Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 55: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Quang Trung

docx 5 trang thaodu 2360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 55: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_55_kiem_tra_1_tiet_nam_hoc_2018_2.docx

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 55: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Quang Trung

  1. TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG TIẾT 55 KIỂM TRA 1 TIẾT - HK II TỔ VĂN - SỬ Môn: Lịch sử 7 NĂM HỌC 2018 - 2019 Thời gian: 45 phút không kể phát đề I. MỤC TIÊU - Để đánh giá được khả năng nhận thức kiến thức của học sinh trong nửa học kỳ II. Từ đó, học sinh tự đánh giá bản thân trong việc học tập, tiếp nhận khối lượng kiến thức đã học và giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn. - Giáo dục học sinh ý thức tích cực và tự giác trong học tập và trung thực khi làm bài kiểm tra. - Thực hiện yêu cầu trong kế hoạch dạy học bộ môn cảu Bộ Giáo dục và Đào tạo. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: ra đề, đáp án và biểu điểm. - Học sinh: chuẩn bị kĩ theo nội dung ôn tập để làm bài kiểm tra thật tốt. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng kiến thức TN TL TN TL TN TL Cuộc Nắm được các Trình bày khởi mốc thời gian tóm tắt diễn nghĩa của cuộc khởi biến cuộc Lam Sơn nghĩa. khởi nghĩa Ai là người Lam Sơn từ chủ trương cuối năm chuyển quân 1424 đến vào Nghệ An. cuối năm 1426. Giải thích được vì sao Nguyễn Chích chủ trương chuyển quân
  2. ra hoạt động ở Nghệ An Số câu: 2 1 3 Số điểm 1 4 5 Tỉ lệ % 10% 40% 50% Nước Đại Biết được bộ Vẽ được sơ Việt thời luật Hồng Đức đồ bộ máy Lê Sơ được biên nhà nước soạn và phát thời Lê sơ và hành dưới rút ra nhận triều vua nào. xét. Một số thành tựu về văn hóa-giáo dục. Số câu: 2 1 3 Số điểm 1 3 4 Tỉ lệ % 10% 30% 40% Sự suy yếu Biết được một của nhà nước số cuộc khởi phong kiến nghĩa nông tập quyền dân cuối thế kỉ XVI. Số câu: 1 1 Số điểm 0,5 0,5 Tỉ lệ % 5% 5% Lịch sử địa Tên gọi của phương thành Thăng Long dưới thời nhà Minh đô hộ. Số câu: 1 1 Số điểm: 0,5 0,5 Tỉ lệ % 5% 5% Tổng câu 6 1 1 8 Tổng điểm 3 4 3 10 Tổng % 30% 10% 30% 100%
  3. TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG TIẾT 55 KIỂM TRA 1 TIẾT - HK II TỔ VĂN - SỬ Môn: Lịch sử 7 NĂM HỌC 2018 - 2019 Thời gian: 45 phút không kể phát đề Họ và tên: Lớp: Điểm Lời phê của thầy, cô giáo I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 1. Thủ lĩnh của “quân ba chỏm” trong phong trào khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XVI là: A. Trần Cảo B. Trần Tuân C. Phùng Chương D. Trịnh Hưng 2. Tác giả của kế hoạch giải phóng Nghệ An là: A. Lê Lợi B. Nguyễn Trãi C. Lê Lai D. Nguyễn Chích 3. Tên gọi của thành Thăng Long từ năm 1407 đến 1427 là: A. Đông Kinh B. Đông Quan C. Đại La D. Hà Nội 4. Vị vua đã cho ban hành bộ luận Hồng Đức là: A. Lê Thánh Tông B. Lê Thái Tông C. Trần Thái Tông D. Lý Thánh Tông 5. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào thời gian nào? A. 2-1418 B. 3-1418 C. 4-1418 D. 5-1418 6. Tác giả của Đại Việt sử kí toàn thư là: A. Nguyễn Trãi B. Lê Văn Hưu C. Ngô Sĩ Liên D. Lê Quý Đôn II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (4 điểm) Hãy tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1424 đến cuối năm 1426. Vì sao Nguyễn Chích đề xuất giải phóng Nghệ An?
  4. Câu 2: (3 điểm) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ và rút ra nhận xét?
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG TỔ VĂN - SỬ 1 TIẾT - HK II NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Lịch sử 7 Thời gian: 45 phút không kể phát đề I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A D B A A C II. TỰ LUẬN Câu 1: (4 điểm) Trình bày tóm tắt được diễn cuộc khởi nghĩa từ năm 1424 đến cuối năm 1426:(3 điểm) - Giải phóng Nghệ An (năm 1424) - Giải phóng Tân Bình - Thuận Hóa (năm 1425) - Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (năm 1426) Giải thích vì sao Nguyễn Chích đề xuất giải phóng Nghệ An: (1 điểm) - Vì Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô. - Giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động từ Nghệ An đến Tân Bình, Thuận Hóa. Câu 2: (3 điểm) Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ và rút ra nhận xét: - Vẽ sơ đồ: đúng, chính xác, đẹp (2 điểm) - Nhận xét: (1 điểm) + Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh dưới thời vua Lê Thánh Tông. + Đây là một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh, mọi quyền hành đều tập trung vào triều đình đứng đầu là vua. Giúp vua có các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ, ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn.