Giao lưu Olympic Tiểu học cấp Thành phố - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 10 trang Hoài Anh 24/05/2022 3630
Bạn đang xem tài liệu "Giao lưu Olympic Tiểu học cấp Thành phố - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_luu_olympic_tieu_hoc_cap_thanh_pho_nam_hoc_2018_2019_co.doc

Nội dung text: Giao lưu Olympic Tiểu học cấp Thành phố - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD-ĐT THÀNH PHỐ GIAO LƯU OLYMPIC TIỂU HỌC TRƯỜNG TH BÌNH THUẬN CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2018-2019 Ngày thi: Đề đề xuất Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao, nhận đề) Số phách ĐIỂM CỦA TOÀN BÀI Các giám khảo (Do Chủ tịch Hội (Chữ ký và họ tên) đồng chám thi ghi) Bằng số Bằng chữ - Người thứ 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Người thứ 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . i. MÔN TOÁN A. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1 (2,5 điểm): Số tự nhiên nhỏ nhất lớn hơn số thập phân 20,18 là: A. 19 B. 20 C. 21 D. 22 Câu 2. (2,5 điểm): Từ 5 chữ số : 0; 2; 4; 6; 8 có thể viết được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau? A. 24 B.18 C.48 D.60 Câu 3. (2,5 điểm): Hãy cho biết có tất cả bao nhiêu phân số nhỏ hơn 1 mà tổng của tử số và mẫu số của mỗi phân số đó bằng 2018? A. 2018 B. 1009 C. 2019 D. 1008 Câu 4. (2,5 điểm): 3 quả dưa hấu cân nặng 2,4 kg. Hỏi 7 quả dưa hấu như 5 8 thế nặng bao nhiêu ki-lô-gam? A. 7,2 kg B. 5,6 kg C. 3,5 kg D. 9,6 kg Câu 5 (2,5 điểm): Một sân trường hình chữ nhật có chiều dài 40 m, chiều rộng 25 m. Trên bản đồ tỷ lệ 1 : 500 thì sân trường đó có diện tích là: A. 1000 m2 B. 2 m2 C. 5000 m2 D. 40 cm2 Câu 6 (2,5 điểm): Tìm độ dài cạnh mảnh đất hình vuông, biết rằng nếu mở rộng miếng đất về một phía thêm 6m thì được hình chữ nhật có chu vi 112m. A. 50 cm B. 56 cm C. 25 cm D. 106 cm B. Tự luận. Câu 1. (12,5 điểm) Một đàn gia súc gồm ba loại: trâu, bò, dê. Biết số trâu bằng 3 5 cả đàn. Số dê bằng1 số trâu và bò. Số bò là 52 con. Hỏi cả đàn gia súc có tất cả bao nhiêu con? 8
  2. Câu 2. (12,5 điểm) : Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi là 240m được ngăn theo chiều rộng thành 2 mảnh: một mảnh nhỏ hình vuông để trồng hoa, một mảnh lớn hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng để trồng rau. Tính diện tích của khu vườn hình chữ nhật ban đầu?
