Tiểu luận Công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trường Tiểu học

doc 11 trang hangtran11 12/03/2022 10100
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccong_tac_danh_gia_va_kiem_dinh_chat_luong_giao_duc_truong_ti.doc

Nội dung text: Tiểu luận Công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trường Tiểu học

  1. BÀI TIỂU LUẬN SỐ 2 Trình bày những hiểu biết về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học. Liên hệ với việc thực hiện đánh giá và kiểm định ở trường anh/chị công tác. I. PHẦN MỞ ĐẦU Khái niệm kiểm định chất lượng giáo dục Kiểm định chất lượng giáo dục là một trong những hoạt động đảm bảo chất lượng bên ngoài cơ sở đào tạo. Quá trình kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục tiêu đưa ra các quyết định công nhận về múc độ tiến bộ và đảm bảo chất lượng giáo dục tại các trường tiểu học Kiểm định chất lượng giáo dục đã có một lịch sử phát triển lâu dài ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ, nhưng trước đây ít được các nước khác biết đến. Hiện nay kiểm định chất lượng giáo dục ngày càng trở nên phổ biến hon bỏỉ nó chứng tỏ là một công cụ hữu hiệu giúp nhiều quốc gia trên thê giói, trong đó có Việt Nam, duy trì các chuẩn mực chất lượng giáo dục và không ngìmg nâng cao chất lượng dạy và học. Kiểm định chất lượng giáo dục là nhằm đảm bảo đạt được những chuẩn mực nhất định trong đào tạo và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồn nhân lực và đảm bảo quyền lọỉ cho người học. ở một sô noi, kiểm định chất lượng giáo dục còn nhằm mục đích giải trình vói xã hội, vói các cơ quan quyền lực hay vói các cơ quan, tổ chúc tài trợ, cấp kinh phí. Hiện nay, không ít các tổ chúc, cơ quan quan tâm đến việc cơ sở đào tạo/ chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng giáo dục hay chưa trước khi đưa ra quyết định tàitrợ hay không tài trợ cho cơ sở đào tạo/ chương trình đào tạo đó. Học sinh và phụ huynh, trước khi lựa chọn trường để đăng ký dự tuyển cũng cân nhắc xem nhà trường hay chương trình đào tạo có được kiểm định chất lượng giáo dục hay không II. NỘI DUNG Đặc trưng của kiểm định chất lưọng giáo dục
  2. •Kiểm định chất lượng giáo dục có thể được tiến hành ở phạm vi cơ sở đào tạo (trường) hoặc chương trình đào tạo •Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động hoàn toàn tự nguyện •Kiểm định chất lượng giáo dục không thể tách rời công tác tự đánh giá •Tất cả các quy trình kiểm định chất lượng giáo dục luôn gán liền vóỉ đánh giá ngoài (đánh giá đồng nghiệp) Kiểm định giáo dục trong trường Tiểu học .Các thành tố tạo nên chất lượng đào tạo bao gồm: đầu vào ,quá trình giáo dục, đầu ra, và bối cảnh - Khái quát về chất lượng giáo dục tiểu học; - Nội dung và trình độ kiến thức được trang bị; - Kỹ năng kỹ xảo thực hành và khả năng vận dụng của học sinh; - Năng lực nhận thức và năng lực tư duy của học sinh tiểu học; Phẩm chất và kĩ năng xã hội của học sinh tiểu học. Đánh giá chất lượng giáo dục - Các loại đánh giá; gồm : đánh giá học sinh, đánh giá cán bộ quản lí và đánh giá giáo viên, đánh giá cơ sở giáo dục. Các tiêu chuẩn tiêu chí đánh giá chất lượng; Tiêu chuẩn 1:Tổ chức và quản lí nhà trường Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lí ,giáo viên nhân viên và học sinh Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị Tiêu chuẩn 4:Quan hệ giữa nhà trường gia đình và xã hội Tiêu chuẩn 5: Kết quả giáo dục Minh chứng đánh giá.
