Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 29: Ôn tập kiểm tra - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Quốc Toản

doc 9 trang thaodu 4180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 29: Ôn tập kiểm tra - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_29_on_tap_kiem_tra_nam_hoc_2018_2.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 29: Ôn tập kiểm tra - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Quốc Toản

  1. ÔN TẬP KIỂM TRA VĂN 6 – TIẾT 29 I. Truyện truyền thuyết: - Nêu định nghĩa - Bài : Sơn Tinh, Thủy Tinh + Nội dung, nghệ thuật + Ý nghĩa của các nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh + Ý nghĩa văn bản - Bài: Thánh Gióng + Nội dung, nghệ thuật + Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng + Nắm được ý nghĩa của các chi tiết tưởng tượng kì ảo. II. Truyện cổ tích - Nêu định nghĩa - Bài Thạch Sanh: + Nắm được nhân vật chính, phương thức biểu đạt, thể loại truyện + Nội dung, nghệ thuật + Ý nghĩa của cây đàn, niêu cơm + Ý nghĩa truyện + Đọc phần chú thích (giải nghĩa từ: thái tử, đầu thai, gia tài, vua Thủy Tề) + Hiểu được tính cách của nhân vật Lí Thông và Thạch Sanh, rút ra bài học cho bản thân. Bài: Em bé thông minh + Nắm được nhân vật chính, phương thức biểu đạt, thể loại truyện + Nội dung, nghệ thuật + Các thử thách mà em bé đã trải qua. - Cảm nhận được phẩm chất của nhân vật Thánh Gióng, Thạch Sanh. - Cảm nhận về cách kết thúc truyện cổ tích đã học. III. Truyện ngoài văn bản: - Bài : Cây Khế. - Bài : Tấm Cám Nắm được nhân vật chính, phương thức biểu đạt, thể loại truyện, tên văn bản. Cảm nhận được phẩm chất, tính cách của các nhân vật trong văn bản. hết
  2. Ngày soạn : 29. 09.2018 Ngày kiểm tra: 23.10.2018 Phòng GD ĐT Ninh Sơn KIỂM TRA : VĂN - LỚP 6 Trường THCS Trần Quốc Toản Tiết 29 : (Thời gian: 45 phút) Môn: Ngữ Văn (Không kể thời gian phát đề) A. MỤC TIÊU KIỂM TRA: 1. Kiến thức: - Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh lớp 6 . - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của hs. Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: + Vận dụng kiến thức đọc hiểu văn bản: xác định phương thức biểu đạt, nhân vật, ý nghĩa tượng trưng từ đó rút ra ý nghĩa bài học mà văn bản muốn truyền đạt đến người đọc. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng viết đoạn văn giới thiệu nhân vật. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản: nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các chi tiết kì ảo, ý nghĩa bài học. - Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật. Từ đó, HS có thể hình thành các năng lực sau: - Năng lực đọc hiểu văn bản văn học dân gian. - Năng lực tư duy, sử dụng ngôn ngữ và tạo lập văn bản tự sự. - Năng lực tổng hợp phân tích, đánh giá, cảm thụ văn bản nghệ thuật. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng niềm tự hào đối với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. - Biết tin vào đạo đức công lí, lí tưởng nhân đạo, sống yêu đời, lạc quan hơn. B. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA - Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình Ngữ văn lớp 6. - Chọn nội dung cần đánh giá. - Thực hiện các bước thiết lập ma trận. - Xác định khung ma trận.
