Ôn tập Vật lý Lớp 7 - Bài: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng,rắn và khí

doc 2 trang thaodu 3010
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Vật lý Lớp 7 - Bài: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng,rắn và khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_vat_ly_lop_7_bai_su_no_vi_nhiet_cua_chat_longran_va_k.doc

Nội dung text: Ôn tập Vật lý Lớp 7 - Bài: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng,rắn và khí

  1. ÔN TẬP BÀI SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG,RẮN VÀ KHÍ I/ LÝ THUYẾT: Trả lời các câu hỏi sau: 1. Chất rắn nở ra khi nào? Co lại khi nào? 2.Các chất rắn khác nhau nở giống nhau hay khác nhau? 3.Chất lỏng nở ra khi nào? Co lại khi nào? 4.Các chất lỏng khác nhau nở giống nhau hay khác nhau? 5.Khi chất lỏng nở ra hay co lại thì đại lượng nào thay đổi? 6.Chất lỏng và chất rắn, chất nào nở vì nhiệt nhiều hơn? 7. Chất khí nở ra khi nào? Co lại khi nào? 8.Các khí khác nhau nở giống nhau hay khác nhau? II/ BÀI TẬP: Làm vào vở các câu hỏi dưới đây: 1. So sánh điểm giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng? 2. Trong thí nghiệm về sự giãn nở vì nhiệt của chất lỏng, khi nhúng bình đựng chất lỏng vào nước nóng , người ta thấy chất lỏng trong ống ban đầu tụt xuống một ít sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Hãy giải thích tại sao? 3. Tại sao về mùa đông ở các xứ lạnh nước đã đóng băng trên mặt hồ mà cá vẫn sống được ở dưới? 4. Có hai cốc thuỷ tinh trồng khít lên nhau. a. Một bạn dùng nước nóng và nước đá dễ dàng tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm như thế nào? b. Nếu bạn đó chỉ dùng nước nóng thì có dễ dàng tách được hai cốc ra không? Tại sao? 5.Tại sao khi đun nước,ta không nên đổ nước thật đầy ấm? 6. Theo em, tại sao các tâm tôn lớp nhà lại có dạng lượn sóng mà không làm tôn phẳng? 7. Một lọ thủy tinh được đậy kín bằng nút thủy tinh. Khi nút bị kẹt, theo em có thể làm như thế nào để lấy được nút ra một cách dễ dàng mà không làm hỏng đồ vật? Yêu cầu: Các em làm vào vở bài tập hoặc giấy kiểm tra để hôm sau thầy chấm lấy điểm nhé !
  2. BÀI TẬP VẬT LÍ 6 Bài 1: Một quả nặng có khối lượng 50g được treo dưới một sợi dây mềm. Biết quả nặng đứng yên. a) Hỏi quả nặng chịu tác dụng của những lực nào? b) Những lực đó có đặc điểm gì? c) Nêu phương, chiều và độ lớn của những lực đó? Bài 2: Một quả nặng có khối lượng 100g được treo dưới 1 lò xo. Biết quả nặng đứng yên. Hỏi lực đàn hồi do lò xo tác dụng lên quả nặng có độ lớn là bao nhiêu? Vì sao? Bài 3: Một vật có khối lượng 1350kg, có thể tích 500dm3 . Tính: a) Trọng lượng của vật? b) Khối lượng của chất làm vật? c) Trọng lượng riêng của chất làm vật? Bài 4: Một vật bằng chì có thể tích 250dm3, có khối lượng riêng là 11300kg/m3. Tính: a) Khối lượng của vật? b) Trọng lượng của vật? c) Trọng lượng riêng của chất làm vật? Bài 5: Một vật nặng có khối lượng 3 tạ bị rơi xuống mương. Trên bờ có 6 người, lực kéo của mỗi người là 450N. Hỏi 6 người đó có kéo được lên vật lên trực tiếp theo phương thẳng đứng hay không? Vì sao? Yêu cầu: Các em làm vào vở bài tập hoặc giấy kiểm tra để hôm sau thầy chấm lấy điểm nhé !