  3. II. MÔN TIẾNG VIỆT A. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. (2,5 điểm) Dòng nào dưới đây là vị ngữ của câu: “Những chú voi chạy đến đích đầu tiên đều ghìm đà, huơ vòi.”? A. đều ghìm đà, huơ vòi B. ghìm đà, huơ vòi C. huơ vòi D. chạy đến đích đầu tiên đều ghìm đà, huơ vòi Câu 2. (2,5 điểm) Từ nào dưới đây có tiếng “lạc” không có nghĩa là “rớt lại; sai” ? A. lạc hậu B. mạch lạc C. lạc điệu D. lạc đề Câu 3. (2,5 điểm) Nhóm từ nào dưới đây không phải là nhóm các từ láy: A. mơ màng, mát mẻ, mũm mĩm B. mồ mả, máu mủ, mơ mộng C. mờ mịt, may mắn, mênh mông D. Cả A, B, C đều đúng
  4. Câu 4. (2,5 điểm) Các từ được gạch chân trong nhóm:“Giếng sâu, suy nghĩ sâu, tình cảm đậm sâu” có quan hệ với nhau như thế nào? A. Từ đồng âm B. Từ nhiều nghĩa C. Từ đồng nghĩa D. Từ trái nghĩa Câu 5 (2,5 điểm): Chủ ngữ của câu: “Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò còn đọng lại mãi trong tâm hồn chúng em.” là: A. Cái hương vị ngọt ngào nhất B. Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò C. Cái hương vị D. Cái hương vị ngọt ngào Câu 6 (2,5 điểm): Trong các câu sau đây, câu nào có trạng ngữ bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian? A. Vì bận ôn bài, Lan không về quê thăm ngoại được. B. Để có một ngày trại vui vẻ và bổ ích, chúng em đã chuẩn bị rất chu đáo. C. Trong đợt thi đua vừa qua, lớp em đã về nhất. D. Bằng đôi chân bé nhỏ so với thân hình, bồ câu đi từng bước ngắn trong sân. Câu 7(2,5 điểm): Câu nào dưới đây có từ “bố” không phải là đại từ? A. Bố của Tùng rất giỏi. B. Bố đang làm gì đấy ạ? C. Bố ơi, bố có khỏe không ạ? D. Bố ơi, bố ăn cơm chưa? Câu 8 (2,5 điểm): Câu nào có từ gạch chân là quan hệ từ? A. Bé và cơm rất nhanh. B. Cuốn truyện đó rất hay. C. Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở. D. Quyển sách để ở chỗ cao quá, chị ấy với không tới. B. Tự luận: Câu 1: Cảm thụ văn học. (5 điểm) Kết thúc bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão, Nhà thơ Đặng Hiển viết: Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lai Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà Theo em, hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? Vì sao?
  5. . Câu 2: Tập làm văn (20 điểm). Mượn lời của một nhân vật trong câu chuyện “ Cóc kiện trời”, em hãy tả lại quang cảnh cơn mưa đến sau những ngày dài hạn hán và niềm vui của vạn vật khi ấy.
  6. III. MÔN TIẾNG ANH (5 điểm) Câu 1 (2,5 điểm): My younger brother his teeth twice a day. A. brush B. brushed C. brushes D. to brush Câu 2 (2,5 điểm): Where you last Sunday? A. was B. were C. did D. do IV. MÔN KHOA HỌC, LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ, GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG (10 điểm) Câu 1: (2,5 điểm) Vào đầu thế kỷ XX, trong hội Việt Nam hình thành những giai cấp, tầng lớp nào? A. Trí thức, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, công nhân B. Tư sản, địa chủ, tiểu tư sản C. Tư sản, công nhân D. Trí thức, công chức, tư sản, dân thành thị Câu 2: (2,5 điểm) Trong các ngành sau, ngành nào thuộc ngành sản xuất công nghiệp? A. Khai thác thủy sản B. Khai thác gỗ và lâm sản C. Chăn nuôi D. Chế biến lương thực, thực phẩm Câu 3: (2,5 điểm) Bệnh nào dưới đây không do muỗi truyền: A. Sốt rét B. Viêm gan A C. Sốt xuất huyết D. Viêm não Câu 4: (2,5 điểm) Dòng nào dưới đây thể hiện sự không an toàn đối với trẻ em khi tiếp xúc với người lạ: A. Không nói cho người lạ biết là em chỉ ở nhà một mình B. Không cho người lạ chạm tay vào người mình, nhất là chạm tay vào ngực và chỗ kín của em C. Đi cùng người lạ khi chưa được bố mẹ cho phép D. Không ngồi trong phòng kín một mình với người lạ HẾT