  3. * Ma trận tổng: MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT NỘI DUNG Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Tổng hiểu cao cộng - Ngữ liệu: văn bản Nhận biết: Hiểu: dân gian (Trong - Phương thức - Phẩm chất chương trình Ngữ biểu đạt, thể tính cách văn 6 – ngoài loại, tên truyện nhân vật. I. Đọc chương trình): khái niệm . - Nghĩa của hiểu Truyện truyền truyết, - kiểu nhân vật một số từ có truyện cổ tích. chứa trong - Tiêu chí lựa chọn đoạn trích. ngữ liệu: + 01 đoạn trích/văn bản hoàn chỉnh. + Độ dài khoảng 100-200 chữ. Tổng Số câu 4 2 6 Số điểm 2.0 1.0 3.0 Tỉ lệ % 20% 10% 30% II. Tạo lập văn bản - Nhận xét - Tóm tắt nội Viết đoạn tính cách dung đoạn văn giới của nhân trích . thiệu nhân vật. - Rút ra bài vật trong - Hiểu nội học từ các truyện cổ dung đoạn nhân vật trong tích, truyền trích đoạn trích. thuyết. Tổng Số câu 1 1 1 3 Số điểm 2.0 2.0 3.0 7.0 Tỉ lệ % 20% 20% 30% 70% Tổng Số câu 4 3 1 1 9 cộng Số điểm 2.0 3.0 2.0 3.0 10.0 Tỉ lệ % 20% 30% 20% 30% 100%
  4. * Ma trận chi tiết: MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT NỘI DUNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng cao cộng I. Đọc - Ngữ liệu: - Nhận biết: - Hiểu được hiểu Đoạn trích - Thể loại , nghĩa của trong văn bản phương thức “nhường “ Cây Khế”. biểu đạt chính, nhịn” + Độ dài - Kiểu nhân - Hiểu được 146 chữ. vật , khái niệm phẩm chất của nhân vật. Tổng Số câu 4 2 6 Số điểm 2.0 1.0 3.0 Tỉ lệ % 20% 10% 30% II. Tạo lập văn bản - Hiểu nội - Rút ra bài học Viết đoạn dung đoạn cho bản thân văn (giới trích. qua nhân vật thiệu nhân người anh. vật trong truyện cổ tích, truyền thuyết) Tổng Số câu 1 1 1 3 Số điểm 2.0 2.0 3.0 7.0 Tỉ lệ % 20% 20% 30% 70% Tổng cộng Số câu 4 3 1 1 9 Số điểm 2.0 3.0 2.0 3.0 10.0 Tỉ lệ % 20% 30% 20% 30% 100%
  5. B. Đề kiểm tra: (có 2trang). I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi : ” Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn. Khi hai anh em lập gia đình, người anh muốn ra ở riêng. Hắn ta nhận hết tất cả nhà cửa, ruộng vườn, chỉ để lại cho người em một mảnh đất nhỏ với một cây khế. Người em không một lời ca thán, hai vợ chồng dựng lều trên một mãnh đất ấy và hết lòng chăm sóc cho cây khế. Trời không phụ lòng người, năm ấy cây khế trong vườn rất sai trái, quả nào quả nấy cũng mọng ước và vàng ươm. Người em phấn khởi chờ đến ngày đem khế đi bán để lấy tiền đong gạo”. ( Cây Khế) Câu 1: Đoạn văn trên thuộc thể loại nào của truyện dân gian ? A. Truyện cổ tích B. Truyện truyền thuyết C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3: Người em trong đoạn văn trên thuộc kiểu nhân vật bất hạnh ? A. Đúng B. Sai Câu 4: Hoàn thành khái niệm sau bằng cách điền từ còn thiếu vào chỗ trống? Cổ tích là loại truyện kể về cuộc đời của một số kểu nhân vật quen thuộc, nhân vật bất hạnh, tài năng, thông minh, ngốc nghếch, động vật. Trong truyện cổ tích thường có yếu tố tưởng tượng thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái ác- thiện, cái tốt- xấu, sự công bằng- bất công. Câu 5: Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B sao cho phù hợp. Cột A Cột B Nối ( đáp án} 1. Người anh a. hiền lành, chất phác. 1 2. Người em b. tham lam, ích kỉ. 2 3. Người vợ c. thông minh, ích kỉ. Câu 6: Em hiểu nghĩa của từ ” nhường nhịn ” là gì ? A. Chịu nhận phần kém, thiệt hại về mình. B. Chịu nhận phần hơn, phần trội về mình. C. Chịu khó học hỏi kinh nghiệm. II. Phần tự luận: (7 điểm) Câu 1: ( 2.0 điểm) Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Câu 8: (2.0 điểm) Từ nhân vật người anh, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 9: (3.0 điểm) Giớí thiệu một nhân vật trong truyện truyền thuyết (hoặc cổ tích – Ngữ văn 6-tập 1) mà em thích bằng một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.