  3. Kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học Mục tiêu kiểm định; Đặc trưng của kiểm định; Đánh giá trong (hoạt động tự đánh giá); Đánh giá ngoài; Thông báo kết quả; Xử lý kết quả đánh giá. Trường Tiểu học Ngô Mây công tác kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện như sau : Mục đích kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục (Điều 3 Chương I của Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông). Kiểm định chất lượng nhà trường được thực hiện theo quy trình sau: 1. Tự đánh giá của nhà trường. 2. Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường. 3. Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) nhà trường. 4. Công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục. Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Đó là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
  4. Mục đích tự đánh giá là cơ sở giáo dục phổ thông tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục (Theo khoản 1 Điều 11 Chương II Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông). Quy trình tự đánh giá của nhà trường, bao gồm các bước sau: 1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá. 2. Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá. 3. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá. 4. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng. 5. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí. 6. Viết báo cáo tự đánh giá. 7. Công bố báo cáo tự đánh giá. Thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” và các cuộc vận động lớn của ngành, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đặc biệt là thực hiện tốt chủ đề năm học Mục đích của kiểm định chất lượng: - “Chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông” là sự đáp ứng của cơ sở giáo dục phổ thông đối với các yêu cầu về mục tiêu giáo dục phổ thông được quy định tại Luật Giáo dục. - “Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông” là hoạt động đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đối với từng loại cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Mục đích kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục phổ
  5. thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Kiểm định chất lượng là một giải pháp quản lý chất lượng và hiệu quả nhằm các mục tiêu sau đây: - Đánh giá hiện trạng nhà trường đáp ứng các tiêu chí đề ra trong bộ chuẩn (tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học) như thế nào tức là hiện trạng nhà trường có chất lượng và hiệu quả ra sao? - Đánh giá hiện trạng những điểm nào là điểm mạnh so với bộ chuẩn quy định. - Đánh giá hiện trạng những điểm nào là điểm yếu so với bộ chuẩn quy định. - Trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu phát hiện được so với các tiêu chí, tiêu chuẩn trong bộ chuẩn, nhà trường định ra kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển. - Và mục tiêu tối thượng của kiểm định chất lượng là xây dựng được văn hóa chất lượng cho nhà trường. Một cơ sở xây dựng được văn hóa chất lượng là cơ sở khi mà mỗi thành viên trong nhà trường đều biết công việc của mình và của những người liên quan thế nào là chất lượng và nhờ đó biết chủ động không ngừng nâng cao chất lượng công việc của mình và góp cùng những người liên quan hành động theo chất lượng. Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học được ban hành làm công cụ để trường tiểu học tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục tiểu học; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường tiểu học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; để cha mẹ học sinh lựa chọn trường cho con em của họ. Triển khai thực hiện quy trình tự đánh giá:
  6. Để giúp các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai công tác tự đánh giá thuận lợi, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn quy trình tự đánh giá và các biểu mẫu phục vụ cho công tác tự đánh giá một cách cụ thể. Trong thực hiện quy trình tự đánh giá, Hiệu trưởng nhà trường đã tiến hành tổ chức thực hiện các bước như sau: Thành lập hội đồng tự đánh giá Hội đồng tự đánh giá có vai trò quyết định trong triển khai tự đánh giá, Hội đồng có chức năng thẩm định, phê duyệt bản báo cáo tự đánh giá. Vì vậy, tham gia hội đồng tự đánh giá phải là cán bộ chủ chốt của nhà trường, nắm được các hoạt động của nhà trường theo các tiêu chuẩn kiểm định và có năng lực phân tích, đánh giá các hoạt động của nhà trường. Theo khoản 2 Điều 10 Chương II của Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định số: 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), thành phần của Hội đồng tự đánh giá gồm: - Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Hiệu trưởng; - Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Phó Hiệu trưởng; - Thư ký Hội đồng tự đánh giá là thư ký Hội đồng trường hoặc giáo viên có uy tín của cơ sở giáo dục phổ thông; - Các thành viên gồm đại diện Hội đồng trường, các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên có uy tín, tổ trưởng tổ văn phòng, đại diện các tổ chức đoàn thể; đại diện một số các phòng, ban, tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản lý nội trú (nếu có). Về điểm d khoản 2 Điều 10 của Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông, thành phần hội đồng tự đánh giá, do một số đại diện các phòng, ban, tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản lý nội trú nhà trường không có nên ta có thể bổ sung các chức danh nhân viên văn phòng, kế toán, y tế và thư viện – thiết bị vào thành viên hội đồng tự đánh giá. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường Cơ cấu tổ chức của nhà trường đúng theo quy định trong thông tư số 41/2010/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ GD&ĐT.
  7. * Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học. *Tiêu chí 2 : Lớp học, số học sinh, điểm trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học. * Tiêu chí 3 : Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học *Tiêu chí 4 : Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. *Tiêu chí 5 : Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua theo quy định *Tiêu chí 6 : Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định. *Tiêu chí 7 : Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trường. Kết luận về Tiêu chuẩn 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường đúng theo quy định, có đầy đủ các tổ chức đoàn thể, chính trị, các tổ chuyên môn, nghiệp vụ.Thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy chế chuyên môn, thưc hiện nhiệm vụ năm học và các nhiệm vụ chính trị của ngành. Tham gia tốt các phong trào các cuộc vận động của cấp trên chỉ đạo. Tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường. Tiêu chuẩn 2 : Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh Cán bộ quản lý của nhà trường đạt chuẩn theo quy định, số lượng giáo viên, nhân viên và học sinh đảm bảo cho mục tiêu giáo dục. * Tiêu chí 1 : Năng lực của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động giáo dục.
