Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết

doc 5 trang thaodu 2340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_27_kiem_tra_1_tiet.doc

Nội dung text: Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết

  1. Lớp 6 A. Tiết (TKB): Ngày dạy / / . Sĩ số Vắng . Lớp 6 B. Tiết (TKB): Ngày dạy / / . Sĩ số Vắng . Tuần 27.Tiết 27 .(PPCT) KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA 1. Phạm vi kiến thức: Kiểm tra kiến thức trong chương trình Vật lý lớp 6, gồm từ tiết 20 đến tiết 26 theo phân phối chương trình. Từ bài 16 đến bài 22/ SGK - Vật lý 6. 2. Mục đích: Kiểm tra kiến thức của học sinh theo chuẩn kiến thức nằm trong chương trình học. * Đối với Học sinh: a. Kiến thức:Học sinh nắm được về máy cơ đơn giản (Ròng rọc), sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. Nhiệt độ. Nhiệt kế. Thang nhiệt độ. b. Kỹ năng:Vận dụng được những kiến thức trên để giải bài tập và giải thích một số hiện tượng. c. Thái độ: Giúp học sinh có thái độ trung thực, độc lập, nghiêm túc, sáng tạo trong khi làm bài kiểm tra. * Đối với giáo viên: Thông qua bài kiểm tra đánh giá được kết quả học tập học sinh, từ đó có cơ sở để điều chỉnh cách dạy của GV và cách học của HS cho phù hợp thực tế. II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC ĐỂ KIỂM TRA - Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ, 70% TL) - Học sinh kiểm tra trên lớp. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA : *CHỦ ĐỀ: Máy cơ đơn giản (Ròng rọc). Sự nở vì nhiệt. Nhiệt độ. Nhiệt kế. Thang nhiệt độ. 1. Phần bổ trợ cho các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra: a. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình: Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT VD LT VD Tổng số Lí Nội dung tiết Thuyết (Cấp (Cấp (Cấp (Cấp độ 1, 2) độ 3, độ 1, độ 3, 4) 2) 4) 1. Máy cơ đơn 2 1 0,7 1,3 10 18,6 giản (Ròng rọc). 2. Sự nở vì nhiệt. 4 4 2,8 1,2 40 17,1 3.Nhiệt độ. Nhiệt 1 1 0,7 0,3 10 4,3 kế. Thang nhiệt độ. Tổng 7 6 4,2 2,8 60 40 1
  2. b.Tính số câu hỏi và điểm số : Số lượng câu Nội dung (Chủ đề) Trọng số Điểm Tổng số Tr Nghiệm T luận 1. Máy cơ đơn giản 10 1 1 1 0,5 (Ròng rọc). 18,6 1,86 1 1 1,5 2. Sự nở vì nhiệt. 40 4 4 4 2 17,1 1,71 2 2 4,5 3. Nhiệt độ. Nhiệt 10 1 1 1 0,5 kế. Thang nhiệt độ. 4,3 0,43 1 1 1 Tổng 100 10 6 4 10 2. Thiết lập ma trận 2
  3. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tên chủ đề TNK Cộng TNKQ TL TL TNKQ TL TNKQ TL Q 1. Máy cơ đơn 1. Biết được tác dụng của ròng 7. Giải thích được tác giản: Ròng rọc. rọc cố định và ròng rọc động. dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động C1.1 C7.7 2 Số câu hỏi Số điểm 0,5 1,5 2 Tỉ lệ % 5 15 20 2.Sự nở vì nhiệt 2. Biết được hiện tượng nở vì 8. Giải thích được 9. Vận dụng kiến thức về sự nhiệt của chất rắn. hiện tượng nở vì nhiệt nở vì nhiệt của chất rắn để 3. Biết được các chất rắn khác của chất rắn. giải thích được một số hiện nhau nở vì nhiệt khác nhau. tượng và ứng dụng thực tế. 4. Biết được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng. 5. Biết được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Số câu hỏi C2.2 C8.8 C9.9 6 C3.3 C4.4 C5.5 Số điểm 2 1,5 3 6,5 Tỉ lệ % 20 15 30 65 3.Nhiệt độ. Nhiệt 6. Biết được ứng dụng của 10. Xác định được GHĐ kế. Thang nhiệt nhiệt kế nhiệt kế y tế. mỗi loại nhiệt kế để đo độ. nhiệt độ C6.6 C10.10 2 Số câu hỏi Số điểm 0,5 1 1,5 Tỉ lệ % 5 10 15 6câu 2câu 1câu 1câu 10câu Tổng (3đ) (3đ) (3đ) (1đ) 10đ 30% 30% 30% 10% 100% 3
  4. IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng: Câu 1. (0,5 điểm): Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực ? A. Mặt phẳng nghiêng. B. Đòn bẩy. C. Ròng rọc cố định. D. Ròng rọc động. Câu 2. (0,5 điểm): Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn ? A. Khối lượng của vật tăng. B. Khối lượng của vật giảm. C. Khối lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm. Câu 3. (0,5 điểm): Ba thanh, một bằng đồng, một bằng nhôm, một bằng sắt có chiều dài bằng nhau ở 00C. Khi nhiệt độ của ba thanh cùng tăng lên tới 1000C, thì: A. Chiều dài ba thanh không thay đổi. B. Chiều dài thanh nhôm nhỏ nhất. C. Chiều dài thanh sắt nhỏ nhất. D. Chiều dài thanh đồng nhỏ nhất. Câu 4. (0,5 điểm): Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ? A. Khối lượng chất lỏng tăng. B. Thể tích của chất lỏng tăng. C. Trọng lượng của chất lỏng tăng. D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. Câu 5. (0,5 điểm): Một số chất khí (không khí, hơi nước, khí ôxi) có áp suất không đổi, có thể tích ban đầu như nhau. Khi nhiệt độ của chúng tăng lên 50oC, thì: A. thể tích của các chất khí như nhau. B. thể tích không khí lớn nhất. C. thể tích khí ôxi lớn nhất. D. thể tích hơi nước lớn nhất. Câu 6. (0,5 điểm): Loại nhiệt kế nào sau đây dùng để đo nhiệt độ cơ thể người ? A. Nhiệt kế thủy ngân. B. Nhiệt kế y tế. C. Nhiệt kế kim loại. D. Nhiệt kế rượu. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm): Câu 7. (1,5 điểm): Giải thích tác dụng của ròng rọc ? Câu 8. (1,5 điểm): Giải thích tại sao khi quả cầu kim loại được nung nóng thì không lọt qua vòng khuyên kim loại, quả cầu đang nóng được làm lạnh thì lại lọt qua vòng khuyên kim loại ? Làm cách nào để quả cầu đang nóng vẫn lọt qua vòng khuyên kim loại ? Câu 9. (3,0 điểm): Khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh dày dễ bị vở, hãy giải thích tại sao ? Nêu phương án khắc phục ? Câu 10. (1,0 điểm): Vì sao không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi ? 4
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM: ( 3đ ) ( Mỗi ý đúng 0,5 đ ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C D C B A B II. TỰ LUẬN: Câu Nội dung đáp án Điểm - Ròng rọc cố định có tác dụng thay đổi hướng của 0,5 lực tác dụng vào vật. Câu 7 (1,5 điểm) - Ròng rọc động có tác dụng thay đổi hướng của lực 1 tác dụng vào vật và lực kéo vật có độ lớn nhỏ hơn hai lần trọng lượng của vật. -Vì sắt nở ra khi nóng lên, tăng thể tích. 0,5 - Vì sắt co lại khi lạnh đi, giảm thể tích. 0,5 Câu 8 (1,5 điểm) - Để quả cầu đang nóng lọt qua vòng khuyên kim 0,5 loại thì ta nung nóng vành khuyên. -Vì các lớp thuỷ tinh nở ra không đồng đều. 1 - Lớp thuỷ tinh nóng trước nở ra bị lớp thuỷ tinh 1 nóng sau ngăn cản lại sẽ gây ra lực lớn làm vỡ cốc Câu 9 (3điểm) thuỷ tinh. -Làm nóng đều cốc thuỷ tinh bằng cách tráng qua 1 nước nóng trước khi đổ nước sôi vào. -Vì nhiệt kế rượu có giới hạn đo 500C nhỏ hơn nhiệt 1 Câu 10 (1điểm) độ sôi của hơi nước đang sôi là 1000C. 5