  6. II. Yêu cầu – Đáp án – Hướng dẫn chấm cụ thể Phần / Yêu cầu – Đáp án – Hướng dẫn cụ thể Biểu câu điểm I. Đọc hiểu văn bản 3.0đ Câu 1 Đoạn văn trên thuộc thể loại nào của truyện dân gian ? *Mục đích câu hỏi: Đánh giá mức độ nhận biết thông tin trong văn bản (thể loại truyện) * Đáp án: Truyện cổ tích (A) * Hướng dẫn chấm: 0.5đ - Trả lời đúng như đáp án . -Trả lời không đúng hoặc không trả lời. 0.0 đ Câu 2 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì ? * Mục đích câu hỏi: Đánh giá mức độ nhận biết thông tin trong văn bản (phương thức biểu đạt * Đáp án: Tự sự (A) * Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng như đáp án . 0.5đ - Trả lời không đúng hoặc không trả lời. 0.0 đ Câu 3 Người em trong đoạn văn trên thuộc kiểu nhân vật bất hạnh ? *Mục đích câu hỏi : Nhận biết được kiểu nhân vật trong truyện cổ tích (kiểu nhân vật bất hạnh) * Đáp án: Đúng (A) * Hướng dẫn chấm: 0.5đ - Trả lời đúng như đáp án . - Trả lời không đúng hoặc không trả lời . 0.0 đ Câu 4 Hoàn thành khái niệm sau bằng cách điền từ còn thiếu vào chỗ trống? * Mục đích câu hỏi:. Đánh giá mức độ nhận biết thông tin trong văn bản ( khái niệm) * Đáp án: + dân gian + kì ảo * Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng như đáp án . 0.5đ - Trả lời đúng 1 ý 0.25 - Trả lời không đúng hoặc không trả lời. 0.0 đ Câu 5 Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B sao cho phù hợp ? * Mục đích câu hỏi: Đánh giá khả năng hiểu biết về phẩm chất nhân vật. * Đáp án: + 1-b: Người anh tham lam, ích kỉ.
  7. + 2-a: Người em hiền lành, chất phác. * Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng như đáp án . 0.5đ - Trả lời đúng 1 ý 0.25 - Trả lời không đúng hoặc không trả lời. 0.0 đ Câu 6 Em hiểu nghĩa của từ ” nhường nhịn ” là gì ? * Mục đích câu hỏi: hiểu được nghĩa của từ ” nhường nhịn” * Đáp án : Chịu nhận phần kém, thiệt hại về mình (A) * Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng như đáp án . 0.5đ - Trả lời không đúng hoặc không trả lời 0.0 đ II Tạo lập văn bản Câu 1 Đoạn văn trên kể về sự việc gì? 2.0 đ 1.1 Mục đích câu hỏi: Nhằm đánh giá năng lực nhận xét, về nội dung trong văn bản đã học. 1.2 PTNL: giải quyết vấn đề/ sáng tạo. 1.3 Yêu cầu chung: * Về kĩ năng: Biết viết đoạn văn nhận xét, đánh giá về nội dung . Cấu trúc đoạn văn đảm bảo, dung lượng phù hợp với yêu cầu đề bài. Vận dụng tốt phương thức biểu đạt trong đoạn văn tự sự, có sáng tạo, hấp dẫn. Trình bày sạch đẹp rõ ràng; không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. Về kiến thức: - Tùy vào sự hiểu biết, năng lực của học sinh có thể triển khai thành đoạn văn đảm bảo các ý sau: - Hoàn cảnh xuất thân của hai anh em(mồ côi cha me) - Tính cách của hai anh em ( người anh tham lam, ích kỉ; người em hiền lành, chất phác, nhường nhịn.) - Gia tài của hai người ( anh nhà cửa, ruộng vườn; em mảnh đất và một cây khế ) 1.4 Mức độ và tiêu chí chấm điẻm bao quát: 1.75- - Mức tốt: Đáp ứng rất tốt yêu cầu về kĩ năng, kiến thức đã nêu, bài viết sáng tạo. 2.0 Trong đoạn văn có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ. 1.25- - Mức khá: Cơ bản đáp ứng yêu cầu về kĩ năng, kiến thức đã nêu. Trong đó bài viết 1.5 có một số điểm sáng tạo; mắc vài lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.75 - - Mức trung bình: Đáp ứng mức trung bình yêu cầu về kĩ năng, kiến thức đã nêu. 1.0 Trong đó bài viết chưa cóyếu tố sáng tạo; mắc nhiều lỗi về chính tả dùng từ, đặt câu. 0.25 - - Mức yếu: Đáp ứng dưới mức trung bình yêu cầu về kĩ năng, kiến thức đã nêu; mắc 0.5 rất nhiều lỗi về chính tả dùng từ, đặt câu. - Mức kém: Không đáp ứng yêu cầu về kĩ năng, kiến thức đã nêu; mắc rất nhiều lỗi 0.0 về chính tả dùng từ, đặt câu hoặc không làm bài.
  8. Câu 2 Từ nhân vật người anh, em rút ra bài học gì cho bản thân? 2.0 đ 2.1/ Mục đích câu hỏi: Nhằm đánh giá năng lực tạo lập văn bản (đoạn văn ngắn gọn, súc tích) giải quyết vấn đề/ sáng tạo. 2.2/ PTNL: giải quyết vấn đề/ sáng tạo. 2.3/ Yêu cầu chung: Về kĩ năng: Biết viết đoạn văn tự sự, cấu trúc đoạn văn đảm bảo rõ ràng, đấy đủ, cân xứng, dung lượng phù hợp với yêu cầu đề bài. Vận dụng tốt phương thức biểu đạt trong đoạn văn tự sự, có sáng tạo. Trình bày sạch đẹp rõ ràng; không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. Về kiến thức: Tùy vào sự hiểu biết, cảm nhận của học sinh có thể triển khai chủ đề theo nhiều cách khác nhau ; tuy nhiên nội dung phải đảm bảo được các ý sau: - Trong gia đình anh em phải hòa thuận, vui vầy, sum hợp, gắn bó, đoàn kết. - Yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia, hi sinh, nhường nhịn, chăm sóc 2.4/ Mức độ và tiêu chí chấm điểm bao quát: - Mức tốt: Đáp ứng rất tốt yêu cầu về kĩ năng, kiến thức đã nêu, bài viết sáng tạo. 1.75- Trong đoạn văn có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ. 2.0 - Mức khá: Cơ bản đáp ứng yêu cầu về kĩ năng, kiến thức đã nêu. Trong đó bài viết 1.25- có một số điểm sáng tạo; mắc vài lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu 1.5 - Mức trung bình: Đáp ứng mức trung bình yêu cầu về kĩ năng, kiến thức đã nêu. 0.75 - Trong đó bài viết chưa có yếu tố sáng tạo; mắc nhiều lỗi về chính tả dùng từ, đặt câu 1.0 - Mức yếu: Đáp ứng dưới mức trung bình yêu cầu về kĩ năng, kiến thức đã nêu; mắc 0.25 - rất nhiều lỗi về chính tả dùng từ, đặt câu. 0.5 - Mức kém: không đáp ứngyêu cầu về kĩ năng, kiến thức đã nêu; mắc rất nhiều lỗi về chính tả dùng từ, đặt câu hoặc không làm bài. 0.0 9 Giớí thiệu một nhân vật trong truyện truyền thuyết, hoặc cổ tích (Ngữ văn 3.0 đ 6-tập 1) mà em thích bằng một đoạn văn từ 5 đến 7 câu. 2.1/ Mục đích câu hỏi: Nhằm đánh giá năng lực tạo lập văn bản (đoạn văn ngắn gọn, súc tích) giải quyết vấn đề/ sáng tạo. 2.2/ PTNL: giải quyết vấn đề/ sáng tạo. 2.3/ Yêu cầu chung:
  9. Về kĩ năng: Biết viết đoạn văn giới thiệu nhân vật, cấu trúc đoạn văn đảm bảo, dung lượng phù hợp với yêu cầu đề bài. Vận dụng tốt phương thức biểu đạt trong đoạn tự sự, có sáng tạo, hấp dẫn. Trình bày sạch đẹp rõ ràng; không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. Về kiến thức: Tùy vào sự hiểu biết, cách giới thiệu nhân vật của học sinh có thể giới thiệu bằng nhiều cách khác nhau ; tuy nhiên nội dung phải đảm bảo được các ý sau: Giớí thiệu được tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. 2.4/ Mức độ và tiêu chí chấm điểm bao quát: - Mức tốt: Đáp ứng rất tốt yêu cầu về kĩ năng, kiến thức đã nêu, bài viết sáng tạo. 2.5- Trong đoạn văn có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ. 3.0 - Mức khá: Cơ bản đáp ứng yêu cầu về kĩ năng, kiến thức đã nêu. Trong đó bài viết 2.0- có một số điểm sáng tạo; mắc vài lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu 2.25 - Mức trung bình: Đáp ứng mức trung bình yêu cầu về kĩ năng, kiến thức đã nêu. 1.5- Trong đó bài viết chưa có yếu tố sáng tạo; mắc nhiều lỗi về chính tả dùng từ, đặt câu 1.75 - Mức yếu: Đáp ứng dưới mức trung bình yêu cầu về kĩ năng, kiến thức đã nêu; mắc 0.25- rất nhiều lỗi về chính tả dùng từ, đặt câu. 1.25 - Mức kém: Không đáp ứngyêu cầu về kĩ năng, kiến thức đã nêu; mắc rất nhiều lỗi 0.0 về chính tả dùng từ, đặt câu hoặc không làm bài. GVBM ra đề Hà Thị Hậu