Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Tiết 38: Kiểm tra học kỳ I - Năm học 2019-2020

doc 4 trang thaodu 4001
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Tiết 38: Kiểm tra học kỳ I - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_ly_lop_9_tiet_38_kiem_tra_hoc_ky_i_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Tiết 38: Kiểm tra học kỳ I - Năm học 2019-2020

  1. Ngày soạn: /12/2019 Ngày giảng: 9A: /12/2019 9B: /12/2019 Tiết 38 - KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu kiểm tra: 1. Kiến thức: HS cần. - HS Nắm rõ một số nội dung về địa lí dân cư Việt Nam. - Trình bày được đặc điểm và thế mạnh phát triển kinh tế của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi bắc bộ. - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Tây Nguyên 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, lược đồ - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong giờ KT 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: NL tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tính toán - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng BĐ, SL thống kê, BĐ, tranh ảnh, II. Chuẩn bị: 1. GV: Chuẩn bị nội dung ôn tập, đề kiểm tra. 2. HS: Học sinh ôn tập trước kiến thức 3. Phương pháp: GV coi nghiêm túc, HS làm bài nghiêm túc. III. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định tổ chức : Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ :(Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh). 3. Nội dung kiểm tra: (45p) A. MA TRẬN: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TN Nội dung C1. Biết được các dân tộc Việt Địa lí dân Nam cư Số câu: 1 1 Số điểm 0,5 đ 0,5đ Tỉ lệ: 5 % 5% Giao C2. Biết thông vận được loại tải và Bưu hình giao chính viễn thông vận tải thông. có vai trò qua
  2. trọng trong phát triển kinh tế. Số câu: 1 1 Số điểm 0,5 đ 0,5đ Tỉ lệ: 5 % 5% C5. Biết C8. Vẽ biểu Địa lí kinh ngành công đồ phù hợp tế. nghiệp chiến thể hiện cơ cấu GDP thời tỉ trong lớn. kì 2001 – C6. Biết vị 2017 trí, giới hạn, diện tích các kiểu rừng. Số câu: 2 1 3 Số điểm 1,0 đ 4,0 đ 5,0đ Tỉ lệ: 10 % 40% 50% C3.C4: Cây C7. Nét đặc trồng chiếm trưng của quá tỉ trọng cao trình đổi mới nhất trong cơ nền kinh tế Vùng kinh cấu giá trị nước ta. tế sản xuất ngành trồng trọt của nước ta, vùng trọng điểm lúa. Số câu: 2 1 3 Số điểm 1,0 đ 3,0 đ 4,0đ Tỉ lệ: 10 % 30% 40% T Số câu: 6 1 1 8 T Số điểm 3,0đ 3,0 đ 4,0đ 10 đ Tỉ lệ: 30% 30% 40% 100% B. ĐỀ BÀI: I. Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đầu dòng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam là: A. Dân tộc Kinh (Việt). B. Dân tộc Nùng. C. Dân tộc Tày. D. Dân tộc Dao.
  3. Câu 2. Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa và hành khách? A. Đường biển. B. Đường sắt. C. Đường hàng không. D. Đường bộ. Câu 3. Cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta là: A. Cây công nghiệp. B. Cây hoa màu. C. Cây lúa. D. Cây ăn quả và rau đậu. Câu 4. Hai vùng trọng điểm lúa của nước ta: A. Vùng Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ B. Vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ C. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Trung Du, Miền núi Bắc Bộ D. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng Câu 5: Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta? A. Khai thác nhiên liệu. B. Chế biến lương thực thực phẩm. C. Công nghiệp điện. D. Dệt may. Câu 6: Các cánh rừng chắn cát dọc ven biển miền Trung và các cải rừng ngập mặn ven biển nước ta là loại rừng nào trong những loại rừng sau? A. Rừng sản xuất. B. Rừng phòng hộ. C. Rừng đặc dụng. D. Cả A, B, C. II. Phần tự luận: Câu 7: Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì ? Thể hiện như thế nào ? Câu 8: Cho bảng số liệu sau: Cho bảng số liệu dưới đây: Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 2001 – 2017 (%). Năm 2001 2003 2005 2007 2010 2015 2017 Ngành kinh tế Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông-lâm-ngư nghiệp 40,5 29,9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0 Công nghiệp-xây dựng 23,8 28,9 28,8 32,1 32,1 38,1 38,5 Dịch vụ 35,7 41,2 44,0 42,1 42,1 38,6 38,5 a. Hãy vẽ biểu đồ phù hợp thể hiện cơ cấu GDP thời kì 2001 – 2017. b. Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì? Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế này phản ánh điều gì?
  4. C. HƯỚNG DẪN CHẤN – BIỂU ĐIỂM Câu Hướng dẫn chấm điểm I/ Phần Câu 1- A; Câu 2 - D; Câu 3 - C; 3,0đ trắc Câu 4 – D Câu 5 – B; Câu 6 – B; nghiệm: II/ * Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là chuyển Phần tự dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện: luận: + Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng. Dịch vụ 1,0đ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động. + Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Với sự hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng tập trung công nghiệp và dịch vụ. 1,0đ 7 + Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu 1,0đ gồm khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. a) Vẽ đúng biếu đồ miền thể hiện cơ câu GDP các ngành kinh tế 2,0đ 8 nước ta, thời kì 2001 - 2017 b) Nhận xét: - Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế có sự thay đổi rõ nét: 2,0đ + Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh: từ 40,5% (năm 2001) xuống còn 23% (năm 2017). + Tỉ trọng của khu vực công nghiệp, xây dựng tăng nhanh: từ 23,8% (năm 2001) tăng lên 38,5 % (năm 2017). + Khu vực dịch vụ tuy có biến động nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao (năm 2017 chiếm 38,5%). ⟹ Sự thay đổi như trên cho thấy: từ sau năm 2001, cơ cấu kinh tế của nước ta đã có sự chuyện dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng ngành nông -lâm -ngư nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp xây dựng và dịch vụ; phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 4. Củng cố: 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà ôn lại đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng BTB, DH NTB, Tây Nguyên - Nghiên cứu trước bài Vùng ĐNB IV. Rút kinh nghiệm: