương về tự chủ, năng động, sáng tạo; làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả. - Xem và làm lại đề kiểm tra trên. - Ôn tập và nắm chắc các kiến thức trong bài kiểm tra. - Chuẩn bị bài: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. + Hiểu Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. + Trách nhiệm của công dân trong hôn nhân.