Kiểm tra cuối học kì 1 Địa lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có hướng dẫn chấm)

docx 6 trang Hàn Vy 02/03/2023 4481
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì 1 Địa lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_dia_li_lop_9_nam_hoc_2021_2022_so_gdd.docx

Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì 1 Địa lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: ĐỊA LÍ - Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ A (Đề gồm có 02 trang) A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy làm bài (Ví dụ: Nếu câu 1 chọn ý đúng nhất là ý A thì ghi ở giấy làm bài là 1- A, ). Câu 1: Dân tộc nào có số dân đông nhất ở nước ta? A. Tày. B. Thái. C. Kinh. D. Nùng. Câu 2: Vùng có mật độ dân số thấp nhất ở nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 3: Năm 2019, tổng số dân của nước ta là 96208984 người, trong đó dân số nam là 47881061 người. Vậy, tỉ lệ dân số nam trong dân số cả nước năm 2019 là A. 45,8%. B. 49,8%. C. 53,8%. D. 54,8%. Câu 4: Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong A. hoạt động tài chính, ngân hàng. B. sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. C. hoạt động thương mại, vận tải, du lịch. D. sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp. Câu 5: Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là A. đất mặn và đất phèn. B. đất phù sa và đất mặn. C. đất feralit và đất phù sa. D. đất cát biển và đất phèn. Câu 6: Ở nước ta, rừng cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến thuộc loại rừng nào sau đây? A. Rừng sản xuất. B. Rừng đặc dụng. C. Rừng phòng hộ. D. Rừng nguyên sinh. Câu 7: Trong cơ cấu ngành dịch vụ, các hoạt động tài chính, tín dụng thuộc nhóm dịch vụ A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. công cộng. D. cộng đồng. Câu 8: Hoạt động nội thương của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 9: Nước ta có tài nguyên khoáng sản: đá vôi, sét, cao lanh là cơ sở để phát triển công nghiệp A. hóa chất, phân bón. B. điện tử, tin học. C. chế biến lâm sản. D. vật liệu xây dựng. Câu 10: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta phát triển mạnh chủ yếu dựa trên ưu thế về A. trình độ khoa học kĩ thuật cao. B. máy móc, thiết bị hiện đại. C. nguồn nguyên liệu phong phú. D. nguồn lao động dồi dào, rẻ. Câu 11: Cây công nghiệp lâu năm gần đây được phát triển mạnh ở nước ta chủ yếu do A. có giá trị xuất khẩu cao. B. tạo việc làm cho người lao động. C. điều kiện tự nhiên thuận lợi. D. người dân có kinh nghiệm sản xuất. Câu 12: Vật nuôi nào sau đây của Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn nhất nước ta? A. Bò. B. Trâu. C. Lợn. D. Gia cầm. Câu 13: Tài nguyên quý giá nhất đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng là
  2. A. đất phù sa màu mỡ. B. khí hậu mùa đông lạnh. C. nguồn sinh vật phong phú. D. nguồn nước ngầm dồi dào. Câu 14: Vùng gò đồi phía tây của Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để A. nuôi trồng thủy sản. B. trồng cây lương thực. C. chăn nuôi lợn, gia cầm. D. chăn nuôi trâu, bò đàn. Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây giúp du lịch trở thành thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ? A. Nhu cầu du lịch tăng cao. B. Xây dựng nhiều khách sạn. C. Giao thông vận tải phát triển. D. Tài nguyên du lịch phong phú. B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy: a. Nêu đặc điểm đô thị hóa ở nước ta. b. Chứng minh: Vùng Đồng bằng sông Hồng có tài nguyên du lịch tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch. Câu 2: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta năm 1989 và năm 2019 (Đơn vị: %) Năm 1989 2019 Nông - lâm - ngư nghiệp 71,5 35,9 Công nghiệp - xây dựng 11,2 29,4 Dịch vụ 17,3 34,7 Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta. HẾT Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam để làm bài. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: ĐỊA LÍ - Lớp 9 MÃ ĐỀ: A (Hướng dẫn chấm này gồm 01 trang) A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng: 0,33 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án đúng C C B D C A A C Câu 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án đúng D C A B A D D B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm 1 a Nêu đặc điểm đô thị hóa ở nước ta. 1,5 (3,0đ) - Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao. 0,25 - Số dân đô thị và tỉ lệ dân đô thị tăng. 0,25 - Quy mô các đô thị được mở rộng. 0,25 - Lối sống thành thị lan tỏa 0,25
  3. - Trình độ đô thị hóa thấp. 0,25 - Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. 0,25 b Chứng minh: Vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều tài nguyên du lịch tự 1,5 nhiên thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch. - Có các bãi tắm: Đồ Sơn, Cát Bà. 0,5 - Có các vườn quốc gia: Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Xuân Thủy, Cát Bà. 0,5 - Có các hang động du lịch: Tam Cốc - Bích Động, Tràng An (Ninh Bình), 0,5 Hương Tích, (HS cần nêu được tên 2 trong số các vườn quốc gia, các hang động du lịch của vùng) 2 Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi 2,0 (2,0đ) cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta. - Về cơ cấu lao động: chiếm tỉ trọng cao nhất là nông - lâm - ngư nghiệp, tiếp 0,5 đến là dịch vụ, thấp nhất là ngành công nghiệp - xây dựng. - Về sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành: + Tỉ trọng lao động các ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm mạnh (giảm 0,5 35,6%). + Tỉ trọng lao động các ngành công nghiệp - xây dựng tăng (tăng 18,2%). 0,5 + Tỉ trọng lao động các ngành dịch vụ tăng (tăng 17,4%). 0,5 * Học sinh có thể diễn đạt theo các cách khác nhau nhưng có ý đúng thì chấm theo điểm tối đa của mỗi ý. HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: ĐỊA LÍ - Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ B (Đề gồm có 02 trang) A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy làm bài (Ví dụ: Nếu câu 1 chọn ý đúng nhất là ý A thì ghi ở giấy làm bài là 1- A, ). Câu 1: Vùng nào sau đây ở nước ta có nhiều dân tộc ít người sinh sống nhất? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 2: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 3: Năm 2019, tổng số dân của nước ta là 96208984 người, trong đó dân số nữ là 48327923 người. Vậy, tỉ lệ dân số nữ trong dân số cả nước năm 2019 là A. 45,2%. B. 47,2%. C. 50,2%. D. 55,2%. Câu 4: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về A. lực lượng lao động bổ sung. B. thể lực, trình độ chuyên môn. C. kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. D. khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Câu 5: Loại đất nào sau đây tập trung chủ yếu ở khu vực trung du, miền núi nước ta? A. Đất cát. B. Đất mặn. C. Đất phèn. D. Đất feralit.
  4. Câu 6: Ở nước ta, rừng đầu nguồn các con sông thuộc loại rừng nào sau đây? A. Rừng sản xuất. B. Rừng đặc dụng. C. Rừng phòng hộ. D. Rừng nguyên sinh. Câu 7: Trong cơ cấu ngành dịch vụ, các hoạt động khách sạn, nhà hàng thuộc nhóm dịch vụ A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. công cộng. D. cộng đồng. Câu 8: Hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất của nước ta hiện nay là A. xuất khẩu lao động. B. thu hút đầu tư. C. du lịch quốc tế. D. ngoại thương. Câu 9: Nước ta có tài nguyên khoáng sản: than, dầu, khí là cơ sở để phát triển công nghiệp A. vật liệu xây dựng. B. điện tử, tin học. C. chế biến lâm sản. D. năng lượng, hóa chất. Câu 10: Công nghiệp dệt may nước ta phát triển mạnh chủ yếu dựa trên ưu thế về A. trình độ khoa học kĩ thuật cao. B. máy móc, thiết bị hiện đại. C. nguồn lao động dồi dào, rẻ. D. nguồn nguyên liệu phong phú. Câu 11: Yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự phát triển ổn định các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm của nước ta là A. thị trường tiêu thụ ổn định. B. cải tiến kĩ thuật canh tác. C. chú trọng công nghiệp chế biến. D. trồng giống mới có năng suất cao. Câu 12: Loại cây công nghiệp nào sau đây được trồng nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Chè. B. Dừa. C. Cao su. D. Cà phê. Câu 13: Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất nước là do A. thị trường tiêu thụ lớn. B. số dân đông nhất nước. C. trình độ thâm canh cao. D. nguồn lao động dồi dào. Câu 14: Các loại cây trồng thích hợp với vùng đất cát pha duyên hải của Bắc Trung Bộ là A. dừa, điều. B. lạc, vừng. C. chè, hồ tiêu. D. cao su, cà phê. Câu 15: Đặc điểm nào sau đây là trở ngại lớn nhất về tự nhiên đối với hoạt động sản xuất và đời sống của cư dân Bắc Trung Bộ? A. Sông ngòi ngắn, dốc. B. Thiên tai thường xảy ra. C. Các đồng bằng nhỏ, hẹp. D. Đất cát pha ít dinh dưỡng. B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy: a. Nêu đặc điểm đô thị hóa ở nước ta. b. Chứng minh: Vùng Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch. Câu 2: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta năm 1989 và năm 2019 (Đơn vị: %) Năm 1989 2019 Nông - lâm - ngư nghiệp 71,5 35,9 Công nghiệp - xây dựng 11,2 29,4 Dịch vụ 17,3 34,7 Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.
  5. HẾT Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam để làm bài. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: ĐỊA LÍ - Lớp 9 MÃ ĐỀ: B (Hướng dẫn chấm này gồm 01 trang) A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng: 0,33 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án đúng A A C B D C B D Câu 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án đúng D C A A C B B B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm 1 a Nêu đặc điểm đô thị hóa ở nước ta. 1,5 (3,0đ) - Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao. 0,25 - Số dân đô thị và tỉ lệ dân đô thị tăng. 0,25 - Quy mô các đô thị được mở rộng. 0,25 - Lối sống thành thị lan tỏa 0,25 - Trình độ đô thị hóa thấp. 0,25 - Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. 0,25 b Chứng minh: Vùng Bắc Trung Bộ có nhiều tài nguyên du lịch tự 1,5 nhiên thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch. - Có các bãi tắm: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô, 0,5 - Có các vườn quốc gia: Bạch Mã, Phong Nha - Kẻ Bàng, Vũ Quang, 0,5 Pù Mát, Bến En. - Có các hang động du lịch (Di sản thiên nhiên thế giới): Phong Nha - 0,5 Kẻ Bàng. (HS cần nêu được tên 2 trong số các bãi tắm, các vườn quốc gia của vùng) 2 Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay 2,0 (2,0đ) đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta. - Về cơ cấu lao động: chiếm tỉ trọng cao nhất là nông - lâm - ngư nghiệp, 0,5 tiếp đến là dịch vụ, thấp nhất là ngành công nghiệp - xây dựng. - Về sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành: + Tỉ trọng lao động các ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm mạnh 0,5 (giảm 35,6%). + Tỉ trọng lao động các ngành công nghiệp - xây dựng tăng (tăng 0,5 18,2%). + Tỉ trọng lao động các ngành dịch vụ tăng (tăng 17,4%). 0,5
  6. * Học sinh có thể diễn đạt theo các cách khác nhau nhưng có ý đúng thì chấm theo điểm tối đa của mỗi ý. HẾT