Hệ thống kiến thức ôn tập học kỳ 1 môn Vật lý Lớp 7

docx 3 trang thaodu 13522
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức ôn tập học kỳ 1 môn Vật lý Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhe_thong_kien_thuc_on_tap_hoc_ky_1_mon_vat_ly_lop_7.docx

Nội dung text: Hệ thống kiến thức ôn tập học kỳ 1 môn Vật lý Lớp 7

  1. ÔN TẬP HỌC KỲ 1 Chương 1: QUANG HỌC I. Vật sáng – Nguồn sáng 1) Nguồn sáng: là vật tự nó phát ra ánh sáng. 2) Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 3) Mắt nhìn thấy một vật: + Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng chiếu vào mắt ta. + Ta nhìn thấy được vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. II. Định luật truyền thẳng 1. Định luật: Trong môi trường trong suốt & đồng tính, á/s truyền theo đường thẳng. 2. Tia sáng và chùm tia sáng: + Để biểu diễn đường truyền của ánh sáng người ta dùng các đường có mũi tên chỉ hướng và gọi là tia sáng. + Một chùm tia sáng dù hẹp thì vẫn gồm vô số các tia sáng. + Ba loại chùm tia: song song, hội tụ, phân kỳ. 3. Ứng dụng: + Bóng tối – Bóng nửa tối. Khi nguồn sáng có kích thước nhỏ thì phía sau vật cản có vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn gọi là bóng tối. Khi nguồn sáng có kích thước đủ lớn thì phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn tuyền tới gọi là bóng nửa tối. + Nhật thực – Nguyệt thực. Xảy ra khi Mặt Trăng, TĐ, Mặt Trời thẳng hàng. Nhật thực: Mặt Trăng ở giữa TĐ và Mặt Trời: Mặt Trăng là vật cản che á/s chiếu từ Mặt Trời đến TĐ. Nhật thực quan sát được ở chỗ có bóng tối hay bóng nửa tối của Mặt Trăng trên TĐ. Nguyệt thực: TĐ ở giữa Mặt Trăng và Mặt Trời: TĐ là vật cản che á/s chiếu từ Mặt Trời đến Mặt Trăng. III. Định luật phản xạ ánh sáng 1. Phản xạ ánh sáng: là hiện tượng tia sáng chiếu đến một mặt nhẵn (phẳng hoặc cong) thì đổi hướng quay trở lại môi trường chứa tia tới.
  2. 2. Định luật: - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới: i’ = i 3. Ứng dụng: 3 loại gương Loại Chùm tia tới song song có Tính chất của ảnh chùm phản xạ Gương Phẳng song song + Ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn). + Ảnh và vật đối xứng qua gương (ảnh bằng vật và khoảng cách đến gương bằng nhau) Cầu lồi phân kỳ (xòe ra) + Ảnh ảo + Cùng chiều với vật, nhỏ hơn và gần gương hơn vật hội tụ vào một điểm F. + Vật ở gần gương (d f) thì ảnh là thật. Ảnh này ngược chiều với vật. Với cùng vị trí đặt mắt và cùng kích thước gương thì GP có vùng nhìn thấy (thị trường) nhỏ hơn gương cầu lồi nhưng lớn hơn gương cầu lõm. ( Lõm < phẳng < lồi ) Gương cầu lồi có thể biến một chùm tia hội tụ thành chùm tia song song. Gương cầu lõm có thể biến một chùm tia phân kì thành chùm tia song song. Cách vẽ ảnh của một điểm sáng S ở trước gương: vẽ 2 tia tới đi từ S. Gương phẳng Gương cầu (lồi - lõm) + lấy S’ đối xứng S qua gg. + Vẽ tia qua đỉnh gương phản xạ đối xứng với tia tới qua trục chính. + Nối S’ với 2 điểm tới. + Vẽ tia đi song song với trục chính có tia phản xạ qua tiêu điểm F S S S C Δ Δ O O C
  3. Chương 2: ÂM HỌC I. Nguồn âm và môi trường truyền âm 1. Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. 2. Các nguồn âm đều dao động. 3. Dao động là chuyển động lặp lại nhiều lần xung quanh vị trí cân bằng (VTCB). + Thời gian để vật thực hiện 1 dao động trọn vẹn gọi là chu kỳ T. + Số dao động trong mỗi giây gọi là tần số f. Đơn vị tần số là héc (Hz). + Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với VTCB gọi là biên độ. 4. Môi trường truyền âm. + Âm có thể truyền trong chất rắn, lỏng và chất khí nhưng không truyền được trong chân không. + Trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau: nói chung vrắn > vlỏng > vkhí II. Độ cao và độ to của âm 1. Độ cao của âm: phụ thuộc vào tần số. Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động của nguồn càng lớn. Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động của nguồn càng lớn. Tai người có thể nghe được âm trong miền tần số: từ 20 Hz đến 20kHz. 2. Độ to của âm: phụ thuộc vào biên độ dao động. + Biên độ dao động càng lớn, âm càng to. + Độ to của âm được đo bằng đơn vị đề-xi-ben (dB). III. Phản xạ của âm – Tiếng vang 1. Phản xạ âm: + Khi âm truyền đến một bề mặt thì một phần bị dội ngược trở lại, đó là sự phản xạ âm. + Sự phản xạ âm tuân theo định luật phản xạ như ánh sáng. + Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ tốt, hấp thụ âm kém. Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém 2. Tiếng vang: + là hiện tượng kéo dài âm thanh sau khi tắt nguồn âm, xảy ra trong phòng kín. + Nguyên nhân: Âm đến tai bằng 2 con đường: đi trực tiếp từ nguồn và Phản xạ lên bức tường xung quanh. + Tai người nhận biết được tiếng vang khi âm phản xạ đầu tiên cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây. IV. Chống ô nhiễm tiếng ồn. + Tuyên truyền, giáo dục người dân hiểu tác hại của ô nhiễm tiếng ồn và ý thức trách nhiệm chống/không gây loại ô nhiễm này. + Giảm độ to các nguồn âm gây ô nhiễm. Sử dụng các bộ phận giảm thanh (ống xả xe máy). + Ngăn chặn đường truyền âm đến tai (xây tường chắn, dùng vật liệu cách âm). + Phân tán đường truyền âm (trồng cây)