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM GIAO LƯU OLYMPIC TIỂU HỌC CẤP THÀNH PHỐ I. Môn Toán A. Phần trắc nghiệm: Mỗi ý đúng được 2,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 C C B C D C B. Phần tự luận: Câu 1 ( 12,5 điểm): 3 2 Phân số chỉ số dê và bò là : 1 - = (c¶ ®µn) 3 5 5 1 1 Sè dª b»ng sè tr©u vµ bß. VËy sè dª b»ng c¶ ®µn 3 8 9 Ph©n sè biÓu thÞ sè bß lµ: 3 2 1 13 - = ( c¶ ®µn ) 5 9 45
  8. §µn gia sóc cã sè con lµ: 3 13 52: = 180 ( con ) 45 Đáp số : 180 con 0,5 Câu 2: ( 12,5 điểm) Nửa chu vi khu vườn hình chữ nhật là: 240 : 2 = 120 (m) 2đ Vì khu vườn được chia theo chiều rộng thành 1 mảnh hình vuông và 1 2đ mảnh hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng nên cạnh hình vuông chính là chiều rộng của vườn và chiều dài khu vườn gấp 3 lần chiều rộng. Ta có sơ đồ sau: 2đ Chiều rộng : Chiều dài: 120m Chiều rộng của khu vườn là: 120 : ( 1 + 2) = 30( m) 2đ Chiều dài của khu vườn là: 30 x 3 = 90 ( m) 2đ Diện tích của khu vườn ban đầu là: 30 x 90 = 2 700 ( m2) 2đ Đáp số: 2 700 m2. 0,5đ II. MÔN TIẾNG VIỆT A. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 2,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 A B B B B C A C B. Tự luận: Câu 1: Cảm thụ văn học (5 điểm) - Hình ảnh "Mẹ về như nắng mới. Sáng ấm cả gian nhà" đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên. Đó chính là hình ảnh gây ấn tượng đẹp trong lòng người đọc và nêu bật được ý nghĩa bài thơ "Mẹ vắng nhà ngày bão". Người mẹ trở về nhà khi cơn bão đã qua được so sánh với hình ảnh "nắng mới" hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau cơn bão. (3 điểm) - Sự so sánh đó giúp ta hiểu được một điều sâu sắc: mẹ cần thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống! Chính vì vậy, khi người mẹ trở về, cả gian nhà trở nên "sáng ấm" bởi tình yêu thương đẹp đẽ. Vai trò của mẹ trong gia đình thật quan trọng và đáng quý biết bao nhiêu! (2 điểm) Câu 2: Tập làm văn (20 điểm) - HS viết hoàn chỉnh bài (đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài) được 6 điểm.
  9. - HS tả được cơn mưa đến sau những ngày hạn hán kéo dài và niềm vui của vạn vật, câu văn diễn đạt đủ ý, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp được 14 điểm. Có thể: 1. Mở bài: Giới thiệu một nhân vật trong câu chuyện “Cóc kiện trời” và miêu tả cảnh hạn hán, niềm mong chờ mưa đến của vạn vật. 2. Thân bài : a, Tả cảnh trước cơn mưa (6 điểm) + Mây đen kéo về, những đám mây lớn, nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời + Gió ào ào, thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, gió càng mạnh + Cảm giác oi ả, ngột ngạt b, Tả cảnh trong cơn mưa (8 điểm) - Lúc bắt đầu mưa: + Những giọt mưa lác đác rơi: lẹt đẹt lẹt đẹt, lách tách + Không khí mát lạnh, dễ chịu - Lúc mưa to: + Mưa ù xuống, mưa rào rào trên sân gạch, sầm sộp, rào rào, mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào tàu lá chuối, tiếng giọt ranh đổ ồ ồ + Nước mưa chuyển động: lăn xuống, xiên xuống, kéo xuống, lao xuống, lao vào bụi cây, giọt ngã, giọt ngửa, giọt bay, tỏa trắng xóa, nước chảy đỏ lòm bốn bề sân, quần quận rồi vào các rãnh cống, mưa xối nước + Tiếng sấm, chớp c) Tả cảnh sau cơn mưa : - Sự tác động của cơn mưa đến vạn vật ( mặt đất, cây cối, chim chóc, ) 3. Kết bài: Niềm vui của vạn vật khi cơn mưa đến. * Lưu ý: (Tùy vào mức độ sai sót về ý , về diễn đạt và chữ viết có thể cho theo mức điểm sau: 19,5 ; 19 ; 18,5 ; 18 ; 17,5 ; 17 ; 16,5 ; 16 ; 15,5 ). III. MÔN TIẾNG ANH (5 điểm) Câu 1 Câu 2 C D IV. MÔN KHOA HỌC, LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ, GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG (10 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A D B C