Hướng dẫn chấm Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề chính thức - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)

docx 2 trang thaodu 3960
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn chấm Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề chính thức - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_cham_de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_de.docx

Nội dung text: Hướng dẫn chấm Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề chính thức - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 - 2020 Khóa ngày: 03/6/2019 HƯỚNG DẪN CHẤM - MÔN NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Khuyến khích những bài thể hiện sự sáng tạo mà hợp lý trong cảm nhận và lập luận. - Điểm toàn bài tính đến 0,25. - Phần trong ngoặc [ ] chỉ mang tính gợi ý. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC - HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5 2 Thành phần biệt lập phụ chú: - nó nức nở - 0,5 3 - Ca ngợi lòng hiếu thảo. 1,0 - Nêu lên bài học về cách ứng xử tốt đẹp của con cái đối với đấng sinh thành trong cuộc sống. 4 Bài học: (HS nêu được một bài học mà mình tâm đắc nhất). 1,0 Gợi ý: - Cần yêu thương, trân trọng, hiếu thảo với các đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh vì con cái - Trao và tặng là cần thiết trong cuộc sống nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa, và để người nhận thật sự vui và hạnh phúc. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo. 2,0 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. 0,25 b. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa tiếng Việt. c. Triển khai nội dung đoạn văn theo yêu cầu 1,25 [Không bắt buộc HS phải trình bày đủ các ý như đối với yêu cầu Trang 1/2
  2. của một bài văn nghị luận. HS chỉ cần nêu và triển khai được một suy nghĩ nào đó về lòng hiếu thảo phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật là có thể cho điểm tối đa. Gợi ý: Lòng hiếu thảo là tình cảm yêu quý, kính trọng của con cháu với ông bà, cha mẹ trong gia đình; biểu hiện, ý nghĩa của lòng hiếu thảo; liên hệ với bản thân ] d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, có cách diễn đạt 0,25 độc đáo. 2 Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân 0,5 bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. b. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 c. Triển khai vấn đề theo yêu cầu: * Giới thiệu một vài nét về tác giả, tác phẩm. 0,5 * Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Phương Định: - Vẻ đẹp ngoại hình: cô gái trẻ trung, xinh đẹp. 0,5 - Vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn: 1,5 + Có lí tưởng sống cao đẹp, trong nhiệm vụ luôn quả cảm, bất chấp mọi hiểm nguy, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. [Dẫn chứng: trong hoàn cảnh sống, thực hiện nhiệm vụ, các tình huống, đặc biệt là trong những lần phá bom ] + Có tình đồng chí, đồng đội nồng ấm. [Dẫn chứng: quan tâm, chia sẻ, yêu thương đối với đồng đội trong cuộc sống và trong các tình huống hiểm nguy khi làm nhiệm vụ ] + Có tâm hồn trong sáng, trẻ trung, yêu đời. [Dẫn chứng: Thích tỏ ra kiêu kì, làm duyên; thích hát, thích ngồi bó gối mơ màng ] * Nêu một số đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Miêu tả tâm 0,5 lý, hành động nhân vật đặc sắc, chân thực, sinh động [Qua đối thoại, độc thoại nội tâm và xây dựng tình huống ] * Đánh giá ý nghĩa của hình tượng nhân vật: Tiêu biểu cho vẻ đẹp 0,5 của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ. d. Sáng tạo: Có quan điểm, suy nghĩ, phát hiện độc đáo, mới mẻ 0,5 hợp lí, thuyết phục; có cách trình bày, diễn đạt ấn tượng. HẾT Trang 2/2