  8. *Tiêu chí 2 : Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định của Điềulệ trường tiểu học *Tiêu chí 3 : Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên. *Tiêu chí 4 : Số lượng, chất lượng và việc đảm bảo các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường. *Tiêu chí 5 : Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường tiểu học và của pháp luật. Kết luận tiêu chuẩn 2 : Cán bộ quản lí được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác, chính trị vững vàng đảm bảo cho công tác quản lý các hoạt động của nhà trường. Số lượng và chất lượng giáo viên, nhân viên tương đối đảm bảo cho mục tiêu giáo dục. nhà truờng luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập, đảm bảo các quyền và nhiệm vụ của học sinh Tiểu học. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học *Tiêu chí 1 : Khuôn viên, cổng trường, biển trường, tường hoặc hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập theo quy định của Điều lệ trường tiểu học. *Tiêu chí 2 : Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh. *Tiêu chí 3 : Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học theo quy định của Điều lệ trường tiểu học. *Tiêu chí 4 : Công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục. *Tiêu chí 5 : Thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. *Tiêu chí 6: Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. Kết luận tiêu chuẩn 3 : Trường được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tuơng đối đảm bảo cho học sinh vui chơi, học tập và các công tác quản lý của nhà trường, tuy nhiên vẫn chưa đáp
  9. ứng được so với nhu cầu thực tế hiện nay. Thiết bị và đồ dùng dạy học được kiểm kê, bổ sung và nâng cấp hàng năm, đặc biệt là công tác tự làm đồ dùng dạy học đã đem lại hiệu quả thiết thực. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường gia đình và xã hội * Tiêu chí 1: Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. *Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục. *Tiêu chí 3 : Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục Kết luận tiêu chuẩn 4 : Trong năm học qua nhà trường đã phối hợp khá tốt với các tổ chức chính trị xã hội trong việc huy động các nguồn tài trợ giúp đở các em có hoàn cảnh khó khăn, tăng cường thêm CSVC, đặc biệt là huy động được góp sức của cộng đồng trong việc xã hội hoá giáo dục. Tiêu chuẩn 5 : Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục *Tiêu chí 1: Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ giáo dục và đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương. *Tiêu Chí 2: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường *Tiêu chí 3 : Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của địa phương *Tiêu chí 4 : Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục *Tiêu chí 5: Tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. *Tiêu chí 6 : Hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường *Tiêu chí 7 : Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
  10. Kết luận Tiêu chuẩn 5 : Nhà trường luôn thực hiện đúng theo nội dung chương trình được quy định, đảm bảo được các chuẩn kiến thức kỷ năng. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập phát triển toàn diện. Chính vì cậy chất lượng giáo dục qua mỗi năm học không ngừng được nâng cao. III. KẾT LUẬN : Tự đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và việc kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục là vấn đề rất mới, khá phức tạp. Chính vì vậy cần mở rộng tuyên truyền, giới thiệu hoạt động kiểm định chất lượng đến từng cán bộ lãnh đạo, từng cán bộ chủ chốt, giáo viên và nhân viên của nhà trường. Việc tự đánh giá được tiến hành một cách khoa học, bài bản sẽ giúp nhà trường thấy rõ bức tranh thực trạng khách quan về chất lượng giáo dục của nhà trường. Cái được lớn nhất đối với nhà trường là qua lần đánh giá này, nhà trường học được cách tiếp cận mới khoa học (tự đánh giá theo cách của KĐCL) để duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục. Chất lượng các báo cáo tự đánh giá của các trường sẽ không giống nhau, nó còn phụ thuộc vào mức độ quan tâm, sự quyết tâm và nỗ lực của từng trường. Lãnh đao trường nào thực sự quan tâm, tham dự đầy đủ chương trình tập huấn, chỉ đạo sát sao thì chất lượng báo cáo tự đánh giá tốt hơn hẳn. Mục tiêu cuối cùng của tự đánh giá là nhà trường tự đánh giá đúng chính mình, đề ra được kế hoạch khả thi để nâng cao chất lượng giáo dục Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục thì cần phải triển khai công tác thu thập thông tin về chất lượng dạy- học của nhà trường, trên cơ sở đó có các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục. Bộ GDĐT đang triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác đánh giá KĐCLGD ở các cấp học và trình độ đào tạo nhằm nhanh chóng tạo
  11. bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục. Trong đó, có công tác triển khai thực hiện tự đánh giá KĐCLGD “Năm học đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. (Chỉ thị số46/2008/CT-BG-ĐT ngày 05/08/2008 của Bộ GD - ĐT). Công tác tự đánh giá KĐCLGD của nhà trường hiện nay là công việc hết sức quan trọng nhưng lại cực kỳ khó khăn. Đinh Thị Hài